K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2019

Khí hậu gió mùa bao gồm các luồn khí gió mua cận nhiệt và ôn đới nằm ở đông á và gió mùa nhiệt đới ở nam á và đông nam á. Ở khí hậu gió mùa có 2 mùa được chia rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Ở mùa hè thì có gió từ đại dương thổi vào lục địa, cho nên khí hậu bị nóng ẩm và mưa nhiều

# Học tốt # 

Nhớ nhé

 Khí hậu gió mùa bao gồm các luồn khí gió mua cận nhiệt và ôn đới nằm ở đông á và gió mùa nhiệt đới ở nam á và đông nam á. Ở khí hậu gió mùa có 2 mùa được chia rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Ở mùa hè thì có gió từ đại dương thổi vào lục địa, cho nên khí hậu bị nóng ẩm và mưa nhiều

 Đới khí hậu cực và cận cực: có vị trí nằm trải dài từ cùng cực bắc đến vừng cực
– Đới khí hậu ôn đới: gồm kiểu khí hậu ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa và ôn đới hải dương nằm trong khoảng 40* đến vòng cực Bắc
– Đới khí hậu cận nhiệt: gồm kiểu khí hậu: cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao trải dài từ chí tuyến Bắc đến 40*B.
– Đới khí hậu nhiệt đới: gồm kiểu khí hậu nhiệt đới khô và nhiệt đới gió mùa nằm trong chí tuyến Bắc đến 40*B.
– Đới khí hậu xích đạo

Do lãnh thổ rộng và sự xuất hiện của các dãy núi và sơn nguyên cao khiến ảnh hưởng của biển vào nội địa thay đổi nên mỗi đới khí hậu châu Á lại phân thành các kiểu khí hậu khác nhau.

Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy”

 
Cảnh
“Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”
 
Nét hoang sơ của thiên nhiên Nam Bộ buổi đầu khai phá thể hiện ở môi trường khắc nghiệt “rừng thiêng nước độc”:
-“Tháp Mười nước mặn, đồng chua         
  Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”
 
Sấu và Cọp là hai loại tượng trưngcho sức mạnh hoang dã luôn luôn đe doạ con người.
Tục ngữ “xuống sông hớt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp” và thành ngử “hùm tha , sấu bắt” khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân dânmãi cho đến ngày nay. Ca dao nói nhiều về hai loài này. Trên cạn có cọp, “cọp đua”, “cọp um”.
-U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua.
-Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um

chỉ tính chất tham khảo thui nha

6 tháng 10 2019

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô...

A Man núi ngất tầng cao
Ngó về chợ Giã nao nao can tràng
Núi ngăn sao thấy được nàng
Nhớ ai mặt võ mày vàng nhớ ai?

tính chất tham khảo 

6 tháng 10 2019

Bắc Cạn: Bắc Cạn có suối đãi vàng
                Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh.

Cao Bằng: Con cò lặn lội bờ sông
                  Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
                  Nàng về nuôi cái cùng con
                  Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

Bắc Giang: Ai lên làng Quỷnh hái chè
                   Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
                   Muốn ăn cơm trắng cá mè
                   Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh
                   Muốn ăn cơm trắng cá rô
                   Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!

Hà Nội: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
             Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng

Bắc Ninh: Chiều trên cánh đồng Bắc Ninh
                 Trên trời có đám mây xanh
                 Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
                  Ước gì anh lấy được nàng
                  Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
                  Xây dọc rồi lại xây ngang
                  Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

~ Học tốt ~

5 tháng 10 2019

hk lớp 5 chưa về tra mnagj ok

13 tháng 10 2021

Mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên những nhánh lá, mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt.

Từ tượng thanh xôn xao miêu tả âm thanh

TUừ tượng hình + phơi phới miêu tả dáng vẻ 

                           + bé nhỏ , mềm mại miêu tả dáng vẻ 

                            + xám xỉn , khô héo miêu tả trạng thái của sự vật (  mùa đông )

                            + dịu mềm miêu tả dáng vẻ

                            + cần mẫn miêu tả dáng vẻ

                           + ứ dầy miêu tả trạng thái của sự vật 

                           + tràn lên miêu tả trạng thái của sự vật

Hãy trao cho anh chứ gì của Sơn Tùng mtp snoopdog

5 tháng 10 2019

  Trong cuộc sống hằng ngày, sự tác động của hoàn cảnh khách quan, cùng dư luận đối với mỗi con người là chuyện tất yếu. Song, điều cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào ? Nên chủ động, tự tin vào mình hay lệ thuộc vào hoàn cảnh? Từ xưa, nhân dân ta đã có nhận thức rất đúng đắn về vai trò của ý chí, lập trường trong hành động, coi đó là điều kiện quan trọng quyết định thành công hay thất bại. Đồng thời coi ý chí và nghị lực là phẩm chất hàng đầu của người lao động. Quan điểm trên được phản ánh trong câu ca dao mộc mạc giống như một lời khuyên nhủ chân tình:

Ai ơi giữ chí cho bền,

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

   Không phải ngẫu nhiên người xưa mượn chuyện làm nhà để nói lên ý chí con người, có ba việc lớn trong đời mà người ta phải làm. Đó là: làm nhà, lấy vợ, tậu trâu. Ba việc ấy thể hiện bản lĩnh và khả năng của người đàn ông. Trong chuyện làm nhà thì việc chọn hướng, đổ nền là cốt yếu. Phải chọn hướng nhà sáng sủa thoáng mát để cuộc sống trở nên dễ chịu, bảo đảm sức khỏe. Phải đổ nền cho cao, cho chắc để tránh ẩm thấp, tối tăm... Những việc ấy, người làm nhà phải tự chọn, tự quyết, một khi thấy như thế là đúng đắn thì không thể vì lời bàn ra tán vào của những người xung quanh mà hoang mang, dao động, thay đổi chủ định ban đầu. Nghĩa chính của câu ca dao là vậy, và trên cơ sở đó, người xưa muốn bày tỏ quan điểm của mình về tính mục đích, ý chí, nghị lực trong hành động.

   Thông thường, trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta đều đặt ra mục đích và luôn luôn mong ước đạt được mục đích. Nhưng có mục đích không thôi thì chưa đủ mà phải có ý chí, nghị lực, cùng quyết tâm vượt mọi khó khăn trở ngại mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp.

   Trong quá trình làm việc, không phải tất cả đều dễ dàng, suôn sẻ. Người tiến hành công việc sẽ gặp những khó khăn trong dự tính và cả ngoài dự tính, tránh sao khỏi lời bàn tán xung quanh. Thực tế cho thấy không ít người do quá phụ thuộc vào dư luận mà hỏng việc, bởi chín người mười ý, chẳng ai giống ai. Giống như anh chàng đẽo cày giữa đường trong truyện cổ dân gian, vừa đáng cười vừa đáng thương.

   Chính những lúc dư luận phức tạp lại là lúc người ta cần phải có lập trường vững vàng và quyết tâm cao. Ý chí sẽ đem lại sức mạnh và óc sáng tạo cho con người, giúp con người đi đến đích cuối cùng. Vai trò của ý chí lớn như vậy nên nó được coi là phẩm chất cao quý hàng đầu của người lao động.

   Chúng ta có thể đặt ra giả thuyết: nếu dư luận xung quanh việc làm của ta là đúng đắn, thì liệu ta có nên nghe theo hay cứ khăng khăng giữ lập trường của mình ngay cả khi sai?

   Giữ chí cho bền không đồng nghĩa với bảo thủ, lạc hậu. Trước dư luận, ta phải tỉnh táo, sáng suốt phân tích xem đâu là đúng, đâu là sai, phù hợp hay không phù hợp với công việc và mục đích của mình. Tiếp thu cái đúng, cái hay cũng rất cần thiết bởi nó giúp ta mau chóng đạt được kết quả với chất lượng cao.

   Câu ca dao trên đây là một lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người, không thể thiếu bài học quý giá đó. Nhưng để có được một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao, chúng ta bắt buộc phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, rèn luyện cho mình khả năng vượt khó và niềm tin vững chắc vào bản thân trong quá trình lao động, vào mục đích ban đầu đặt ra đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh khách quan.