K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2023

Tham khảo:

Bà ngoại là người rất yêu em. Hàng năm, em thường về Hưng Yên thăm ngoại. Mỗi khi em về, ngoại mừng lắm, ngoại thường xoa đầu và khen em chóng lớn.

Ngoại thường để dành cho em những của ngon vật lạ, ngoại cũng biết em rất thích ăn bưởi. Mặc dù mùa bưởi đã qua, nhưng bao giờ ngoại cũng để lại những trái bưởi to và nặng cho em. Ngoại lấy vôi bôi vào đẩu núm bưởi và để dưới gầm chạn. Ngoại nói làm như vậy mới để được lâu.

Những ngày ở bên ngoại em thích lắm vì được ngoại chiều chuộng, tối đến ngoại còn kể chuyện và đọc thơ cho em nghe. Lời nói ấm áp của ngoại như đưa em trở lại thế giới xa xưa của các câu chuyện cổ tích.

Em rất yêu ngoại, em mong sao ngoại được mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi với con cháu.

23 tháng 11 2023

Đề tài: vai trò quan trọng của tiếng cười trong đời sống tinh thần con người. 

23 tháng 11 2023

3582 nhân 126 

22 tháng 11 2023
Mùa xuân là ý niệm chỉ thời gian như mùa xuân nho nhỏ ở đây đã trở thành lẽ sống đẹp, lý tưởng. Lặng lẽ dâng hiến dâng ước vọng tha thiết, khiêm tốn cả cuộc đời cho đi mà không hề đòi hỏi Lặng lẽ một hành động âm thầm, tự nguyện không ồn ào không cần mọi người biết đến. Đã gọi là cống hiến cho đời thì dù ở tuổi nào đi chăng nữa cũng phải luôn biết cố gắng hết tâm trí để phục vụ và dâng hiến cho quê hương đất nước mến yêu của mình. Già cống hiến tuổi già, trẻ cống hiến sức trả; để không bao giờ thất vọng trước chính bản thân mình. Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời dù là tuổi 20 khi mới tham gia kháng chiến cho đến lúc khi tóc bạc là thời điểm hiện tại vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và bài thơ này là một trong những bài thơ cuối cùng. Một mùa xuân nho nhỏ cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông lúcông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi. Kết thúc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế điệu Nam Ai, Nam Bình mênh mang, tha thiết, là lời ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương đất nước một câu chân tình thắm thiết. Mùa xuân ta xin hát ……….. Nhịp phát tiền rất Huế Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời tâm sự luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giãi bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thể thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau hiểu nhau và giãi bày cho nhau. Bàn luận: Bài thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ, mang âm hưởng dân ca nhẹ nhàng, tha thiết, nhiều hình ảnh đặc sắc, âm điệu, cấu trúc thơ chặt chẽ, giọng điệu đã thể hiện đúng tâm trạng cảm xúc của tác giả. Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ nói đề cập đến một vấn đề lớn và quan trọng nhân sinh vấn đề ý nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân được Thanh Hải thể hiện một cách chân thành, tha thiết bằng giọng nói nhỏ nhẹ như một lời tâm sự người ngắm của mình với cuộc đời. Nhà thơ ước nguyện làm một mùa xuân nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường; là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung và bài thơ cũng có ý nghĩa hơn khi Thanh Hải nói về mùa xuân nho nhỏ nhưng nói được tình cảm lớn những xúc động của chính tác giả và cả chúng ta. Kết bài: Bbài thơ kết thúc khi đã làm lay động trái tim mỗi người, bởi chất họa gợi cảm, chất nhạc vấn vương và ước nguyện tha thiết chân thành của tác giả dường như ước nguyện nhỏ bé khiêm nhường ấy không còn là của riêng
22 tháng 11 2023

1. quýt làm cam chịu

2. lá lành đùm lá rách , lá rách ít đùm lá rách nhiều 

3. núi cao bởi có đất bồi 

núi chê đất thấp , núi ngồi ở đâu?

4. trâu ơi ta bỏ trâu này 

trâu ra ngoài ruộng trâu cày cho ta .

