K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2022

Tham khảo:

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm."

    Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hóa – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

   Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

    Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa hơn xưa. Các hình thức văn hóa truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hóa dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hóa giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hòa, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hóa vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

    Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

25 tháng 1 2022

Tham khảo :

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

    Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hóa – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

   Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

    Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa hơn xưa. Các hình thức văn hóa truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hóa dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hóa giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hòa, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hóa vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

    Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

Đọc đoạn văn sau:Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trỏ ngồi gục đầu bên tăng đá cuội.Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phần, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đói chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cảnh bướm non, lại ngắn chùn chùm. Hình như cánh yếu quả, chưa quen mở, mà cho...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trỏ ngồi gục đầu bên tăng đá cuội.

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phần, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đói chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cảnh bướm non, lại ngắn chùn chùm. Hình như cánh yếu quả, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể:

– Năm trước, khi gặp trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo tùng. Mẩy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chẳng tơ ngang đường đe bắt em, vật chân vặt cánh ăn thịt em.

Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

— Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.

Rồi tôi dắt Nhà Trò đi.

(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)

Câu 1  Đoạn trích trên kể lại sự việc gì?
Câu 2 . Tìm những chi tiết trong đoạn văn trên cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Hình ảnh chị nhà trò có nét tương đồng với nhân vật nào em từng biết trong truyện
Câu 3  Nhà Trỏ bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào. Em có cong tinh với hành động của bọn nhện không? Hãy viết đoạn 5 - 7 câu lý giải cho quan điểm của mình.
Câu 4  Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dê Mền? Để Mèn trong đoạn văn này đã có sự thay đổi như thế nào so với dế Mèn trong đoạn văn em được học
Câu 5  Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn văn trên là gi? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

0
Đọc đoạn văn sau:Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trỏ ngồi gục đầu bên tăng đá cuội.Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phần, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đói chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cảnh bướm non, lại ngắn chùn chùm. Hình như cánh yếu quả, chưa quen mở, mà cho...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trỏ ngồi gục đầu bên tăng đá cuội.

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phần, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đói chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cảnh bướm non, lại ngắn chùn chùm. Hình như cánh yếu quả, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể:

– Năm trước, khi gặp trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo tùng. Mẩy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chẳng tơ ngang đường đe bắt em, vật chân vặt cánh ăn thịt em.

Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

— Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.

Rồi tôi dắt Nhà Trò đi.

(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)

Câu 1  Đoạn trích trên kể lại sự việc gì?
Câu 2 . Tìm những chi tiết trong đoạn văn trên cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Hình ảnh chị nhà trò có nét tương đồng với nhân vật nào em từng biết trong truyện
Câu 3  Nhà Trỏ bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào. Em có cong tinh với hành động của bọn nhện không? Hãy viết đoạn 5 - 7 câu lý giải cho quan điểm của mình.
Câu 4  Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dê Mền? Để Mèn trong đoạn văn này đã có sự thay đổi như thế nào so với dế Mèn trong đoạn văn em được học
Câu 5  Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn văn trên là gi? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

0
25 tháng 1 2022

C. người cha mái tóc bạc

25 tháng 1 2022

chị gg có đó , nhiều lém , bạn lên mà hỏi bả

25 tháng 1 2022

em buồn nhất khi bố mẹ em li dị nhau và bố đã có vợ mới và đã có con riêng

em vừa buồn vừa tức '' có thật nhé bố mẹ mình li dị nhau nghĩa là chia tay ''

25 tháng 1 2022

bằng 4

26 tháng 1 2022

    Một cái Tết nữa sắp đến. Trong những ngày này, việc chuẩn bị chào đón năm mới diễn ra náo nhiệt ở khắp mọi nơi. Học sinh trường tôi cũng tổ chức hội chợ xuân truyền thống trong sân trường.

        Hội chợ này đã được nhà trường chuẩn bị suốt hai tuần. Các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, cùng với hội phụ huynh và nhiều học sinh, sau mỗi buổi học, lại cùng bắt tay vào các công việc như: trang trí sân khấu chính, dựng các gian hàng, sắp xếp các vật dụng cần thiết, tập nấu các món ăn cổ truyền, sắm sửa các món hàng truyền thống của địa phương,… Đây là hoạt động thường niên của nhà trường, nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi được tham gia nên cảm thấy rất hào hứng.

