1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Thời gian 35 phút
Vầng trăng quê em
Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm. Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn lên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gàu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.
Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.
1/ Trong bài văn, sự vật nào được nhân hóa?
a. Ánh trăng, vầng trăng. b. Lũy tre, mắt lá. c. Cả a và b. d. Cả a và b sai.
2/ Bài văn thuộc thể loại:
a. Kể chuyện. b. Tả cảnh. c. Tả người d. cả 3 sai
3/ Tác giả quan sát cảnh vật dưới ánh trăng bằng:
a. Thị giác, xúc giác. b. Thính giác. c. Cả 2 ý trên đúng. d .Cả 2 ý trên sai
4/ Tác giả tả kỹ ánh trăng nhằm nói lên điều gì?
.a. Tác giả thích ngắm trăng.
b. Đêm trăng sáng lan tỏa vào vạn vật.
c. Ánh trăng đã gắn bó với tác giả.
d. Ánh trăng đã gắn bó với tác giả và con người ở làng quê
5/ Bài văn trên có mấy câu ghép?
a. 2 câu. b. 4 câu. c. 3 câu. d. 5 câu
6/ Câu “Trăng ôm ắp mái tóc bạc của các cụ già” thuộc kiểu câu:
a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? d. không phải kiểu câu.
7/ Dấu phẩy trong câu “Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ”:
a. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ
b. Ngăn cách các vế câu.
.c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
d. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
8/ Trong câu: “Ai nấy đều ngồi ngắm trăng”, chủ ngữ là:
a. Ai b. Ai nấy c. Ai nấy đều d. Ngồi
9/ Trong bài “trăng” được nhân hóa qua các từ ngữ:
a. lẩn trốn, ôm ấp, đi. b. óng ánh, đậu, chìm.
c. Cả a và b đều đúng. d. Cả a và b đều sai.
10/ Từ nước trong “đáy nước” và từ nước trong “yêu nước” là:
a. Những từ đồng nghĩa. b. Một từ có nhiều nghĩa.
c. Tất cả điều sai. d. Những từ đồng âm.
giúp mik mik cần gấp
bn lớp mấy cho mik định nghĩa từ thay thế đi mik lớp 9 quên rồi
Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem.