K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2018

có một chử C 

bà 73 tuổi

bạn học lớp 9 hả

20 tháng 3 2018

1 chữ C

Bà 73 tuổi ( bả bay = 73 )

19 tháng 3 2018
- Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta. - Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. - Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. - Vậy gia đình có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? + Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắrí kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp.  + Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,... + Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. - Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người. - Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. - Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. - Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội. 
19 tháng 3 2018

tui ne

dung nha

19 tháng 3 2018

T ko quen thì sao care m được. Hay về với t rồi dần dần tìm hỉu đuy ~ T sẽ care và thw iu m ~ Về làm mều bảo bối của t đuy ~ ^3^~

19 tháng 3 2018

Hình đâu vậy chị

19 tháng 3 2018

Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn !

Chào mừng hội trại 26/3 kỉ niệm XX năm thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đoàn trường XX, sau đây là phần thuyết minh về trại của chi đoàn XX:

Biển đảo Việt Nam chính là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua muôn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất lẫn tinh thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt chính là đất nước, là cuộc sống và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt luôn ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhìn lại chặng đường dài của những trang sử hào hùng ấy, bất chợt em có cảm giác rất lạ: bồi hồi, tiếc thương và vô cùng cảm động. Trên hết đó là lòng kính phục sự quả cảm, anh dũng của các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu để bảo vệ quê hương.

Trại 26/3 của lớp XX được thiết kế với chủ đề: “Thanh niên với chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc”. Cao nhất là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng Tổ Quốc tung bay phấp phới trong gió, luôn nhắc nhở mỗi đoàn viên, thanh niên chúng ta phải đặt Tổ Quốc và quê hương lên trên hết cũng như cần ra sức cố gắng nỗ lực học tập để vươn cao, vươn xa hơn nữa. Song hành cùng lá cờ Tổ Quốc chính là huy hiệu Đoàn, một biểu tượng cho tinh thần thanh niên: xung kính, sáng tạo…

Tiếp theo, bên trong trại là hình ảnh cánh buồm, hình ảnh thu nhỏ của Tổ Quốc (dáng chữ S), ngọn hải đăng… Ngọn hải đăng là vật đưa đường chỉ lối cho những con tàu vượt muôn trùng biển khơi. Mặc dù trong phong ba bão táp thế nhưng nó vẫn hiên ngang, cùng các anh chiến sĩ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc. Tiếp đến là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta cùng hình ảnh mâm ngũ quả. Phía kia là góc sáng tạo trẻ của đoàn viên thanh niên chi đoàn XX. Góc sáng tạo trẻ này chính là những sự sáng tạo đổi mới, thể hiện sức trẻ, lòng nhiệt huyết và say mê của thanh niên chi đoàn trong công cuộc nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo.

Như nhà thơ Trúc Chi đã từng viết:

"Đêm trăm ngàn móng vuốt 
Giá cào mặt sóng phủ đầu 
Không tắt ngôi sao trong mắt 
Đảo vẫn đứng bên nhau" 

Đó chính là một bức tranh biển đêm trong mùa giông bão. Và giữa nơi đầu sóng ngọn gió ấy những người lính đảo vẫn bình thản, điềm nhiên ngay giữa bão giông, sóng gió khơi xa. Bởi lẽ, ở họ luôn hiện hữu một niềm tin rằng: “Tổ quốc nhìn từ biển” và vì biển đảo luôn là một phần máu thịt vô cùng thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu! Từ rất xa xưa, biển - đảo đã là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các hải đảo và quần đảo đã tạo nên một bộ phận thống nhất của lãnh thổ Việt Nam. Nó cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn cũng như sự phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước chính là một nét độc đáo của Việt Nam trong quá khứ. Với dân tộc ta, chiến tranh đã lùi xa thế nhưng những phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ vẫn còn lưu giữ và nối tiếp qua các thế hệ con người Việt,... Trong thời đại hòa bình hôm nay, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với khu vực và thế giới. Biển đảo Việt Nam càng có tầm quan trọng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Là con dân Việt Nam, mang trong mình dòng máu Việt ấm nồng, 2 từ Tổ Quốc trong tim mỗi người vang lên như là một điều thiêng liêng, bất hủ nhất. Biển đảo quê hương vẫn ngày đêm vỗ sóng từ nơi xa, hệt như những giai điệu ca ngợi về một đất nước Việt Nam huyền thoại và ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước của những chiến sĩ hải quân đang ngày đêm miệt mài canh giữ biển trời quê hương. 

Xin mượn âm thanh của gió, của sóng biển, để chúng em có thể gửi tới các chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng, ngọn gió sự đồng cảm, lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng các bạn đã chú ý lắng nghe phần thuyết minh của chi đoàn XX chúng em. 

Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt. 
Chúc hội trại của chúng ta thành công tốt đẹp. 
Em xin chân thành cảm ơn!
bài thuyết minh về trại 26/3 hay nhất

bài thuyết minh về trại 26/3 hay nhất

Bông's Bánh's Béo's

Bông's Bánh's Béo's  2017-10-03 11:50:57

hay

2 9Nlp Trinh 
2017-03-16 12:19:33

Bài thuyết minh về trại 26/3 với chủ đề: biển đảo quê hương

Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn !

Để chào mừng Hội trại kỉ niệm XX năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đoàn trường XX, tập thể Chi đoàn XX chúng em xin mang đến hội trại những thông điệp riêng của mình. Điều đó được thể hiện qua cổng trại này, chúng em muốn gởi gắm vào đó chính là tình yêu với biển đảo, với quê hương.

Trên cao nhất, theo hướng của huy hiệu Đoàn chính là lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió, luôn nhắc nhở chúng em rằng: đã là đoàn viên thanh niên thì phải luôn đặt Tổ quốc, quê hương lên hàng đầu và phải cố gắng học tập để vươn cao và vươn xa hơn nữa…

Với nguyên liệu đơn giản từ tre, trảy chúng em đã tạo nên hình ảnh mái nhà sàn của đồng bào dân tộc H’re anh em. Với mái lợp bằng rơm rạ cùng chiếc mõ gió quay suốt ngày đêm để thể hiện một cuộc sống bình yên và no đủ trên quê hương Ba Tơ. Và chiếm 1 phần không gian tương đối lớn của cổng trại là hình ảnh của 1 con tàu. Đó là những con tàu không số vượt biển năm xưa, và đấy cũng là những con tàu đánh cá hôm nay. Mặc dù chỉ với phương tiện thô sơ cùng với lòng dũng cảm và tình yêu đất nước, tình yêu biển cả vẫn mãi hiên ngang giong buồm hướng về phía biển Đông để bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Khi nói về biển đảo, Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã viết rằng:

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa…”

Những con tàu ấy đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta. Dù cho hôm nay chiến tranh đã lùi xa nhưng những kẻ tham lam vẫn còn nhiều tham vọng, biển Đông chắc chắn vẫn còn dậy sóng vì vậy biển luôn cần sự sẻ chia, sự tiếp sức từ phía đất liền.  

Nơi Trường Sa sương gió, các chiến sĩ ta đang ngày đêm bảo vệ vùng trời Tổ Quốc. Trường Sa còn được biết đến thông qua những bài hát về Trường Sa thân yêu, hát về biển đảo của Tổ quốc, ấn tượng sâu sắc hơn cả là khí phách của người lính đảo vượt lên trên tất cả những thiếu thốn về lương thực cũng như nguồn nước ngọt, vượt qua những cơn lốc xoáy và gió giật mạnh, khi thì rét run người với cái lạnh hay cái nóng rám da của vùng biển đảo. 

Và trong tất cả những khó khăn ấy, điều khó khăn nhất đối với các anh đó chính là phải vượt qua chính bản thân mình. Giữa mênh mông chông chênh của biển khơi, sự bao la vô hạn của không gian luôn khiến con người ta cảm thấy chơi vơi và đơn độc hơn bao giờ hết. Thế nhưng, những người lính ấy đã biến niềm nhớ nhung, niềm yêu thương gia đình trở thành động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bởi các anh đang ngày đêm đem sự bình yên cho Tổ Quốc, cho cả dân tộc và trong đó có cả người thân của chính các anh. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, các anh không chỉ mang đến niềm tự hào, niềm hạnh phúc cho những người thân yêu mà còn cho cả dân tộc.

