Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về Cô bé bán diêm
helppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp meeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee
nhak đg cần gấp
Cấm chép mạng chép mạng ko tính
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là một cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô
Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.
Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói. Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thừa. Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ. Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về. Đó là những ngày sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc bên bà nội hiền từ, nhân hậu như một bà tiên, trong ngôi nhà nhỏ xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Những que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến. Em đang phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nếu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo. Mỗi một que diêm sáng lên ước mơ ở đây không phải là ánh sáng của một cây đèn hay của một nguồn ánh sáng gì to lớn. Nó chỉ là một ánh lửa diêm nhỏ bé, dễ dàng tắt lụi trong đêm băng tuyết. Bởi vậy mỗi que bật lên sao có thể sưởi ấm được tấm thân và tâm hồn đã đông lạnh của cô bé. Nó chẳng qua chỉ là chỗ bấu víu cực kì mong manh của cô bé mà thôi. Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó. Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đec-xen lại thiếu tất cả. Ngay cả giấc mơ đẹp nhất em cũng chỉ được thấy khi đã hấp hối.
Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.
Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.
Bài làm : Viết Đoạn Văn Nêu Cảm Nghĩ Của Em Về Cô Bé Bán Diêm
Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.
Trên đây là một số đoạn văn mẫu nêu cảm nghĩ về cô bé bán diêm. Tác phẩm khiến người đọc cảm thấy bi thương cho số phận cô bé, nhưng đồng thời qua ngòi bút nhân văn của nhà văn An-dec-xen, người đọc cảm thấy sự thanh thản với nụ cười vẫn mãi trên môi em.
Để học tốt truyện ngắn Cô bé bán diêm, bên cạnh bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Cô bé bán diêm, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nghĩ về cái kết truyện Cô bé bán diêm, Phân tích bốn giấc mơ của cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm, Phân tích nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen, Thông điệp và tấm lòng nhân ái của nhà văn trong truyện Cô bé bán diêm.
Câu chuyện theo bước chân của Quixada, một nhà quý tộc khoảng 50 tuổi sống ở miền Aragon và Castile, trở về thế kỷ XV tại Tây Ban Nha. Tại thời điểm đó, những chuyện hoang đường phi lý về các hiệp sĩ rất thịnh hành. Nhà quý tộc Quixada say mê những truyện này đến độ cuồng si, bao nhiêu tiền cũng bỏ ra mua truyện hết. Đầu óc chàng ta lúc nào cũng đầy những ý tưởng về sự mê hoặc, gây gổ, đánh nhau, thách đấu, thương vong, nô lệ, oán trách, tình tứ, dằn vặt, những người khổng lồ, những lâu đài tráng lệ, những thiếu nữ bị bắt cóc và các cuộc giải cứu người đẹp hào hùng. Mọi sự tầm thường trong con mắt và suy nghĩ của chàng lại trở nên hoành tráng, mỗi chủ quán là một vị đại thần, mỗi người cưỡi la là một chàng hiệp sĩ, ả gái điếm thành công nương, quán trọ là lâu đài tráng lệ.
Vì danh dự bản thân và vì nhiệm vụ đối với quần chúng, Quixada quyết định trở thành hiệp sĩ lang thang, chu du khắp bốn phương trời để cứu khốn phò nguy, diệt trừ yêu quái và những lũ khổng lồ, thiết lập trật tự và công lý, thử thách mình bằng các hiểm nguy như trong các truyện kiếm hiệp. Chàng ta đổi tên là Don Quixote de la Mancha (nhà hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Mancha) rồi nhờ một tên chủ quán, vốn xuất thân từ tầng lớp hạ lưu, phong cho mình là hiệp sĩ. Để có tiền đi hành hiệp, Don Quixote bán nhà và vay một số tiền khổng lồ từ một người bạn. Chàng đem bộ áo giáp của ông cha để lại đã bị han rỉ và thủng lỗ chỗ ra đánh bóng và đội vào, phong cho con ngựa gầy còm của mình cái tên rất kêu Rocinante (Rô-xi-nan-tê), và để đúng mốt của một hiệp sĩ lang thang phải có một người tình xinh đẹp, chàng nghĩ đến một phụ nữ nông dân chuyên ướp thịt muối hàng xóm mà chàng thầm yêu từ hồi tuổi trẻ và đặt cho cô ta cái tên Công nương Dulcinea del Toboso (Đuyn-xi-nê-a).
Dulcinea
Lần ra đi thứ nhất kết thúc bằng một cuộc giao đấu của chàng với những người lái buôn, vì họ không chịu thừa nhận Dulcinca del Toboso là người đẹp nhất trần gian khi mà họ chưa từng thấy nàng. Don Quixote bị đánh nát người và được một bác nông dân đưa về nhà. Nhưng sau đó Don Quixote lại ra đi, lần này có thêm một giám mã là bác nông dân cục mịch Sancho Panza (Xan-chô Pan-xa). Hai thầy trò hiên ngang cất bước, thầy là một hiệp sĩ cao lòng khòng, mặt xanh mét như xác chết, ngồi ngất ngưởng trên lưng con ngựa khẳng khiu, cặp mắt mơ màng nghĩ về cô hàng xóm mĩ miều Dulcinea del Toboso. Trò thì là một gã lùn tịt, bụng phệ, hai chân như hai que củi, cưỡi trên lưng con lừa nhỏ xíu tên là Dapple, mộng tưởng khi thầy công thành danh toại sẽ ban cho làm thống đốc cai trị một vài hòn đảo.
Sancho
Và từ đây bắt đầu những “chiến công” hào hùng của hiệp sĩ Đôn Kihôtê. Trên cánh đồng vùng Montiel chàng giao chiến với những cối xay lúa mà trong mắt chàng đó là bọn người khổng lồ hung dữ. Gặp đám kỵ binh hộ tống một chiếc xe chở một phu nhân chàng nghĩ ngay đến một nàng công chúa bị bắt cóc đang cần chàng giải cứu. Gặp một đàn cừu, chàng cho rằng đây là đoàn hùng binh của vị hoàng đế oai quyền nhất thiên hạ, lập tức chàng xông vào và tấn công. Kết quả mỗi lần đó là chiến tích đầy mình vì bị đánh nhừ tử, nhưng chàng không hề ngã lòng mà coi đó là những thử thách đương nhiên trên bước đường hành hiệp. Chàng tiếp tục ra đi và chợt gặp một đám tang nhà quý tộc thuộc dòng họ Segovia. Nghĩ ngay tới việc một hiệp sĩ bị tử thương và chàng phải có bổn phận thay mặt đám hiệp sĩ trả thù cho bạn, chàng xông vào đánh tan đám tang đó.
Câu chuyện tiếp tục với việc chàng đánh một anh thợ cạo đội chiếc chậu thau bằng đồng mà chàng tưởng là chiếc mũ bằng vàng của Mambrino. Sau “chiến thắng” này, chàng nghỉ chân tại một quán trọ và trong giấc ngủ đầy mộng mị, chàng mơ thấy mình tham gia một trận chiến vinh quang nhất đời hiệp sĩ của chàng, với chiếc mũ đỏ trên đầu, tay trái quấn chăn làm mộc đỡ, tay phải cầm kiếm đâm chém lia lịa vào những tấm thân phì nộn của bọn khổng lồ làm máu của chúng tuôn chảy ngập phòng. Thật ra, trong cơn mê sảng chàng đã đâm thủng hàng chục túi rượu nho bằng da dê ở quanh phòng.
Sau vụ này, Đôn Ki-hô-tê bị cha xứ và anh thợ cạo ở cạnh nhà bắt phải trở về, nhưng rồi chàng lại trốn thoát và tiếp tục những cuộc phiêu lưu mới với những kép hát lang thang, tham dự đám cưới của ông nhà giàu Camacho, thám hiểm hang sâu của Montesinos, đi trên một chiếc thuyền màu nhiệm tới thăm hai vị quận công vô danh. Cặp vợ chồng này cho bác giám mã Sancho làm chúa một hòn đảo và Sancho tỏ ra rất khôn ngoan trong việc cai trị.
Cuối cùng, sau rất nhiều cuộc phiêu lưu, kiệt sức vì đau buồn, thất vọng và bị đánh bẹp người không biết bao nhiêu lần, Don Quixote trở về nhà trong tình trạng ốm thập tử nhất sinh. Khi chết, Đôn Ki-hô-tê tỏ ra là một người đáng mến, tỉnh táo và nhận thức được tai hại của những cuốn truyện hiệp sĩ mà mình đã từng đọc khi viết những dòng di chúc để lại cho đời.
#Châu's ngốc
Chưa có nhân vật nào gây nhiều ấn tượng sâu sắc và lí thú như nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm của nhà văn Xéc-van-tét, một người đáng thương nhưng cũng rất đáng chê với những hành động nực cười của mình.
