K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) làm rõ đặc trưng nhân vật hài kịch qua nhân vật ông Giuốc-đanh trong đoạn trích sau.   Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục ÔNG GIUỐC-ĐANH – A ! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây. PHÓ MAY – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài đấy. ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đôi...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) làm rõ đặc trưng nhân vật hài kịch qua nhân vật ông Giuốc-đanh trong đoạn trích sau.

 

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

ÔNG GIUỐC-ĐANH – A ! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.

PHÓ MAY – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài đấy.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.

PHÓ MAY – Rồi nó dãn ra thì lại rộng quá ấy chứ.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật. Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi làm tôi đau chân ghê gớm.

PHÓ MAY – Thưa ngài, đâu có.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đâu có là thế nào!

PHÓ MAY – Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Tôi, tôi bảo là nó làm tôi đau.

PHÓ MAY – Ngài cứ tưởng tượng ra thế.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ!

PHÓ MAY – Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Sáng chế ra được một bộ lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen thật là tuyệt tác. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm nổi đấy.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi! 

PHÓ MAY – Nào ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu!

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Lại cần phải bảo may hoa xuôi ư?

PHÓ MAY – Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế này cả. 

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Những người quý phái mặc áo ngược hoa ư?

PHÓ MAY – Thưa ngài, vâng.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Ô! Thế thì bộ áo này may được đấy.

PHÓ MAY – Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Không, không.

PHÓ MAY – Xin ngài cứ việc bảo.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi. Bác cho rằng tôi mặc áo này có vừa vặn không?

PHÓ MAY – Còn phải nói! Tôi đố hoạ sĩ nào lấy bút mà vẽ hầu ngài bộ áo vừa khít hơn được. Ở nhà tôi có một chú thợ phụ may quần cộc thì tài nhất thiên hạ; và một chủ khác là anh hùng của thời đại về may áo chẽn đấy.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Bộ tóc giả và lông đính mũ có được chững chạc không?

PHÓ MAY – Chững chạc tuổi!

ÔNG GIUỐC-ĐANH – (nhìn áo của bác phó may) – Ô kìa, bác phó! Vải này là thứ hàng tôi đưa bác may bộ lễ phục trước của tôi đây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi.

PHÓ MAY – Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một áo để mặc.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải.

PHÓ MAY – Mời ngài mặc thử bộ lễ phục chứ ạ?

ÔNG GIUỐC-DANH – Ừ, đưa đây tôi.

PHÓ MAY – Khoan đã, không thể mặc như thế được. Thứ áo này phải mặc đúng thể thức, tôi có đem người đến để mặc hầu ngài theo nhịp điệu. Ớ này ! Vào đây, các chú. Các chú hãy mặc bộ lễ phục này hầu ngài theo cách thức mặc cho các nhà quý phái. 

(Bốn chú thợ phụ ra, hai chú cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chú thì lột áo ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc.)

THỢ PHỤ – Bẩm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống rượu.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Anh gọi ta là gì?

THỢ PHỤ – Bẩm, ông lớn ạ.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là "ông lớn". Đây, ta thưởng về tiếng "ông lớn" đây này!

THỢ PHỤ – Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – "Cụ lớn", ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng "cụ lớn" đáng thưởng lắm. "Cụ lớn" không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.

THỢ PHỤ – Dám bẩm đức ông, anh em chúng tôi sẽ đi uống rượu chúc sức khoẻ đức ông.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Lại "đức ông" nữa! Hà hà! Hà hà! Các chú hãy đợi tí, đừng đi vội. Ta là đức ông kia mà! (nói riêng) Của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Đây nữa này, thưởng cho chú về tiếng "đức ông" đấy nhé.

THỢ PHỤ – Dạ, bẩm đức ông, anh em chúng tôi xin bái tạ ơn người.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – (nói riêng) – Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi.

(Bốn người thợ phụ vui mừng nhảy múa.)

(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang, trong Tuyển tập kịch Mô-li-e, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1994)

Tóm tắt: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang (1670) và là lớp kịch kết thúc hồi II. Nhân vật trung tâm của vở kịch là ông Giuốc-đanh, tuổi ngoài bốn mươi, con một nhà buôn giàu có. Tuy dốt nát, quê kệch, nhưng ông muốn học đòi làm sang. Nhiều kẻ lợi dụng tính cách đó, săn đón, nịnh hót ông để moi tiền. Ông không tán thành tình yêu của con gái là Luy-xin với chàng Clê-ông chỉ vì chàng chẳng phải là quý tộc. Cuối cùng, nhờ mưu mẹo của Cô-vi-en, là đầy tớ của mình, Clê-ông cải trang làm hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến hỏi Luy-xin làm vợ và được ông Giuốc-đanh ưng thuận.

