Giiaiarri thích nhan đề : ''Sống chết mặc bay ''
Ai làm xong mik tick trước
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* mạng *
Tại sao trong tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng nhất của mình, tác giả Phạm Duy Tốn lại lấy nhan đề là " Sống chết mặc bay " ? Bởi vì " sống chết mặc bay " đầy đủ chính là một câu thành ngữ nhằm phê phán, lên án những kẻ chỉ biết vun vén, lo lắng cho lợi ích riêng của bản thân mà chẳng hề biết nghĩ và lo lắng cho người khác" sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi ". " Thầy " ở đây chỉ những kẻ vô trách nhiệm đối với những người mà đáng ra mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chọn vế trước của câu thành ngữ mà không chọn vế sau ? Vì để kích thích sự tò mò của người đọc . Ở đây tác giả Phạm Duy Tốn không lấy vế sau làm nhan đề vì nó không hợp với nội dung câu chuyện. Tác giả muốn xây dựng hinh ảnh một viên quan vô trách nhiệm, không biết lo cho việc hộ đê của nhân dân mà chỉ lao đầu vào cùng với bọn nha lại mải mê đánh tổ tôm trong đình " nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp" chứ không phải là một viên quan tham lam, đục khoét của dân. Trong đó cuộc sống của quan hoàn toàn khác xa với cuộc sống của nhân dân. Qua đó nhan đề đã làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm : cảm thương trước cuộc sống lầm than cơ cực và tình cảnh " nghìn sầu muôn thảm " của nhân dân, đồng thời phê phán, lên án gay gắt bọn quan lại giai cấp phong kiến thời bấy giờ. Em thấy đây chính là nhan đề phù hợp nhất cho truyện.
Nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc rởm, những tên lang ...
Con người Việt Nam được biết đến với nhiều truyền thống tốt đẹp. Trong số đó có là đạo lí sống biết ơn, với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - một lời khuyên quý giá.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhắc nhở con người khi ăn quả phải nhớ đến người vun trồng. Chính họ đã vất vả vun trồng để tạo ra hoa thơm trái ngọt cho chúng ta thưởng thức. Từ đó mà câu tục ngữ khuyên mỗi người khi thụ hưởng hay đón nhận được thành quả lao động của người khác làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn, làm cho ta hạnh phúc thì phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình.
Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều năm đấu tranh để giành lại độc lập tự do cho đất nước. Chúng ta được hưởng ấm no, hạnh phúc trong nền hòa bình. Điều đó được đánh đổi bằng mạng sống của những thế hệ đi trước. Bởi vậy, trân trọng cuộc sống của bản thân, cố gắng học tập và rèn luyện để xây dựng đất nước chính là hành động thể hiện lòng biết ơn đối với ông cha ta.
Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quý báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
chứng minh câu tục ngữ : ''bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta ''
Ai làm đúng mik tick trước
“Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.
Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3/4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng. Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.
Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điều hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm. Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.
Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy. Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, lâm tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa. Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.
Như vậy, bảo vệ và phát triển diện tích rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình
vì ko có cây xanh không khí sẽ bị ô nhiễm chúng ta sẽ mắc bệnh phổi có thể chết
mk search nha !!
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Bài thơ đã mượn hình ảnh mang tính biểu tượng “đào núi” và “lấp biển” cùng với cách nói phủ định “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền” để khẳng định rằng nếu có người sống có ý chí, nghị lực thì sẽ vượt qua mọi thử thách để “làm nên” - đạt được thành công trong cuộc sống.
Không ít những tấm gương trong cuộc sống đã chứng minh cho câu nói trên của Bác. Vợ chồng nhà bác học người Pháp là Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã kỳ công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Hay như ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Ngay cả ở Việt Nam, chúng ta có thể kể đến nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cánh tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Hay Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời…
Bên cạnh đó, có những người không kiên trì. Họ không dám đương đầu với thử thách. Khi gặp phải khó khăn, họ nản lòng, cảm thấy sợ hãi và cuối cùng là từ bỏ. Những người như vậy sẽ luôn sống trong thất bại.
Như vậy, có thể khẳng định “Không có gì việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền…” là một lời khuyên đúng đắn. Nếu chúng ta bền bỉ cố gắng vì mục tiêu của bản thân, thì thành công sẽ chờ ở phía cuối con đường.
Trước hết, nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc dởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.
Nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc rởm, những tên lang ...