Ki-ha-da, một nhà quí tộc bình thường, thú vui của chàng là đi săn và câu cá. Vậy mà khi chàng đọc những quyển truyện kiếm hiệp chàng đã say mê đọc suốt ngày bỏ cả những thú vui của mình và bán hết ruộng vườn, tài sản mình có để mua truyện kiếm hiệp, nhưng tệ hơn nữa là chàng nghĩ tất cả những điều trong truyện đều có thật và muốn phiêu lưu một chuyến trong thiên hạ. Chàng đã biến cái tên thật của mình thành cái tên 'Đô-ki-hô-tê nhà quí tộc tài ở xứ Man-tra’,biến con ngựa gầy còm của mình thành con tuấn mã và bỏ biết bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho cuộc chu du này.
Bài mẫu 1: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích
Tôi nhìn Bún vật lộn, gầm gừ và cắn vào tay, vào mặt, vào người trong sự giãy dụa của ông ta mà thấy vô cùng sợ hãi. Tôi đứng dậy, cố gắng khống chế sự sợ hãi rồi chạy về phía đông người hơn. Tôi phải tìm người giúp nếu không thì ông ta sẽ trốn thoát, và nhiều người sẽ bị ông ta bắt đi hơn mất. Tôi chạy được một đoạn thì thấy có hai người đang đi về phía này, tôi hét lên gọi họ rồi ngã gục xuống vì mệt.
Bài làm
Bún là con chó mà bố mẹ tôi tặng cho tôi vào sinh nhật lần thứ 10. Nó đã gắn bó với tôi được gần 5 năm. Tôi với Bún đã có với nhau thật nhiều kỉ niệm đẹp nhưng kỉ niệm đáng nhớ nhất có lẽ lần Bún đã xả thân mình để cứu tôi.
Bún là chó ta, với bộ lông vàng óng, mượt mà. Lúc mới về nhà, trông chú giống như một cục tơ óng ả. Hai cái tai nhọn hoắt lúc nào cũng vểnh cao đề nghe ngóng tin tức xung quanh. Càng lớn, bún càng tỏ rõ mình là một chú chó thông minh. Bún rất thích cùng tôi chơi trò đuổi bắt, đặt biệt là trò ném bóng. Tôi sẽ cầm một quả bóng hoặc một cành cây ném ra xa. Còn Bún sẽ đuổi theo, bắt lấy chúng rồi mang trở lại cho tôi. Chú ta chơi trò chơi ấy rất vui vẻ, chẳng có vẻ gì là mệt mỏi hết.
Từ khi nuôi Bún, tôi thấy mình học được thêm nhiều thứ. Có lẽ thứ lớn nhất tôi học được từ khi nuôi Bún là chăm sóc cho những vật nhỏ hơn mình. Tôi biết cho Bún ăn, biết dọn dẹp sạch sẽ chỗ ở cho Bún và chơi với Bún nữa. Bún không chỉ đơn thuần là con vật nuôi mà nó giống như một đứa em trong nhà tôi rồi. Vì ai trong nhà tôi cũng đều yêu quý nó cả.
Chiều hôm ấy, như mọi ngày tôi đắt Bún ra công viên để đi dạo. Bún rất thích ra công viên, vì ở đó rất rộng và thoáng, hơn nữa lại Bún cũng quen được rất nhiều bạn ở đó. Trước khi đi, mẹ tôi vẫn dặn như mọi khi:
- Cần thận con nhé, chú ý người lạ.
- Vâng, con biết rồi - Tôi đáp lại mẹ rồi dắt Bún ra khỏi nhà.
Bún quen thuộc với công viên rồi nên khi vừa tới nơi nó đã tung tăng chạy nhảy. Tôi mỉm cười để cho nhìn theo Bún rồi cũng chậm rãi bước theo hướng nó chạy đi. Đang thơ thẩn chỗ bãi cỏ để tìm kiếm cây gậy chơi cùng Bún nên tôi không để ý phía sau mình có một người vẫn luôn đi theo. Tôi phải đi khá xa mới kiếm được một cành cây khô, đúng góc vắng nhất của công viên. Tôi gọi Bún để dắt nó đi lại phía bên kia, nơi có nhiều người tụ tập hơn. Vì công viên khá rộng nên không đảm bảo chỗ nào cũng an toàn được.
- Bún...Bún... - Tôi cất tiếng gọi, nhưng không nghe thấy tiếng sủa cửa nó.
Chợt tôi nghe thấy tiếng bước chân phía sau nên giật mình quay lại. Tôi thấy một người đàn ông trung niên, mặc áo kín, đội mũ và đeo kính không biết đã đi theo mình từ lúc nào. Tim tôi đập bang bang. Không phải chứ? Giữa ban ngày cũng có kẻ bắt cóc sao? Tôi quay đầu lại, bước nhanh hơn và liên tục gọi Bún. Bước chân của người đàn ông kia cũng nhanh hơn theo nhịp bước chân tôi. Tôi bắt đầu thấy lo lắng và sợ hãi. Bước chân cứ thế nhanh dần hơn, cuối cùng là chạy. Người đàn ông kia theo sát phía sau tôi. Tôi lấy hết sức để chạy nhanh hơn nhưng không thể thoát khỏi tay ông ta. Ông ta đuổi kịp, nắm lấy tay tôi, kéo mạnh đi. Tôi đơ người. Tôi vẫn coi lời mẹ dặn mỗi lúc bước ra khỏi nhà là lời nói bông đùa. Vì ai mà manh động đến mức bắt cóc người giữa ban ngày thế chứ. Thế nhưng giờ tôi tin lời mẹ tôi rồi. Tôi nhìn quanh quất, vẫn không có người tiến lại gần đây. Tôi hét lên:
- Bún...Bún ơi. Có ai ở đây không? Cứu cháu với!
Người đàn ông nắm mạnh lấy tay tôi, gằn giọng:
- Im ngay, con nhóc con!
Nói rồi ông ta lấy tay bịt miệng tôi lại để tôi không kêu được nữa. Nhưng tôi đã nhân lúc ông ta không để ý, cắn thật mạnh vào bàn tay ông ta, khiến ông ta phải rụt tay lại. Tôi lại hét lên lần nữa:
- Bún...Bún ơi! Có ai không, bắt cóc! Cứu....
Ông ta ngay lập tức lấy một miếng giẻ trong túi áo định bịt miệng và trói tay tôi lại. Ngay lúc ấy tôi nghe thấy tiếng sủa rồi nhanh như cắt, Bún xuất hiện. Nó nhảy chồm lên, cắn vào tay của người đàn ông kia. Bị tấn công bất ngờ nên ông ta buông tay tôi ra ngay. Nhưng khi nhận ra Bún chỉ là một con chó thì ông ta bình tĩnh lại, rồi đánh Bún. Chân tay tôi bủn rủn hết cả. Tôi nhìn Bún vật lộn, gầm gừ và cắn vào tay, vào mặt, vào người trong sự giãy giụa của ông ta mà thấy vô cùng sợ hãi. Tôi đứng dậy, cố gắng khống chế sự sợ hãi rồi chạy về phía đông người hơn. Tôi phải tìm người giúp nếu không thì ông ta sẽ trốn thoát, và nhiều người sẽ bị ông ta bắt đi hơn mất. Tôi chạy được một đoạn thì thấy có hai người đang đi về phía này, tôi hét lên gọi họ rồi ngã gục xuống vì mệt. Rất nhanh, người đàn ông kia bị hai anh tôi vừa gọi khống chế. Họ báo cảnh sát. Còn tôi ngồi ôm Bún trên bãi cỏ, người run như cầy sấy. Nghĩ lại đến giờ chân tay tôi vẫn còn run. Nếu hôm nay Bún không xuất hiện kịp thời và liều mình cứu tôi, chắc tôi đã không còn có cơ hội ngồi đây để ôm nó nữa rồi. Cũng từ sau sự việc hôm ấy, tôi cẩn thận hơn mỗi khi ra ngoài một mình. Nhờ có Bún mà tôi trở về nhà bình an sau sự việc kinh hoàng ấy. Tôi và Bún đều bị trầy xước nhẹ.
Cả nhà vốn dĩ đã yêu quý Bún, nay lại càng yêu quý và chăm sóc nó chu đáo hơn nữa, vì chính nó đã cứu tôi bất chấp nguy hiểm. Có lẽ với nhiều người cún chỉ là vật nuôi, có thể đánh, có thể mắng, có thể bỏ đói, nhưng đối với tôi, Bún là một người bạn, là ân nhân cứu mạng và là một thành viên trong gia đình. Tôi sẽ luôn yêu quý và chăm sóc nó, để nó có thể ở bên cạnh tôi lâu hơn một chút.