        Sáng ngày 20 tháng Chạp, gần như toàn bộ các thầy cô giáo và học sinh cùng nhiều phụ huynh đã có mặt trong sân trường. Mọi người ai vào việc nay hết sức khẩn trương. Đúng 8 giờ, lễ khai mạc chính thức bắt đầu. Sau màn tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu của hai bạn dẫn chương trình, thầy Hiệu trưởng lên sân khấu phát biểu khai mạc hội chợ. Liền sau đó là một số tiết mục văn nghệ chào mừng như: hát múa quạt, nhảy sạp, hát dân ca,… Ấn tượng nhất là màn sân khấu hoá các tác phẩm văn học dân gian, trong đó vở kịch Bánh chưng, bánh giầy được khen ngợi hơn cả. Vở kịch giúp tôi hình dung rõ hơn, sinh động hơn về nguồn gốc của loại bánh cổ truyền trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Đồng thời, các gian hàng cũng chính thức mở cửa chào đón người mua với nhiều mặt hàng phong phú. Có lớp bán bánh trôi, bánh chay; có lớp bán bánh chưng, bánh tét, bánh giầy; lại có lớp bán con tò he hay các sản phẩm gốm thủ công xinh xắn; cũng có lớp bán mũ nan, nón lá, tăm tre; thậm chí có lớp bày bán cả các bức thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ,… Các mặt hàng rất phong phú, đẹp mắt nhưng giá cả lại rất rẻ, vừa với túi tiền của đa số học sinh. Đó cũng là những món đồ mà trong những ngày thường, nhiều người không dễ tìm mua. Nhiều thứ tôi được thấy lần đầu tiên và phải hỏi kĩ người bán mới biết tên và cách dùng. Không chỉ có các gian hàng cố định, trong sân trường còn xuất hiện cả những gánh hàng rong y như những gánh hàng rong ở quê mà thỉnh thoảng tôi còn được nhìn thấy. Mọi người tham gia đều cố gắng đi hết các gian hàng, hoặc dừng lại ở những gánh hàng rong và mua cho mình một món đồ gì đó để ăn hoặc làm kỉ niệm. Tiếng rao hàng, tiếng trả giá, tiếng cười nói râm ran cả sân trường.

        Cứ như thế, hội chợ kéo dài đến 6 giờ chiều mới tan. Ai cũng có vẻ mệt nhưng đều rất vui vẻ.

        Hội chợ lần này đã để lại cho tôi ấn tượng rất sầu sắc. Qua hội chợ, tôi biết thêm được nhiều món đồ mà ngày xưa tổ tiên ta đã làm ra và sử dụng. Tôi cũng được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui tươi, đầy màu sắc. Nó cho tôi cảm nhận được sự đầm ấm, yên vui của những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Nhất định, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi.

25 tháng 1 2022

Ngày nhà giáo Việt Nam là một ngày kỉ niệm được tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày nhà giáo, ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.

1. Những ngày đầu tháng mười một, các giáo viên ở tất cả các trường trong cả nước lại sôi động với những phong trào, thi đua, các hoạt động giảng dạy tốt để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, đây cũng là ngày để các thế hệ học trò tri ân tới những thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người. Vào ngày 20/11, từ lâu đã được xem là một ngày lễ "tôn sư trọng đạo" để tôn vinh các nhà giáo, người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt những tri thức qúy báu và cách sống trở thành người có ích cho xã hội cho những thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn, tri ân của mình tới những "người đưa đò thầm lặng" trên bến sông cuộc đời.

2. Lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ một tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ thành lập ở Pari (Pháp) vào hồi tháng 7 năm 1946 có tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã mở rộng quan hệ với FISE để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, tố cáo tội ác của bọn xâm lược đối với nhân dân ta nói chung và với các thầy cô giáo, học sinh nói riêng.

Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1975 tại thủ đô Warszawa (Ba Lan) đã diễn ra một buổi hội nghị FISE với 57 quốc gia tham dự, trong đó có Giáo dục Công đoàn Việt Nam và quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này, lần đầu tiên được tổ chức tại khu vực phía bắc của nước ta vào năm 1958. Nhiều năm sau ngày này cũng được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền nam.

Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam". Ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Giáo dục Việt Nam và gắn liền với phong tục tập quán của nước ta.

3. Như trở thành thông lệ, vào ngày 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại nô nức với các hoạt động do những học sinh trong trường thực hiện như: Thi văn nghệ, lễ mít-tinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa... và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác. Và vào những ngày này tất cả các thế hệ học trò, cũng như những ngành nghề khác trong xã hội đều giành thời gian để chia sẻ và tri ân tới những người thầy, cô từng ngày âm thầm lặng lẽ cống hiến hết cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

25 tháng 1 2022

Tham khảo:

  Một cái Tết nữa sắp đến. Trong những ngày này, việc chuẩn bị chào đón năm mới diễn ra náo nhiệt ở khắp mọi nơi. Học sinh trường tôi cũng tổ chức hội chợ xuân truyền thống trong sân trường.

        Hội chợ này đã được nhà trường chuẩn bị suốt hai tuần. Các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, cùng với hội phụ huynh và nhiều học sinh, sau mỗi buổi học, lại cùng bắt tay vào các công việc như: trang trí sân khấu chính, dựng các gian hàng, sắp xếp các vật dụng cần thiết, tập nấu các món ăn cổ truyền, sắm sửa các món hàng truyền thống của địa phương,… Đây là hoạt động thường niên của nhà trường, nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi được tham gia nên cảm thấy rất hào hứng.

        Sáng ngày 20 tháng Chạp, gần như toàn bộ các thầy cô giáo và học sinh cùng nhiều phụ huynh đã có mặt trong sân trường. Mọi người ai vào việc nay hết sức khẩn trương. Đúng 8 giờ, lễ khai mạc chính thức bắt đầu. Sau màn tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu của hai bạn dẫn chương trình, thầy Hiệu trưởng lên sân khấu phát biểu khai mạc hội chợ. Liền sau đó là một số tiết mục văn nghệ chào mừng như: hát múa quạt, nhảy sạp, hát dân ca,… Ấn tượng nhất là màn sân khấu hoá các tác phẩm văn học dân gian, trong đó vở kịch Bánh chưng, bánh giầy được khen ngợi hơn cả. Vở kịch giúp tôi hình dung rõ hơn, sinh động hơn về nguồn gốc của loại bánh cổ truyền trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Đồng thời, các gian hàng cũng chính thức mở cửa chào đón người mua với nhiều mặt hàng phong phú. Có lớp bán bánh trôi, bánh chay; có lớp bán bánh chưng, bánh tét, bánh giầy; lại có lớp bán con tò he hay các sản phẩm gốm thủ công xinh xắn; cũng có lớp bán mũ nan, nón lá, tăm tre; thậm chí có lớp bày bán cả các bức thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ,… Các mặt hàng rất phong phú, đẹp mắt nhưng giá cả lại rất rẻ, vừa với túi tiền của đa số học sinh. Đó cũng là những món đồ mà trong những ngày thường, nhiều người không dễ tìm mua. Nhiều thứ tôi được thấy lần đầu tiên và phải hỏi kĩ người bán mới biết tên và cách dùng. Không chỉ có các gian hàng cố định, trong sân trường còn xuất hiện cả những gánh hàng rong y như những gánh hàng rong ở quê mà thỉnh thoảng tôi còn được nhìn thấy. Mọi người tham gia đều cố gắng đi hết các gian hàng, hoặc dừng lại ở những gánh hàng rong và mua cho mình một món đồ gì đó để ăn hoặc làm kỉ niệm. Tiếng rao hàng, tiếng trả giá, tiếng cười nói râm ran cả sân trường.

        Cứ như thế, hội chợ kéo dài đến 6 giờ chiều mới tan. Ai cũng có vẻ mệt nhưng đều rất vui vẻ.

        Hội chợ lần này đã để lại cho tôi ấn tượng rất sầu sắc. Qua hội chợ, tôi biết thêm được nhiều món đồ mà ngày xưa tổ tiên ta đã làm ra và sử dụng. Tôi cũng được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui tươi, đầy màu sắc. Nó cho tôi cảm nhận được sự đầm ấm, yên vui của những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Nhất định, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi.