K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2023

Buôn Chư Lênh là làng Chư Lênh.

12 tháng 12 2023

Là một làng của Tây Nguyên

13 tháng 12 2023

làm xong chưa đến 30 giây:)

 

2 tháng 2

rất ngoan

 

12 tháng 12 2023

Võ tòng ak

12 tháng 12 2023

“Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích trong cuốn tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Nổi bật trong đoạn trích là nhân vật Võ Tòng.

Nhân vật này được khắc họa qua lời kể của cậu bé An trong tình huống theo tía nuôi đến thăm Võ Tòng. Trước tiên, về tên tuổi, không ai biết tên thật của Võ Tòng là gì, người dân ở đây chỉ biết rằng từ mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Người ta vẫn truyền nhau kể lại việc một mình Võ Tòng đã giết chết con hổ dữ. Có lẽ nguồn gốc cái tên Võ Tòng cũng bắt đầu từ đó. Về ngoại hình, chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Qua đây, có thể thấy được tính cách phóng khoáng của chú, thể hiện sự mạnh mẽ gan dạ.

Ẩn sâu trong vẻ bên ngoài dị thường là một tính cách hiền lành, tốt bụng. Cuộc đời của Võ Tòng đã phải trải qua nhiều bất hạnh. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình như ai. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội, đó là sự dũng cảm, dám làm dám chịu của một đáng nam nhi. Sau khi đi ở tù về thì nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống. Ở trong rừng lâu, chú càng trở nên kì hình dị tướng. Nhưng mọi người đều quý mến chú bởi tính tình chất phác, thật thà, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh mà không nghĩ đến chuyện nhận được đền đáp.

Võ Tòng cũng là một người gan dạ, giàu lòng yêu nước thể hiện qua cuộc trò chuyện với tía nuôi của An về chuyện đánh giặc Pháp. Từ việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Không chỉ vậy, chú còn

Như vậy, nhân vật Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi được xây dựng với vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp rất người. Đó là sự chân thành, thật thà, thẳng thắn; là sự quan tâm, chăm sóc, lo nghĩ chu đáo; là sự hào phóng, tốt bụng; là lòng yêu nước nhiệt thành. Nhân vật này đã đại diện cho hình ảnh con người Nam Bộ giàu sự phóng khoáng, tốt bụng và tình cảm.

12 tháng 12 2023

hết cứu nổi! =((

12 tháng 12 2023

Một trường có 432 học sinh nam, chiếm 49% tổng số học sinh ca trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ? làm kiểu gì đấy mấy bạn ơi!

12 tháng 12 2023

Bạn gửi câu hỏi ở phần đặt câu hỏi đi ạ @Phạm Nhật Khánh

12 tháng 12 2023
Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 1

Viết về người mẹ là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Và bài thơ Về thăm mẹ của tác giả Đinh Nam Khương

Nhân vật “con” trong bài thơ đã xa quê hương lâu ngày. Khi trở về thăm mẹ, người con nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là căn bếp của mẹ cò chưa lên khói, đoán biết mẹ không có nhà. Lúc này, chỉ mình con thơ thẩn ra vào, ngoài trời lại đang đổ cơn mưa:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Những câu thơ tiếp theo, một loạt những hình ảnh quen thuộc được tác giả liệt kê:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Mỗi sự vật đều in bóng dáng của người mẹ. Căn nhà có mẹ được chăm sóc cẩn thận. Và mẹ đã hy sinh thật nhiều cho con, dành dụm những điều tốt đẹp nhất:

Hai câu thơ cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng dành cho người mẹ của mình:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Từ láy “nghẹn ngào” cho thấy tâm trạng xúc động của đứa con, nhìn cảnh vật đó, người con thấy thương mẹ nhiều hơn. Dù chỉ là những chuyện đơn giản, thường ngày nhưng cũng để khiến con cảm thấy biết ơn, trân trọng mẹ nhiều hơn.

Bài thơ “Về thăm mẹ” đã đem đến cho người đọc những cảm nhận thật chân thực, gần gũi về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng.