K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC: NHÀ KHÔNG CÓ BỐ (Nguyễn Thị Mai)Nhà không có bố buồn saoCái đinh cũng thiếu, con dao thì cùnBơm xe chẳng hiểu cái junRát tay bật lửa, đá cùn, xăng khôKhông có bố, không thì giờBữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâmNgày đông gió bấc mưa dầmĐậy che mái dột, âm thầm mẹ conChẳng vui tiếng điếu rít giònBia không mua uống, em còn bán chaiNước đun sôi để nguội hoàiNhà không có bố,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC:

NHÀ KHÔNG CÓ BỐ (Nguyễn Thị Mai)

Nhà không có bố buồn sao
Cái đinh cũng thiếu, con dao thì cùn
Bơm xe chẳng hiểu cái jun
Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô
Không có bố, không thì giờ
Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm
Ngày đông gió bấc mưa dầm
Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con
Chẳng vui tiếng điếu rít giòn
Bia không mua uống, em còn bán chai
Nước đun sôi để nguội hoài
Nhà không có bố, biết ai pha trà
Cho dù bãi mật phù sa
Mà không bên lở chẳng là dòng sông.

 

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Những căn cứ gì giúp em xác định điều đó?

Câu 2: Dòng thơ nào nêu cảm xúc chung của người viết trong toàn bài thơ?  

Câu 3: Em hiểu nội dung dòng thơ “Không có bố, không thì giờ” như thế nào?

Câu 4: Tìm từ láy trong dòng thơ sau “Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con”? Từ láy trên đã góp phần diễn tả điều gì?

Câu 5: Qua bài thơ, em hãy nêu khái quát những đặc điểm của một gia đình khi “nhà không có bố”?

Câu 6: Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc điều gì?

Câu 7: Từ bài thơ, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về vai trò của người bố hoặc vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi người.

 

II. VIẾT: Kể một trải nghiệm sâu sắc về ông (bà) của em.

 Giúp mik vói

nhanh nha

4
22 tháng 12 2021

Không biết

23 tháng 12 2021

không biết cũng không sao

Vì mik tự làm được rồi :)

  B. BÀI TẬP THAM KHẢOI. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN1. Bài tập 1:BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ                                                                                     (NGUYỄN HIẾN LÊ)Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém...
Đọc tiếp

 

 

B. BÀI TẬP THAM KHẢO

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Bài tập 1:

BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ

                                                                                     (NGUYỄN HIẾN LÊ)

Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí(1) có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây(2) cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.

 

Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài haichục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.

Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.

(Trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

(1) Thầy kí: viên chức cấp thấp làm công việc giấy tờ, sổ sách ở các công sở, hãng buôn, nhà máy,…

(2) Dạy vần Tây: dạy vỡ lòng tiếng Pháp.

II. Tự luận

1. Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào? vì sao con biết?

2. Trong đoạn trích, tác giả kể những kỉ niệm gì? Kỉ niệm nào là ấn tượng nhất với người viết?

3. Ấn tượng nào sâu đậm nhất đối với em khi đọc đoạn trích trên?

4. Điều tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc là gì? Câu văn, đoạn văn nào thể hiện rõ điều tác giả muốn nhắn gửi?

5. Từ đoạn trích, em hãy viết đoạn văn (3 – 4 dòng) về vai trò của người cha hoặc vai trò của gia đình đối với việc học tập của mỗicon người.

 Cảm ơn ạ!!

0
 B. BÀI TẬP THAM KHẢOI. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN1. Bài tập 1:BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ                                                                                     (NGUYỄN HIẾN LÊ)Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém...
Đọc tiếp

 

B. BÀI TẬP THAM KHẢO

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Bài tập 1:

BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ

                                                                                     (NGUYỄN HIẾN LÊ)

Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí(1) có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây(2) cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.

 

Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài haichục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.

Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.

(Trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

(1) Thầy kí: viên chức cấp thấp làm công việc giấy tờ, sổ sách ở các công sở, hãng buôn, nhà máy,…

(2) Dạy vần Tây: dạy vỡ lòng tiếng Pháp.

II. Tự luận

1. Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào? vì sao con biết?

2. Trong đoạn trích, tác giả kể những kỉ niệm gì? Kỉ niệm nào là ấn tượng nhất với người viết?

3. Ấn tượng nào sâu đậm nhất đối với em khi đọc đoạn trích trên?

4. Điều tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc là gì? Câu văn, đoạn văn nào thể hiện rõ điều tác giả muốn nhắn gửi?

5. Từ đoạn trích, em hãy viết đoạn văn (3 – 4 dòng) về vai trò của người cha hoặc vai trò của gia đình đối với việc học tập của mỗicon người.

 Mình cần gấp ạ!!CẢm ơn mn!!!

0
22 tháng 12 2021

Đã lâu lắm rồi em chưa đc về quê. Ôi sao mà nhớ da diết những chuỗi ngày vui vẻ bên gia đình, nhớ những bữa cơm bên gian bếp nhỏ, những người bn thân quen, những vòng tay ấm áp của gia đình. Nhớ lắm nhưng em ko về đc bởi dịch Covid-19 đang hoành hành trên đất nước ta!

Đợt dịch đầu tiên bắt đầu từ tết nguyên đán năm 2020. Cứ nghĩ thời gian trôi qua rồi những con virut sẽ dần tan biến theo thời gian. Nhưng ko, em đã lầm những con virut này lây lan rất nhanh và tốc độ sinh trưởng cũng rất cao khiến cho hàng trăm triệu người thiệt mạng. Giờ đây những con virut Corona ko chỉ như trước mà chúng đã có khả năng sinh trưởng cũng như độ nguy hiểm gấp trăm lần trước, nó có tên gọi là SARS-CoV-2. Những bác sĩ hết lòng vì dân vì nước, luôn sẵn sàng đứng ra đứng ra đấu tranh chống lại những con virut chết người. Mong sao mọi người luôn đoàn kết, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Em xin chúc các cô chú chiến sĩ, những người làm bác sĩ thật nhiều sức khỏe mong sao cô chú luôn bình an giúp đỡ mn trong đợt dich này!

Giúp em vớiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii cần gấp lắm luôn ạ;-;Thế gian hiếm bạn nhiều bèTìm người tri ki sao nghe xa vờiBạn thân rất hiếm trên đờiMuốn tìm người bạn chơi vơi tháng ngày.Bạn thân thông cảm đẳng cayChia bùi sẻ ngọt tương lai đường dàiKhông cần đen trắng giống aiChỉ cần thông cảm bởi hai tình ngườiBạn thân không hỏi tại sao?Bạn thân trao hết ngọt ngào yêu thươngBạn thân tư...
Đọc tiếp

Giúp em vớiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii cần gấp lắm luôn ạ;-;

Thế gian hiếm bạn nhiều bè
Tìm người tri ki sao nghe xa vời
Bạn thân rất hiếm trên đời
Muốn tìm người bạn chơi vơi tháng ngày.
Bạn thân thông cảm đẳng cay
Chia bùi sẻ ngọt tương lai đường dài
Không cần đen trắng giống ai
Chỉ cần thông cảm bởi hai tình người
Bạn thân không hỏi tại sao?
Bạn thân trao hết ngọt ngào yêu thương
Bạn thân tư tưởng chung đường
Giàu nghèo cũng vậy vẫn thương bạn mình
("Tình bạn", Trần Kim Thoa)

Câu 4: Xác định và nêu lên tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật
được sử dụng trong khổ cuối của bài thơ.
Câu 5:  Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc bức thông
điệp có ý nghĩa gì. ( viết đoạn văn từ 5-7 câu). Trong đó có sử dụng một từ
láy ( gạch chân- chú thích)

1
22 tháng 12 2021

gửi thông điệp về tình bạn cao cả(trừ những thằng bạn hay trọc tức)

phần còn lại chịu vì học lớp 5

NƯỚC TIỂU=))))

22 tháng 12 2021

NƯớc cất nha bn

22 tháng 12 2021

Tôi là một đứa trẻ ham chơi nên đã từng gây ra nhiều lỗi lầm. Câu chuyện xảy ra khi tôi còn học lớp 5, nhưng là một trải nghiệm mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi.

Vì là con trai nên tôi rất mê chơi game. Hôm đó là buổi tối thứ năm. Tôi đang ngồi học bài nhưng lại suy nghĩ về trận đấu lúc chiều. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy không phục vì đã thua Hoàng - cậu bạn cùng lớp mới chơi game chưa được bao lâu nhưng đã đánh thắng mình. Bởi vậy, tôi quyết tâm phải luyện tập thêm để phục thù. Nghĩ vậy, tôi liền thu dọn sách vở rồi xuống nhà. Thấy mẹ đang ở trong bếp, tôi nói với mẹ:

- Mẹ ơi, con có bài tập khó quá không làm được. Con mang sang nhà Tuấn nhờ bạn giải giúp nhé?

Mẹ đồng ý và dặn tôi về sớm vì bố sắp đi làm về. Tôi chỉ vâng dạ cho có rồi nhảy lên xe đạp đi luôn. Nhưng tôi không sang nhà Tuấn mà đến quán điện tử gần trường. Ngồi vào bàn, tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, mải chơi đến quên cả thời gian. Bỗng có một bàn tay đập vào vai tôi:

- Muộn quá rồi, về cho bác còn đóng cửa!

Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Mười một giờ ba mươi phút. Tôi nhanh chóng trả tiền cho bác chủ quán rồi dắt xe ra về. Vừa đạp xe, tôi vừa nghĩ sẽ giải thích cho bố mẹ như thế nào. Chắc chắn bố mẹ sẽ rất tức giận. Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc đang tới gần, một giọng nói nghiêm nghị vang lên:

- Đức, con đã đi đâu mà giờ mới về nhà?

Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:

- Bố… bố… đi tìm con ạ?

- Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Tuấn nhờ bạn giảng bài, nhưng bố sang nhà bạn thì không thấy con ở đó nên đã đi tìm.

- Con… con…

- Thôi, muộn rồi, mau về nhà đi con!

Tôi đi bên cạnh bố mà lòng cảm thấy thật có lỗi. Khi bước vào nhà, tôi thấy mẹ vẫn đang ngồi chờ ở phòng khách. Tôi chỉ biết im lặng chờ đợi những câu mắng của bố. Nhưng không, tôi chỉ nghe thấy mẹ hỏi:

- Đức, con đi đâu mà giờ này mới về? Đã ăn cơm chưa?

Khi nghe mẹ nói vậy, tôi òa khóc. Tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọi chuyện. Bố liền nói với tôi:

- Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè. Đó không phải là điều gì sai trái. Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng. Việc chơi game, bố mẹ không phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập. Bố mong con ý thức được điều đó.

Tôi nhìn bố, ánh mắt nghiêm nghị của bố nhìn tôi. Tôi đã nhận ra sai làm của mình. Tôi liền hứa với bố mẹ sẽ không tái phạm cũng như cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Cũng nhờ có trải nghiệm này, mà tôi nhận ra tình yêu thương lớn lao mà bố mẹ dành cho mình.

và đó là nắm tui học lớp 5

22 tháng 12 2021

Tuổi thơ của mỗi người thường sẽ gắn liền với một nơi nào đó. Chính nơi đó sẽ gắn kết những kỉ niệm, những tình cảm sâu đậm của thuở còn non dại. Đó có thể là gốc khế sau vườn nhà, là bờ sông mát rượi, là bờ đê cuối làng… Còn với em, tuổi thơ chính là gắn liền với những tháng ngày được học tập tại mái trường tiểu học Đoàn Thị Điểm.

Trường của em là một ngôi trường nhỏ, nằm trên ngọn đồi ở cuối làng. Trường đã được xây hơn 20 năm rồi, nên có phần cũ kĩ, nhưng vẫn rất chắc chắn và sạch sẽ. Chính tại ngôi trường đó, bố mẹ em đã gửi gắm tuổi thơ mình. Và nay, lại đến lượt em.

Cả ngôi trường chỉ gồm có 2 dãy nhà được sơn màu vàng ươm như nắng mới. Đó là hai dãy nhà cấp bốn có mái ngói đỏ tươi. Trên mái nhà, là hàng cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Trong mỗi lớp học, đều có những bộ bàn ghế gỗ xếp thẳng hàng. Cùng chiếc bảng đen bóng như than đá. Cuối lớp là chiếc tủ gỗ để đựng sách vở, đồ dùng học tập của cả lớp. Đặc biệt lớp học nào cũng có bốn cái cửa sổ, và hai cửa ra vào. Nhờ vậy, lúc nào phòng học cũng tràn ngập ánh sáng và làn gió mát mang theo mùi hương hoa cỏ.

Ở giữa hai tòa nhà là phần sân được đổ xi măng phẳng lì, được dùng làm nơi chào cờ, tập thể dục giữa giờ và tổ chức các hoạt động tập thể khác của trường. tuy không có mái che nắng, che mưa, nhưng sân lúc nào cũng rợp bóng mát nhờ tán lá xum xuê của những cây bàng, cây phượng. Những cây ấy đều được trồng từ khi trường mới được thành lập, vô cùng vững chãi. Nó đã chứng kiến biết bao thế hệ học sinh đến rồi đi từ ngôi trường này. Bởi vậy, em và các bạn đôi khi trêu đùa mà gọi là ông bàng, bác phượng.

Chỉ còn vài tháng nữa thôi, là em phải xa rời ngôi trường này để đến một ngôi trường khác. Chỉ mới nghĩ đến điều ấy thôi mà lòng em buồn tiếc khó tả. Thế nhưng, chẳng thể thay đổi được điều gì. Vì thế, trong những ngày tháng còn lại, em sẽ cố gắng tạo dựng thêm nhiều kỉ niệm đẹp hơn nữa với ngôi trường. Và em chắc chắn rằng, trong tương lai, em sẽ trở lại thăm trường và góp sức để xây dựng trường ngày càng phát triển hơn.