Chúng em xin mượn âm thanh của sóng biển, xin mượn những âm thanh từ núi rừng Ba Tơ để gửi tới các chiến sĩ hải quân đang nơi đầu sóng ngọn gió, những người đang ngày đêm góp sức dựng xây dựng quê hương Ba Tơ sự đồng cảm, lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết minh của em
Chúc cho hội trại thành công tốt đẹp 
Một lần nữa xin cảm ơn!bài thuyết minh về trại 26/3 hay nhất

bài thuyết minh về trại 26/3 hay nhất

3 11Nlp Trinh 
2017-03-16 12:43:55

Bài thuyết minh về trại 26/3 với chủ đề: Tre Việt Nam

Kính thưa: Ban tổ chức, ban giám khảo Hội trại
Em xin đại diện cho trại lớp XX thuyết minh về ý nghĩa cổng trại như sau:

Kính thưa BGK! Nhìn vào cổng trại của chúng em thì có thể nhận ra hầu như được thiết kế bằng tre. Có thể nói rằng cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị, đầy sức sống, dẻo dai chống chịu mọi thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm.

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức của mỗi người Việt, cây tre chiếm vị trí vô cùng sâu sắc và lâu bền được coi như là biểu tượng của người Việt đất Việt,… Từ ngày bé, em cũng đã được học bài “Cây tre Việt Nam: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình - một hình ảnh quen thuộc, đầy thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ bao đời nay đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt Nam. Tre hiến dâng bóng mát cho đời cũng như sẳn sàng hy sinh tất cả…

Ta cũng có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có nhiều nét tương đồng với sức sống dẻo dai và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy hay rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt Nam. Tre có bộ rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì vậy, tre được ví như con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng: “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước cùng người Việt thì tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam và cũng là cái đẹp Việt Nam.

Tiếp theo, em xin mời ban giám khảo và quý thầy cô cùng vào bên trong để tham quan trại của chúng em! Ngay giữa trại chính là bàn thờ cùng lá cờ Tổ Quốc thiêng liêng! Phía bên dưới là ảnh của Bác Hồ, xung quanh là những đóa hoa tươi thắm mà chúng em muốn dâng lên cho Bác - Người cha già của cả dân tộc Việt Nam! Xung quanh trại là những dãy cờ hoa rực rỡ sắc màu mà chúng em trang trí cho trại của mình. Tuy có phần hơi đơn giản, không quá cầu kì. Thế nhưng nó được làm bằng tất cả tấm lòng cùng những giọt mồ hôi và những đôi tay của các thành viên của lớp XX, nó sẽ mãi mãi tồn tại trong kí ức của từng thành viên của chi đoàn chúng em.

Một lần nữa, em xin thay mặt lớp cảm ơn nhà trường đã tổ chức một ngày sinh hoạt ngoại khóa đầy ý nghĩa về ngày 26/3 dành chúng em. Chúng em xin hứa sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc học tập, để tất cả các thành viên của lớp đều đạt loại khá giỏi cũng như không phụ lòng thầy cô, cha mẹ đã dày công dạy dỗ! Phần thuyết minh của em đến đây là kết thúc. 

Kính chúc BGK cùng quý thầy cô dồi dào sức khỏe! 
Xin chúc hội trại thành công tốt đẹp! 
Xin cảm ơn quý ban giám khảo, quý thầy cô, cùng các bạn đã lắng nghe. 
Em xin hết!bài thuyết minh về trại 26/3 hay nhất

bài thuyết minh về trại 26/3 hay nhất

Bông's Bánh's Béo's

Bông's Bánh's Béo's  2017-10-03 11:52:35

hay

4 7Nlp Trinh 
2017-03-16 13:09:48

Bài thuyết minh về trại 26/3 với chủ đề: Khát vọng

Kính thưa: Ban tổ chức, ban giám khảo Hội trại
Em xin đại diện cho trại lớp XX thuyết minh về ý nghĩa cổng trại như sau:

Nhân kỉ niệm XX năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trường XX phối hợp với Đoàn xã tổ chức Hội trại để ôn lại những chặng đường vẻ vang phát triển của Đoàn. Về với hội trại lần này, chi đội lớp XX xin trình bày một kiểu cổng trại với tên gọi: Khát vọng

Tuổi trẻ chính là tuổi của những ước mơ, hoài bão và khát vọng muốn vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống, cũng chính là khoảng thời gian để cống hiến sức trẻ, trí tuệ, xung kích đi đầu với lý tưởng cao đẹp “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.  