5 . núi cao chi lắm núi ơi,

núi che mặt trời chẳng thấy người thương 

xong r đó nhaaa...

22 tháng 11 2023

 Mà đèn không tắt                                                                                Khăn vắt lên vai                                                                                      Khăn chùi nước mắt                                                                                 Đèn thương nhớ ai                                                                                   Mắt ngủ không yên

22 tháng 11 2023

Luật bằng trắc và niêm bài nhàn là một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ này nói về tinh thần đạo đức và cách sống của con người. Theo bài thơ, luật bằng trắc là luật công bằng, đúng đắn và chính đáng. Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên mọi người nên tuân thủ luật bằng trắc trong cuộc sống để đạt được sự công bằng và hạnh phúc. Bài nhàn là một hình thức thơ tự do, không ràng buộc về hình thức và ngôn ngữ. Nguyễn Bỉnh Khiêm viết bài nhàn để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách tự do và thoải mái. Tổng cộng, bài thơ "Luật bằng trắc và niêm bài nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện tinh  thần đạo đức và cách sống chính đáng, cùng với sự tự do và thoải mái trong việc thể hiện tâm trạng và suy nghĩ.

0
22 tháng 11 2023

Tục ngữ cao dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một phút ta mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần. Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một công việc đồng áng rất quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao cũng không phải mường tượng hay suy ngẫm một hình ảnh vĩ đại, lạ lẫm nào. Cứ thế bài ca dao dắt ta vào một cuộc sống của chính ta: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Cày đồng, công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa phải chịu đựng không có cảnh máy cày bon bon chạy như ngày nay và cày đồng đã là mệt nhọc mà lại cày vào “buổi ban trưa” thì càng mệt gấp trăm lần. Chọn thời điểm ban trưa cày ruộng, tác giả dân gian đã khắc sâu tô đậm công việc mệt nhọc của người nông phu: làm sáng, làm chiều chưa đủ họ còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nôi nóng bức và gây cho con người cảm giác khó chịu. Thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ ăn cơm và nghỉ trưa, sau đó mới tiếp tục làm việc, nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nắng nóng và mệt nhọc khiến những giọt mồ hôi mằn mặn cứ rơi hoài, thấm vào quần áo và “thánh thót” rơi xuống đồng. Mồ hôi rơi “thánh thót”, như thể ở trong giọt nước có sự lao lực hòa tan vào đó. Tác giả dân gian nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Từ tượng thanh đặt ở đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với đồng ruộng. Mà mồ hôi cứ rơi rơi mãi, thánh thót như “mưa ruộng cày” vừa là so sánh mồ hôi với mưa, vừa là biện pháp tu từ thậm xưng nhằm khẳng định, nhấn mạnh sự mệt nhọc vất vả của người nông dân. Những giọt mồ hôi đã rơi xuống ruộng, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngậy ngậy. Thế nhưng cầm bát cơm đó mấy ai nghĩ tới giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc vất vả nhất người lao động đã cất lên tiếng hát gửi gắm lòng mình: Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần. “Ai ơi” câu hát lời nhắn nhủ sâu xa nhất. “Ai” là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu được hột cơm mà lòng đất mẹ đã ban cho. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm đầy trắng ngon và thơm dẻo, nên “dẻothơm” dù chỉ là một hột trong bát cơm đầy nhưng nó là bao nhiêu “đắng cay” vất vả. Một hột cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, “đắng cay” là bao nhiêu để có được “dẻo thơm”, “đắng cay”, “một hột” và “muôn phần” đã làm nổi bật lên hai hình ảnh tương phản rõ rệt: công lao của người nông dân kể xiết là bao để cho ta một hột cơm dẻo thơm, cung cấp cho ta nguồn sống mỗi ngày. Một người nông dân trong tất cả những người nông dân cày đồng ban trưa hay làm một công việc mệt nhọc nào khác không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất: thành quả lao động. Không ca ngợi một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy lòng biết ơn đúng như đạo lí truyền thống của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là ước mơ của người nông dân và tất cả chúng ta, là lời nhắc nhẹ nhàng và êm ái.