mọi người giúp em câu này với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa cô Tấm mồ côi, xinh đẹp, hiền lành với dì ghẻ và Cám ác độc, tàn nhẫn. Mâu thuẫn này phát triển từ thấp đến cao: ban đầu chỉ là những hơn thua về vật chất, tinh thần, sự ganh ghét mẹ ghẻ con chồng,…Khi đó, Tấm luôn là người nhường nhịn, chịu thua thiệt. Càng về sau mâu thuẫn chuyển thành sự đố kị, một mất một còn, tiêu diệt lẫn nhau. Đây là những mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền thời cổ nhưng trên hết là mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Mâu thuẫn này được tác giả dân gian giai quyết theo hướng thiện ác.
– Ý nghĩa những lần biến hóa của Tấm: dù bị mẹ con Cám tìm mọi cách tận diệt, Tấm vẫn tái sinh dưới các dạng thức khác nhau (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị). Càng về sau, Tấm càng đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống. Qua những lần biến hóa, dân gian muốn khẳng định: cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng, cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lí. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất làm nên chiến thắng.
Sau bữa cơm tối, Hà - đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.
- Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:
- Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này:
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đồng loại: lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, đau xót, xót thương, tha thứ, độ lượng, bao dung...
HT
a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đồng loại: lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, đau xót, xót thương, tha thứ, độ lượng, bao dung...
HT
Nội dung của bài thơ "Gà Trống và Cáo" là gì?
A. Khuyên ta phải nghi ngờ và tự kiểm chứng mọi thông tin.
B.Khuyên ta chớ vội tin vào lời nói ngọt ngào của những kẻ xảo quyệt.
C. Khuyên người ta phải luôn tìm tới sự giúp đỡ của những kẻ mạnh hơn.
D. Khuyên ta phải tỉnh táo và sử dụng trí khôn như Gà Trống.
\(\Rightarrow\) B. Khuyên ta chớ vội tin vào lời nói ngọt ngào của những kẻ xảo quyệt.
Nội dung của bài thơ "Gà Trống và Cáo" là gì?
A.Khuyên ta phải nghi ngờ và tự kiểm chứng mọi thông tin.
B.Khuyên ta chớ vội tin vào lời nói ngọt ngào của những kẻ xảo quyệt.
C.Khuyên người ta phải luôn tìm tới sự giúp đỡ của những kẻ mạnh hơn.
D.Khuyên ta phải tỉnh táo và sử dụng trí khôn như Gà Trống.
Bạn tham khảo :
Viết thư cho ông bà Nội
....ngày ....tháng..năm..........
Ông bà Nội kính mến
Nhân dịp đầu năm mới. Cháu xin phép được thay mặt bố mẹ cháu gửi đến ông bà lời chúc đầu năm mới. Chúc ông bà luôn mạnh khoẻ, sống lâu để mỗi năm vào dịp hè cháu lại được vào thành phố mang tên Bác gặp mặt ông bà. Không biết ở trong ấy ông bà và chú thím Vinh đón xuân có vui không? Ngoài này thì mấy ngày giáp Tết rét đậm, nhưng từ chiều mồng một trở đi trời ấm dần, không khí xuân tràn đầy đường làng. Hai cây gạo đầu xóm đã bắt đầu nở hoa.
Cây thị nhà ta đang trút lá để trổ nụ. Mỗi lần Tết đến nhìn cây đào ông trồng trước cửa nhà rực rỡ màu đỏ, cháu nhớ ông da diết. Còn mỗi lần gói bánh mật, làm chè Lam, là cháu lại nhớ đến tay bà sao mà khéo thế!
Quê làng ta năm nay ăn Tết vui lắm vì đã cấy xong lúa chiêm cánh đồng dưới, tra xong ngô, đỗ ở cánh đồng màu nên mọi người có thì giờ rảnh rang sắm Tết. Trước khi dừng bút, một lần nữa cho cháu chúc sức khoẻ ông, bà sang năm mới sẽ vui vẻ, khoẻ mạnh để bố mẹ và các cháu yên tâm làm việc và học tập.
Cháu của ông bà
....
Bà ngoại yêu quý của cháu!
Cháu là Khánh Nhi đây. Đứa cháu ngoại bé bỏng của bà đã gần một năm nay chưa về với bà đây. Bà ơi, thời gian nàỵ bố hay đi công tác, mẹ cháu lại bận lu bu công chuyện cơ quan lại thêm đường sá xa xôi quá nên dù rất nhớ bà, chúng cháu đành phải hẹn bà vào một dịp khác. Bà đừng trách bố mẹ cháu, bà nhé!
Bà ơi! Nhân dịp đầu năm mới – năm Ất Dậu cháu xin kính chúc sức khỏe bà chúc bà sống lâu thật với chúng cháu.
Bà ơi! Bà có được khỏe không? Bà phải ăn cơm nhiều nhiều vào bà nhé! Bác Thái, anh Bình, chị An có hay về thăm bà luôn không? Các anh chị sướng thật ở gần muốn về thăm bà lúc nào cũng được. Còn chúng cháu thì… Chao ôi! Sao mà xa xôi đến thế. Nhớ lại kỳ nghỉ hè năm ngoái, bà chống gậy dẫn cháu và bé Thảo Linh ra vườn hái những quả dổi, mãng cầu rồi ngồi dưới gốc cây vừa ăn, vừa hóng mát.
Những chùm dổi có vị ngọt thanh xứ Nam bộ, bà bóc từng trái một cho cháu và bé Thảo Linh sao mà ngon đến thế! Bà bảo: “Bao giờ bà cũng dành những chùm ngon nhất cho hai đứa cháu gái ở xa? Bà thương chúng cháu vài năm mới về được một lần. Ước gì cháu có đôi cánh để bay về bên bà cho thỏa nỗi nhớ thương.
Giờ thì cháu chỉ mong đến ngày nghỉ hè thôi vì chỉ có nghỉ hè, chúng cháu mới có thể về thăm bà được. Cháu nói gì huyên thuyên nhiều quá phải không bà?
Cho cháu dừng bút ở đây bà nhé. Cháu hôn bà nhiều.
Cháu gái của Bà
Khánh Nhi
Đồng nghĩa : bình an , yên lành
Trái nghĩa : loạn lạc , bất ổn
Bài này yêu cầu viết bao nhiêu chữ hả em ??? Hay có yêu cầu rõ dung lượng về trang không ?
4 từ ghép chứa thanh ngã:Chững chạc,Lỗi lạc, Lão gia,Lãng tử
câu 1-Lời dẫn trực tiếp
caau2-Lời dẫn gián tiếp
1 . Trực tiếp
2 . Gians tiếp
HT