Và cũng chính những khát vọng đã giúp tuổi trẻ bay cao, bay xa để vươn tới những chân trời mới, góp phần xây dựng đất nước như Bác Hồ kính yêu đã mong ước. Cổng trại của chúng em dùng nguyên vật liệu rất giản đơn nhưng vô cùng gần gũi với mọi người dân Việt Nam đó chính là tre, nứa. Tre nứa là thứ dễ kiếm, dể làm đồng thời giá thành cũng lại rẻ mà có ý nghĩa vô cùng. Từ ngàn đời nay, tre nứa được xem là một hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam, ngay thẳng, dẻo dai và thuỷ chung. Nó gắn liền với cuộc sống thường ngày: “Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre xung phong vào xe tăng, đại bác của quân thù”. 

Phía trên cổng trại, ở vị trí cao nhất chính là lá cờ Tổ quốc tung bay phấp phới, như muốn nhắc nhở mọi người rằng hãy yêu quí mảnh đất thiêng liêng mà nhiều thế hệ đã dựng xây. Còn phía bên phải cổng trại là Huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với cánh tay nắm chắc lá cờ hệt như muốn thể hiện về một chân lí sáng ngời: Đoàn thanh niên là đội hậu bị tin tưởng và cũng là cánh tay phải của Đảng, mỗi khi đất nước cần thì thanh niên có, mỗi khi đất nước khó khăn thì thanh niên luôn sẵn sàng. Phía bên trái chính là huy hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh, hình tượng măng non mọc thẳng chính là biểu hiện của sự mạnh mẽ, trẻ trung tiếp bước cha anh để tiếp quản đất nước trong tương lai.  

Tóm lại,  với cổng trại trên, chi đội chúng em mong muốn gửi đến các bạn học sinh một thông điệp rằng: Khát vọng là một yếu tố cần thiết của mỗi con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh như chúng mình. Chúng ta phải sống có khát vọng trong học tập cũng như trong rèn luyện để mai sau trở thành những đứa con ngoan, những người trò giỏi có ích cho đời. 

Cuối cùng, em xin thay mặt cho chi đội gửi tới các thầy, cô, ban giám khảo cùng các bạn trong Hội trại một lời chúc sức khoẻ và thành đạt trong cuộc sống. 

Chúc Hội trại của chúng ta thành công tốt đẹp.


bài thuyết minh về trại 26/3 hay nhất

bài thuyết minh về trại 26/3 hay nhất

5 6Nlp Trinh 
2017-03-16 13:26:03

Bài thuyết minh về trại 26/3 với chủ đề: Ra khơi

Kính thưa quý vị đại biểu! 
Thưa quý thầy cô cùng các bạn học sinh thân mến!
Em là XX xin thay mặt tập thể lớp XX trình bày bài thuyết minh về cổng trại với chủ đề: "Ra khơi''. Em xin được phép bắt đầu.

Như quý thầy cô đã thấy, tổng thể cổng trại của chúng em có hình chiếc thuyền, con thuyền mang tên “Chi đoàn XX”. Con thuyền này là thứ chở những niềm tin, ước mơ, hy vọng của chúng em vươn xa đến những chân trời mới. 

Tiếp theo, em xin mời mọi người cùng hướng mắt lên phía trên, là nơi có hình tượng hai bàn tay chụm vào nhau. Thưa quý thầy cô cùng các bạn! nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết rằng:

"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Vâng! Bàn tay chính là kết tinh sức mạnh của con người, là thứ công cụ tốt nhất để con người có thể tạo ra những thứ mình muốn. Đối với chúng em – thế hệ tương lai của đất nước, bàn tay ấy còn chứa đựng tất cả sức lực, tinh thần cũng như lòng nhiệt huyết để chúng em có thể vững bước, tự tin xây dựng đất nước. Dù cho biết rằng con đường ấy còn lắm gian nan, trắc trở thế nhưng chúng em luôn tin rằng dưới ánh sáng soi đường của Đảng và sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của Đoàn TNCS HCM, thì không gì là không thể. 

Trải qua những chặng đường đầy thử thách. Ngày hôm nay, bàn tay này sẽ mang theo những thành tích, những hoa thơm trái ngọt để dâng lên Bác Hồ kính yêu, cùng với đó là những lời hứa sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân, trở thành người vừa "hồng" vừa "chuyên": “Hồng” là đạo đức, tư tưởng và “chuyên” là chuyên môn, tri thức, nghiệp vụ.

Tuy nhiên, để thực hiện được những điều lớn lao ấy, việc đầu tiên mà chúng em cần làm ngay lúc này đó chính là phải ra sức học tập, trau dồi kiến thức cũng như nhân cách, đạo đức của mình. Dưới mái trường này, trong khoảng thời gian qua đã có biết bao lớp người học tập, lớn lên và trưởng thành, cũng như đã đào tạo biết bao công dân có ích cho đất nước, và chúng em luôn cảm thấy tự hào khi mình là một trong những thế hệ đó. 

Nhân dịp kỉ niệm XX năm ngày thành lập Đoàn, tuổi trẻ chúng em quyết tâm thi đua lập thành tích, phát huy hơn nữa những thế mạnh của bản thân mình. Bên cạnh đó, chúng em cũng hy vọng năm học này sẽ đạt được nhiều điểm 10, nhiều thành tích để dâng tặng thầy cô, khiến thầy cô vui lòng. 

Con thuyền "" Chi đội XX"" ra khơi chở theo tuổi trẻ, lòng nhiệt huyết và chở cả những hoài bão, hy vọng dưới nền tảng vững chắc, tự hào bởi những thế hệ đã đi qua, sẽ từng bước vươn ra đại dương, đương đầu với mọi con sóng dữ và một ngày không xa nó sẽ quay về chất đầy những thành quả tươi đẹp.

Bài thuyết minh của em đến đây là kết thúc. Cuối cùng, em xin thay mặt cho chi đội gửi tới các thầy, cô, ban giám khảo cùng các bạn trong Hội trại một lời chúc sức khoẻ và thành đạt trong cuộc sống. Chúc Hội trại của chúng ta thành công tốt đẹp.

bài thuyết minh về trại 26/3 hay nhất

 nhìn đây mà học hỏi nè, đọc rồi nhận xét đi rồi .........Văn biểu cảm về mẹ do HA HONG ANH tự viết:"Những ngôi sao thức ngoài kiaChẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.Đêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngọn gió của con suốt đời" Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho...
Đọc tiếp

 nhìn đây mà học hỏi nè, đọc rồi nhận xét đi rồi .........

Văn biểu cảm về mẹ do HA HONG ANH tự viết:

"Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

 

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
"Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người".

 

0
18 tháng 3 2018

Mik nghĩ là phải, chúc học tốt

18 tháng 3 2018

Đương nhiên là ko r vì đây ko nêu lên VĐNL

Đây là biểu cảm

18 tháng 3 2018

Tùy vào lý do mà mk làm cô bé ấy khóc để tìm cách giải quyết .

18 tháng 3 2018

Chạy thật nhanh

18 tháng 3 2018

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16 trong tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn.

Nhân vật Trương Sinh được nhắc đến trong truyện như một nhân vật chức năng, có vai trò làm nổi bậc tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương.

Mở đầu câu chuyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi. Trương Sinh chỉ còn có mẹ già. Điều kiện vốn sung túc nhưng Trương Sinh là người lười biếng học tập, không có khát vọng công danh, sớm đã không màn đến việc đèn sách. Tính cách hay đa nghi, cộng với sự kiêu căng, thất học khiến cho trương Sinh thường có những hành động hồ đồ, thiếu khôn ngoan.

