Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta...
Đọc tiếp
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Vì sao?
c. Ở đoạn văn trên, tác giả muốn ca ngợi điều gì ở Bác? Em hãy nêu ra hai dẫn chứng được thể hiện trong đoạn trích trên để làm rõ hơn phẩm chất ấy ở Bác.
d. Tìm phép liệt kê trong câu sau, cho biết thuộc kiểu liệt kê nào và phân tích tác dụng:
“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”
e. Em hãy nêu hai hành động nói về hướng phấn đấu của bản thân trong năm học tiếp theo để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
Câu 2
a. Đặt một câu chủ động rồi biến đổi thành câu bị động.
b. Đặt một câu có cụm chủ - vị làm thành phần vị ngữ.
Câu 3. Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu phân tích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Với cặp mắt trong veo của một cô gái mới lớn, Hà ngước nhìn Nam mà không nói gì, điều đó
TN CN VN
làm anh phải suy nghĩ.
- Nếu có ngày đó, tôi sẽ xin lỗi bạn và tôi sẽ làm mọi việc để chuộc lại lỗi lầm mà tôi đã gây ra.
TN CN VN CN VN