1
16 tháng 2

Rd tey

13 tháng 2

1 my favorite sport is football
2 i started to play tennis when i was 5
3 to play a football game, each team has 11 players
4 i often play basketball with my father at the weekend
5 i always play badminton with my friends at break time
6 we ride our bikes after school
7 i only need a badminton racket and a shuttlecock to play
8 we just need a ball to play football
9 i like to play tennis because it improves my health
10 we love to do jogging because it is cheap and easy

 

14 tháng 2

1. favorite / My / is / sport / football / . /

=>   My favorite sport is football

2. when / I / play / was / to / tennis / I / started / 5 / . /

=>   When I was 5 I started to play tennis

3. has / play / game, / each / To / football / team / a / 11 / players / . /

=>   To play a football game, each team has 11 players

4. with / I / play / the / father / basketball / my / at / often / weekend / . /

=>   I often play basketball with my father at the weekend

5. always / I / badminton / friends / and / time / play / at / my / break / . /

=>   I and my friends always play badminton at break time

13 tháng 2

nghĩa là xin chào


13 tháng 2

xin chào nhé

16 tháng 2

Câu chuyện ngụ ngôn: Con cáo và chùm nho

Một ngày nọ, có một con cáo đang lang thang trong rừng. Nó cảm thấy rất đói và đang tìm kiếm thứ gì đó để ăn.

Đi được một lúc, nó nhìn thấy một chùm nho chín mọng treo lủng lẳng trên cành cây cao. Những quả nho trông thật căng mọng và hấp dẫn. Con cáo nghĩ:
"Chắc hẳn những quả nho này ngọt lắm đây!"

Nó nhảy lên để hái chùm nho, nhưng chùm nho quá cao. Nó lùi lại, lấy đà rồi nhảy lên lần nữa, nhưng vẫn không với tới được.

Con cáo không bỏ cuộc ngay. Nó thử thêm vài lần nữa, nhưng dù cố gắng thế nào, nó vẫn không thể chạm đến chùm nho. Cuối cùng, con cáo thở dài, lắc đầu và tự nhủ:
"Chắc là nho còn xanh và chua lắm, không ăn cũng chẳng sao!"

Nói rồi, nó quay lưng bỏ đi, cố tỏ ra không quan tâm.

👉 Bài học: Khi không đạt được điều mình muốn, nhiều người thường tìm cách biện minh và chê bai thay vì thừa nhận rằng mình chưa đủ khả năng.

III. Choose the best words or phrases to complete the sentences below1. Television..................very popular since the 1950s.A. is                            B. was                        C. has been                D. have been2. - "Who sings best in your school?"       - "Minh............."A. sings                      B. is                            C. has                         D. does3. Please ask them...
Đọc tiếp

III. Choose the best words or phrases to complete the sentences below

1. Television..................very popular since the 1950s.

A. is                            B. was                        C. has been                D. have been

2. - "Who sings best in your school?"       - "Minh............."

A. sings                      B. is                            C. has                         D. does

3. Please ask them .......................in this area.

A. don't smoke          B. not smoking         C. not to smoke         D. to not smoke

4. Let's go to the museum, ................?

            A. will you                B. shall we                 C. do we                     D. don't you

5. He though much of his childhood.............. he lived with his family in the country.

            A. that                        B. where                    C. when                      D. which

3

1.C

2.A

3.B

4.C

5.A

Chúc bạn học tốt

13 tháng 2
  • Television has been very popular since the 1950s. (C. has been)
    • "Who sings best in your school?" - "Minh does." (D. does)
  • Please ask them not to smoke in this area. (C. not to smoke)
  • Let's go to the museum, shall we? (B. shall we)
  • He thought much of his childhood when he lived with his family in the country. (C. when)
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản sau: THẦN MƯA Thần Mưa là vị Thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản sau:

THẦN MƯA

Thần Mưa là vị Thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần Người ở hạ giới phải lên kiện Trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày.
Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình Thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa để giúp sức Thần Mưa. (…) Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua nhau mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa rồng, nhưng đến lượt thứ ba thì đuối sức ngã bổ xuống, lưng cong khoăm lại... Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi thì bỗng gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, lọt vào cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa rồng phun nước làm ra mưa. Bởi vậy, về sau người ta có câu ví rằng:
Gái ngoan lấy được chồng khôn,
Cầm như cá vượt Vũ Môn hóa rồng.

(Theo Hoàng Minh, Việt Dũng, Thu Nga, Thần thoại Việt Nam chọn lọcNxb Thanh Niên, 2019)

0