Vì yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng đối với vợ, trương Sinh lại hay phòng ngừa quá mức. Dù Vũ Nương đã hết sức giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa bao giờ thất hòa nhưng lại luôn thấy tù túng trong một gia đình thiếu lòng tin tưởng. Có ngờ đâu, chính sự đã nghi của Trương Sinh lại gây ra mối tai họa lớn.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì giặc Chiêm phá rối biên cương, triều đình hoang mang tìm người trợ giúp. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên phải đầu quân ra trận. Tuy đã có Vũ Nương ở nhà thay chàng chăm lo mẹ già nhưng chàng vẫn canh cánh trong lòng một nỗi hoài nghi lớn

Chính vì thiếu lòng tin tưởng vợ cho nên khi giặc giữ bị phá, chàng trở về, nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng. Trương Sinh đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương thậm tệ khiến nàng vô cùng đau đớn. Những lời thô bỉ, tệ hại trên đời chàng đều trút lên đầu vợ cho thỏa con giận bấy lâu, không cần quan tâm đến sự giãi bày, biện minh của vợ.

Trương Sinh còn là một con người hết sức cố chấp, bảo thủ. Nếu đã tin tưởng điều gì thì chàng khó lòng mà thay đổi. Khi Vũ Nương van nài muốn hiểu rõ nguồn cơn sự việc, chàng đã không nói. Bởi Trương Sinh tin tưởng chắc chắc vào điều mình nghĩ là sự thật và sợ nói ra Vũ Nương sẽ tìm lời mà thoái thác, phủ lấp sự việc.

Bao năm chàng ra trận, sự việc diễn tiến đã đủ sâu sắc, nó lại nằm ngoài sự kiểm soát của chàng cho nên Trương Sinh quyết không nói ra sự tình. Hành động ích kỉ, đê tiện ấy đã đẩy Vũ Nương đến sự tuyệt vọng khiến nàng trầm mình trên bến sông Hoàng Giang, chấm dứt nỗi ô nhục trong nỗi dày vò ghê gớm.

Trương Sinh lại là một người vô tình bạc nghĩa. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Sau đó cũng không cất công tìm thêm nữa mặc thân xác nàng nổi trôi phương trời, linh hồn làm ma làm quỷ chốn nhân gian, đời đời kiếp kiếp không được siêu thoát. Dẫu Vũ Nương có bội tình thì đó cũng là vợ nàng, người có công phụng dưỡng mẹ già lúc chàng đi lính. Thế nhưng, Trương Sinh đã không mảy may tưởng đến. Chàng ân đoạn nghĩa tuyệt với nàng, xem nàng là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.

Cho đến một hôm khi ôm con trong nỗi cô đơn quạnh quẽ, cũng từ câu nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh hiểu ra mối oan tình của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi, Trương Sinh cũng lẳng lặng quên đi, không hề có chút hối hận nào. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm điều đó, bắt vợ phải phục vụ ý nghĩ của mình, kể cả những ý nghĩ ngu xuẩn nhất. Chàng cho mình có quyền sỉ nhục, lăng mạ hay định đoạt sinh mệnh của người khác.

Đó là tính cách của một con người gia trưởng, ích kỉ, hèn hạ và vô tình, vô nghĩa. Khi chàng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về nhưng nàng không trở lại với trần thế nữa bởi vì Trương Sinh vì thiết tha sám hối mà lập đàn giải oan cho nàng nhưng lòng chàng vẫn chưa giải trừ được oan nghiệp, tính hồ nghi vẫn còn, lòng hẹp hoài, ích kỉ vẫn lớn, dẫu có trở về trước sau gì nàng cũng sẽ vướng vào một oan nghiệp khác mà thôi.

Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Trương Sinh. Chỉ bằng vài dòng khắc học ngắn gọn nhưng nhân vật trương Sinh đã trở nên nổi bậc, làm nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc đời và số phận Vũ Nương. Bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Tính cách cố chấp, bảo thủ của trương Sinh phản ánh chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ đã gây nên biết bao tấn bi kịch thương tâm trong lịch sử phong kiến nước ta.

18 tháng 3 2018

. Xuân Diệu sinh vào mùa xuân năm Bính Thìn (2.2.1916) tại Vạn Gò Bồi, làng Tùng Gián, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ông là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới với một tài năng đa dạng và độc đáo.

   Trước Cách mạng tháng Tám, ông là nhà thơ được xem là "mới nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh), là “người mang đến cho Thơ mới nhiều cái mới nhất” (Vũ Ngọc Phan), ở thời kì này ông viết cả thơ lẫn văn xuôi. Trong đó đáng chú ý là: Thơ Tha (1938), Gửi hương cho gió (1945), Phấn thông ràng (1939), Trường ca (1945). Thơ ông giai đoạn này mang đến một cách nhìn mới, một bút pháp mới, một cảm xúc mới và bao trùm là một thứ thơ mới thực sự mới. Những cách tân của Xuân Diệu và phong trào Thơ mới đã góp phần đổi mới thơ ca Việt Nam, thực sự đưa thơ ca Việt Nam chuyển sang phạm trù hiện đại. Xuân Diệu cũng là nhà thơ tình yêu với những cung bậc nồng nàn và tha thiết..

2. Sau Cách mạng tháng Tám, năng lực sáng tạo của Xuân Diệu không chỉ thể hiện ở thơ ca mà còn được bộc lộ ở nhiều thể loại văn học khác như bút kí, tiểu luận phê bình... ở thời kì này ông có nhiều tập thơ tiêu biểu như Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982)... Cũng như thơ ca ta trong giai đoạn này, thơ Xuân Diệu ca ngợi nhân dân đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ. Ông viết nhiều về xây dựng chú nghĩa xã hội, về đấu tranh thống nhất nước nhà v.v... Nếu ngày xưa thơ ông bộc lộ lòng ham sống một cách thiết tha, một tình yêu rạo rực, thì ở giai đoạn này thơ ông vẫn là “sự sống chẳng bao giờ chán nản” của một hồn thơ gắn bó với nhân dân, đất nước.

   Xuân Diệu cũng là người để lại nhiều công trình nghiên cứu và phê bình văn học có giá trị. Ông viết về hầu hết các nhà thơ cổ điển Việt Nam với những tiểu luận văn học đặc sắc. Ông viết về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân  Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương, Tản Đà, Trần Tuấn Khải... Viết về ai ông cũng có cái nhìn mới, khám phá ra nhiều cái hay mà người trước chưa đề cập đến. Ông cũng viết nhiều về công việc làm thơ, về thơ của các nhà thơ trẻ, về  những hiểu biết của ông về ca dao, dân ca.

   Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Xuân Diệu là cuộc đời và sự nghiệp của một tâm hồn khao khát sống, khao khát giao cảm với con người và cuộc đời. Hay như chính ông viết: “Thơ tôi đó, gió lùa đem tỏa khắp - Và lòng tôi mời mọc bạn chia nhau’’.  Khát khao sống, khát khao giao cảm, thơ văn ông trở thành "sự sống chẳng bao giờ chán nản”. Ông mất rồi mà “đời” văn ông vẫn sống, vẫn dài thêm năm tháng những gì ông viết, những gì ông để lại vẫn tiếp tục “chuyền lửa” giữa cuộc đời.

em lp7 nha hì hì

18 tháng 3 2018

Xuân Diệu (1916 – 1985) “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới“, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn của dân tộc đã để lại cho đời sự nghiệp sáng tác đồ sộ có giá trị. Hơn năm mươi năm lao động miệt mài trong thế giới nghệ thuật ấy, con người và thơ Xuân Diệu đã có một sự chuyển biến rõ nét từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ cách mạng. Thơ Xuân Diệu có đóng góp vào quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của Xuân Diệu qua hai giai đoạn trước và sau cách mạng 1945.

