K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đoạn văn mẫu 1:

    Đi đường là bài thơ mang nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy bài thơ đang nói về chuyện đi đường - Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Việc đi đường gặp muôn vàn những gian khổ, tuy Bác không nói cụ thể nhưng qua câu thơ: "Đi đường mới biết gian lao" và hình ảnh "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" ta có thể hình dung rõ những trở ngại mà người đi đường phải trải qua. Những trở ngại ấy nếu vượt qua được thì sẽ "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" - Người bộ hành giờ trở thành khách du lịch đang đắm say trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả thực nêu trên, nói về chuyện đi đường mà còn thể hiện những triết lí sâu sắc. Cuộc đời, con đường cách mạng rất nhiều những gian nan thử thách, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm con người sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc.

Đoạn văn mẫu 2:

    Đi đường là một bài thơ hay có nhiều lớp nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng. Bài thơ có ý nghĩa đúc kết về kinh nghiệm, kinh nghiệm đi đường, kinh nghiệm đầu tiên của chặng đường cách mạng. Trong mấy câu thơ đầu, thiên nhiên với những vùng núi non hiểm trở như che lấp con người. Nhưng rồi con người đã chủ động vượt qua thử thách và thở thành nhân vật trung tâm của bức tranh. Đường đời gian khổ, đường cách mạng đầy chông gai, nhưng quyết tâm vượt khó và theo đuổi đến cùng thì rồi cũng có ngày đi tới thành công, giành được chiến thắng.

Đoạn văn mẫu 3:

   Bài thơ "Đi đường" ngắn gọn mà ý thơ mênh mang, gợi cho người đọc nhiều bài học ý nghĩa triết lí sâu sắc. Không đơn giản dừng lại ở việc nói tới chuyện đường đi khó mà hình ảnh núi cao trập trùng còn biểu tượng cho sự khó khăn vất vả trong hành trình cuộc sống và hành trình cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng phải trải qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng khi đã nếm đủ những trái đắng đó thì sẽ gặt hái được thành công, sẽ đem lại thắng lợi rực rỡ. Và đường đời cũng thế. Khi con người đã vượt qua thách thức thì sẽ đem lại kết quả xứng đáng, tạo nên những giá trị cao đẹp, bất tử, thiêng liêng.

Bạn có thể lấy một bài ở đây nhé! Đừng quên k cho mình với nha♥

#hoctot#

2 tháng 4 2021

Đi đường là bài thơ mang nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy bài thơ đang nói về chuyện đi đường - Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Việc đi đường gặp muôn vàn những gian khổ, tuy Bác không nói cụ thể nhưng qua câu thơ: "Đi đường mới biết gian lao" và hình ảnh "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" ta có thể hình dung rõ những trở ngại mà người đi đường phải trải qua. Những trở ngại ấy nếu vượt qua được thì sẽ "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" - Người bộ hành giờ trở thành khách du lịch đang đắm say trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả thực nêu trên, nói về chuyện đi đường mà còn thể hiện những triết lí sâu sắc. Cuộc đời, con đường cách mạng rất nhiều những gian nan thử thách, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm con người sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc

Đằng sau những song sắt của nhà tù thực dân, nơi tưởng chừng có thể giam giữ và cầm tù người chiến sĩ cách mạng, nhưng trong đó ngọn lửa của lòng yêu nước vẫn không ngừng cháy, trí căm hờn vẫn vút lên hòa vào từng câu thơ trong bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. Đặc biệt, với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè xứ Huế sôi nổi, phong phú và khát khao tự do đến cháy bỏng qua sáu dòng thơ:

"Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt dầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"...

Bài thơ được sáng tác trên con đường nhà thơ hoạt động cách mạng và bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ của Huế. Trong bức tranh thiên nhiên tràn đầy hương sắc, ta có thể nhận thấy tác giả gửi gắm nhiều tâm sự trong đó qua nghệ thuật tả cảnh sinh động. Bức tranh thiên nhiên hiện lên rõ nét bằng cách sử dụng nhiều từ ngữ có tính chọn lọc cao như các tính từ chỉ mức độ "chín, ngọt", các tính từ chỉ màu sắc "vàng, đào, xanh", các từ miêu tả không gian "rộng, cao" kết hợp cùng biện pháp tu từ liệt kê giúp người đọc hình dung được bức tranh mùa hè với mùi vị, âm thanh, sắc màu rực rỡ, đa dạng, sinh động. Bên cạnh đó, việc sử dụng thể thơ quen thuộc mang đậm tính dân gian đã giúp nhà thơ bộc lộ tâm trạng, khao khát tự do một cách dễ dàng.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí thi nhân với đầy đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Bức tranh ấy thật rộn ràng khi ta bất chợt nghe:

"Khi con tu hú gọi bầy"

Tiếng "tu hú" là tiếng gọi báo hiệu mùa hè tới khi hoa phượng ngoài kia đang đỏ rực, bằng lăng nở tím cả góc trời báo hiệu cái nắng chói chang của mùa hạ. Tiếng "tu hú" làm thổn thức tâm hồn thi nhân với khao khát tự do đến cháy bỏng. Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ có tiếng chim "tu hú" mà còn có cả những âm thanh râm ran của những chú ve trong vòm lá:

"Vườn râm dậy tiếng ve ngân"

Tất cả được hòa quyện cùng tiếng sáo diều trên bầu trời xanh thẳm:

"Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"

Không chỉ có âm thanh của "tiếng tu hú", "tiếng ve ngân", tiếng "con diều sáo" đang di chuyển trên bầu trời mà bức tranh ấy còn tràn ngập sắc màu tươi vui khi:

"Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"

Những cánh đồng lúa chín vàng trải dài bất tận báo hiệu một mùa bội thu thuận lợi. Trong cơn gió thoảng của mùa hè, nhà thơ ngửi thấy một mùi hương quen thuộc của quê nhà đó là mùi hoa quả chín tác động vào khứu giác làm ta bất chợt nhớ tới "hương ổi" trong bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh:

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se"

để báo hiệu mùa thu đang đến cận kề. Với Tố Hữu cũng vậy, nhà thơ đã nhận ra mùi hoa quả đang chín ngọt dần báo hiệu một mùa hè đang tới với biết bao mong đợi. Không chỉ có màu vàng của lúa chín, bức tranh thiên nhiên ấy còn có màu vàng của những sân ngô, màu xanh hi vọng của bầu trời cao vút:

"Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao".

Với tất cả tin yêu, nhà thơ đã phác họa bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động tràn đầy mới mẻ và tươi vui. Chắc hẳn nhà thơ là một người yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước đến cháy bỏng nên mới có những cảm nhận tuyệt vời đến vậy. "Thơ ca vốn là sự thăng hoa của cảm xúc". Bởi vậy, bức tranh thiên nhiên ấy còn chứa đựng những nỗi lòng của thi nhân. Nhà thơ như muốn phá tan song sắt để bước đến với thiên nhiên, để được cảm nhận và hòa quyện với những tinh hoa đất trời. Phải chăng, tiếng chim "tu hú gọi bầy", "tiếng ve ngân" đã làm cho nhà thơ thổn thức đến vậy?

Bằng ngòi bút tinh tế, nhà thơ đã phác họa thành công bức tranh thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, hương vị và âm thanh. Với nghệ thuật tả cảnh sinh động, từ ngữ giản dị giàu tính tạo hình cùng với phép liệt kê, nhà thơ đã tạo ra những ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Giọng điệu sôi nổi hào hứng như đang rạo rực cùng mùa hè đã khiến chúng ta như bị cuốn hút bởi bức tranh thiên nhiên rực rỡ đó.

http://thuthuat.taimienphi.vn/buc-tranh-thien-nhien-trong-bai-tho-khi-con-tu-hu-cua-nha-tho-to-huu-40193n.aspx 
Qua bức tranh thiên nhiên, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết của nhà thơ. Thổi hồn vào đó là khao khát được tự do đến mãnh liệt. Bài thơ đã giúp chúng ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản. Đó là những rung động mãnh liệt với hơi thở của cuộc sống tự nhiên.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ. - Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. - Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. - Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia - ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau. - Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. - Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.

11 tháng 8 2019

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ. - Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. - Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. - Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia - ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau. - Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. - Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.

12 tháng 8 2019

Yêu cầu về hình thức: đoạn văn diễn dịch

Câu chủ đề: Khổ đầu bài thơ "Khi con tu hú" đã dựng nên bức tranh vào hè tươi đẹp trong tâm tưởng người cách mạng.

Yêu cầu về nội dung: 

- Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận bởi một người tù -> cô đơn, dùng thính giác, trí tưởng tượng để cảm nhận vẻ đẹp bên ngoài. Người tù không hề lẻ loi.

- Bức tranh tràn ngập ánh sáng, nét vẽ chi tiết:

+ Tu hú: loài chim đặc trưng cho mùa hè. Hành động “gọi bầy” chứng tỏ chúng không hề lẻ loi, trái lại với người trong tù rất cô đơn.

+ Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần: đều hướng tới mùa thu hoạch

+ Vườn râm rộn ràng tiếng ve -> âm thanh náo nhiệt.

+ Bắp vàng hạt, sân đầy nắng đào. -> sắc màu rực rỡ, tươi sáng.

+ Màu của trời xanh rộng mở, không gian khoáng đạt.

+ Đỉnh điểm của sự khoáng đạt là đôi con diều sáo lộn nhào tự do trong không trung.

 Tất cả những hình ảnh này đối nghịch với sự cô đơn của người tù.

-Mọi cảnh vật đều ở trạng thái phát triển -> trọn vẹn.

=> Bức tranh ngập tràn âm thanh được cảm nhận bởi một con người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết.

10 tháng 8 2019

A C B H M I 1 2

HÌNH XẤU THÔNG CẢM

a) MI // AC nên \(\widehat{MIA}=\widehat{IAC}=90^o\)

vậy tứ giác ACMI là hình thang vuông

b) CM= CA nên \(\Delta ACM\)cân tại C \(\Rightarrow\widehat{CMA}=\widehat{CAM}\)

Mà \(\widehat{CMA}+\widehat{A_2}=90^o\)\(\widehat{CAM}+\widehat{A_1}=90^o\)

\(\Rightarrow\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\)

Xét 2 tam giác vuông : \(\Delta AMH\)và \(\Delta AMI\)có :

\(AM\)chung ; \(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\)( cmt )

\(\Rightarrow\Delta AMH=\Delta AMI\)( cạnh huyền - góc nhọn )

\(\Rightarrow AI=AH\)

c) AB + AC = ( AI + BI  ) + CM = AH + CM + BI

Mà \(\Delta BIM\)vuông tại I nên BI < BM

\(\Rightarrow AB+AC=AH+CM+BI< AH+CM+BM=AH+BC\)

9 tháng 8 2019

Uầy ai bài văn logic thế bn 

Cái cô đó nói xấu rồi  thì đương nhiên là bà tám mách lẻo 

Nói chung là cô thế nào ý thì con thế đấy

Hai mẹ con rắc nghiệp vào thân :> Thế thoi !

9 tháng 8 2019

Trong nhà chỉ có 2 cô cháu thôi mà

nAl(OH)3=mM=15,678=0,2(mol)

pthh:2Al(OH)3→t0Al2O3+3H2O(1)

Theo pthh(1):nAl2O3=12nAl(OH)3=12⋅0,2=0,1(mol)

nH2O=32nAl(OH)3=32⋅0,2=0,3(mol)

nAl(OH)3=mM=15,678=0,2(mol)nAl(OH)3=mM=15,678=0,2(mol)

pthh:2Al(OH)3→t0Al2O3+3H2O(1)pthh:2Al(OH)3→t0Al2O3+3H2O(1)

Theo pthh(1):nAl2O3=12nAl(OH)3=12⋅0,2=0,1(mol)pthh(1):nAl2O3=12nAl(OH)3=12⋅0,2=0,1(mol)

nH2O=32nAl(OH)3=32⋅0,2=0,3(mol)nH2O=32nAl(OH)3=32⋅0,2=0,3(mol)

⇒mAl2O3=n⋅M=0,1⋅102=10,2(g)VH2O=n⋅24=0,3⋅24=7,2(l)

lộn à mà có khi sai

9 tháng 8 2019

T là một học sinh

9 tháng 8 2019

Câu nghi vấn dùng để hỏi là :
(1) 

Dùng cho mục đích khác :(3) ;(7)

12 tháng 8 2019

* Yêu cầu về hình thức: đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, có 1 câu cảm thán.

* Yêu cầu về nội dung:

- Không gian: rộng lớn với gió nhẹ, thời tiết đẹp, trời trong.

- Thời gian: buổi sáng -> gợi về chuyến đi thuận lợi.

- Những người dân quê: trai tráng, khỏa mạnh, thể hiện qua những hành động rất dứt khoát:

+ Phăng

+ Rướn

+ Thâu

->Miêu tả con thuyền nhưng ẩn sâu, kì thực là hướng ngòi bút tới con người, con người làm chủ công việc vầ làm chủ không gian.

- Nghệ thuật so sánh:

+ Cho thấy bức tranh lao động sinh động.

+ Cảm nhận được sức mạnh kì vĩ của con người, tinh thần làm chủ của con người trước thiên nhiên.

-Nghệ thuật nhân hóa: Thuyền và buồm đã trở thành biểu tượng của làng quê sông nước này “mảnh hồn làng”.