Trước Cách mạng tháng Tám 1945 Xuân Diệu được xem là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ Mới. Ông sáng tác cả truyện ngắn và thơ. Nhưng thơ vấn là chính và nổi tiếng nhất là tập “Thơ thơ”(1938) và “Gửi hương cho gió”(1945). Nội dung của thơ Xuân Diệu trong thời kì này là: Bộc lộ một tâm hồn yêu đời, cháy bỏng tha thiết mãnh liệt với cuộc sống (Vội vàng, Giục dã,…). Bên cạnh những vần thơ bộc lộ lòng yêu đời thì thơ Xuân Diệu thời kì này nói quá nhiều đến chán nản, hoài nghi, nhân vật trữ tình trong thơ hiện diện rất cô đơn (Lời kĩ nữ, Khi chiều giăng lưới,..). Xuân Diệu với một nỗi ám ảnh về thời gian khiến nhà thơ nảy sinh một triết lí về nhân sinh: Lẽ sống vội vàng vì thế mạch thơ của ông luôn hối hả giục giã (Vội vàng, Giục giã). Sự khát khao cháy bỏng được đắm mình trọn vẹn giữa cuộc đời đầy những hương sắc và thể hiện nỗi đau đớn xót xa khi bị lãng quên (Dại khờ, Nước đổ lá khoai). Trước cách mạng Xuân Diệu còn là nhà thơ viết về đề tài tình yêu, nhưng tình yêu trong thơ Xuân Diệu là thứ tình yêu thất vọng, u sầu, ảo não (Yêu).

Ngoài hai tập thơ chính là “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”, thời kì này Xuân Diệu còn có những trang văn đầy sức hấp dẫn, chẳng hạn như tập “Phấn thông vàng” giàu chất trữ tình. Cảm hứng lãng mạn là chủ yếu, nhưng có những trang văn nghiêng về hiện thực như “Tỏa Nhị Kiều”, “Phấn thông vàng”. Sau cách mạng thơ của Xuân Diệu đã vươn tới chân trời nghệ thuật mới. Nhà thơ đã đi từ cái tôi bé nhỏ đến cái ta chung của mọi người. Xuân Diệu giờ đây trở thành nhà thơ cách mạng. Thơ ông có những thay đổi về đề tài, cảm hứng, chất liệu ngôn từ và cách biểu hiện. Ông say xưa viết về Đảng, về Bác Hồ. Xuân Diệu chào mừng cách mạng với “Ngọn quốc kì” (1945) và “Hội nghị non sông”(1946), với tấm lòng tràn đầy hân hoan trước lẽ sống lớn, niềm vui lớn của cách mạng. Đất nước đã đem đến cho ông những nguồn mạch mới trong cảm hứng sáng tác. Các tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu sau cách mạng: “Riêng chung” (1960), “Hai đợt sóng”(1967), ” Hồn tôi đôi cánh”(1976).

Từ những năm 1960 trở đi, Xuân Diệu tiếp tục viết thơ tình. Thơ tình Xuân Diệu thời kì này có những nguồn mạch mới. Trước cách mạng, tình yêu trong thơ Xuân Diệu là thứ tình yêu cô đơn xa cách, nhưng sau cách mạng tình yêu của hai con người ấy không còn là hai vũ trụ bé nhỏ mà có sự hòa điệu cùng với mọi người. Tình yêu đôi lứa đã hòa vào tình yêu đất nước. Xuân Diệu nhắc nhiều đến tình yêu thủy chung xum vầy, chứ không cô đơn như trong “Biển”, “Đứng chờ em”.

Bên cạnh sáng tác thơ văn, Xuân Diệu còn có nghiên cứu thơ văn, phê bình văn học và dịch thuật. Ông để lại nhiều tiểu luận phê bình có giá trị: “Tiếng thơ”, “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”, “Dao có mài mới sắc”.
Nhìn một cách tổng quát thơ Xuân Diệu thể hiện một cái tôi đầy khát vọng, hơn ai hết ông là nhà thơ luôn cảm thức thời gian thực tại. Xét về phương diện nghệ thuật thơ ông có nhiều cách tân táo bạo. Kinh nghiệm Đông – Tây, truyền thống – hiện đại kết tinh ở một tâm hồn nghệ sĩ đã giúp cho Xuân Diệu khám phá nhiều biến thái tinh thế của sắc màu cũng như con người và thể hiện trong những vần thơ “ít lời nhiều ý đọng lại bao nhiêu tinh hoa” (Thế Lữ).

17 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

17 tháng 3 2018

đảy ko phải là câu hỏi linh tinh