Bài văn mẫu lớp 8: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích
Mỗi đứa trẻ khi trưởng thành không chỉ có những người bạn thân thiết mà còn có tình cảm đặc biệt với vật nuôi của mình. Có những loài vật, nhỏ bé bình thường như vậy. Nhưng đồng hành bên cạnh lâu dần sẽ trở thành một phần cuộc sống. Nhắc lại con vật nuôi, kỉ niệm với Bún – chú cún tôi yêu thích chợt ùa về.
Mẹ tôi không thích nuôi chó, mèo hay bất cứ vật nuôi nào khác. Từ lúc còn bé xíu, chị em tôi đã vô cùng khát khao, ghen tị với mấy đứa trẻ con nhà hàng xóm khi chúng nó vui vẻ chơi đùa với chó mèo. Nhưng bất ngờ, Bún đến với gia đình tôi. Nó vốn là một con chó lang thang, hay vật vờ ở khu xung quanh nhà tôi. Mùa đông bốn năm trước, tôi thương con chó nhỏ không nơi đi về, không có ai chăm sóc nên lén cho nó ăn. Sau khi cả nhà ăn xong, tôi thường lấy cơm nguội và đồ ăn bỏ đi trộn vào một cái bát, đặt ngoài cổng chờ nó ăn xong lại cất bát đi. Tôi làm như vậy liên tục cả tuần liền, Bún quen dần và trở nên thân thiết với tôi. Nhiều lần mẹ không ở nhà, tôi còn đem nó vào nhà tắm rửa cho nó. Nước rửa sạch vết bẩn trên lông Bún, để lộ ra bộ lông trắng muốt. Mấy ngày ăn uống đầy đủ, nó mập ra nhiều, lại thêm hai cái tai ngắn hơi cụp xuống, đôi mắt nâu tròn xoe như bi ve, trông nó rất đáng yêu.Cái tên của Bún là tôi tình cờ đặt cho nó vì một lần tôi đem bún cho nó ăn. Nó không thèm thử đã vội vàng cách xa cái bát. Sau này tôi mới biết nó không ăn những thứ như bún hay phở. Tôi thầm nghĩ thật kỳ lạ rồi gọi nó là Bún. Con chó thông minh, dường như hiểu tôi lấy món nó ghét nhất đặt cho nó nên ban đầu ra vẻ không bằng lòng lắm. Nhưng gọi mãi cũng quen, cu cậu dần chấp nhận.
Một thời gian sau, Bún thực sự trở thành người bạn thân thiết của tôi. Thỉnh thoảng mẹ có nghi ngờ, song Bún không bao giờ tùy tiện vào nhà nên cũng không có ai phát hiện. Nó sẽ vẫn lang thang như vậy nếu vài ngày sau không xảy ra chuyện. Trong khi mải chơi trốn tìm với lũ bạn trong vườn nhà ông Năm đầu xóm, tôi bị một con rắn cắn. Tôi đạp trúng hang ổ của nó nên nó ngay lập tức phun kim lên chân tôi. Lần đầu tiên nhìn thấy rắn gần như vậy, hơn nữa còn bị nó cắn. Tôi nhìn con rắn to bằng hai ngón tay cái mình đang trườn đi, lại nhìn vết cắn nhỏ xíu đang rỉ máu, hoảng sợ vô cùng. Tôi khóc không thành tiếng. Các bạn đều trốn ở nơi khác, bác Năm lại đi ra ngoài từ ban nãy rồi, không ai giúp được tôi cả.
Khi tôi hoảng loạn nhất thì Bún xuất hiện. Hóa ra nó vẫn quanh quẩn bên tôi. Nhìn nó chạy như bay lại chỗ mình, bất chấp hai con chó to nhà bác Năm lạ nó sủa inh ỏi. Nó nhìn nhìn cái chân bị rắn cắn của tôi rồi chạy đi. Nhìn bộ lông trắng khuất dần, lòng tôi chợt thấy hụt hẫng. Bún bỏ tôi lại một mình, chạy biến. Suy nghĩ ngây thơ hiện ra trong đầu tôi, có phải thấy tôi như vậy, nó biết tôi sẽ không cho nó ăn được nữa nên mới bỏ mặc tôi. Lần này tôi òa khóc nức nở. Ngay sau đó, tôi nghe tiếng xôn xao ở phía xa. Bún phóng cái chân ngắn cũn, chạy về phía tôi rồi đứng vẫy vẫy đuôi. Mẹ và bác Năm xuất hiện phía sau nó. Thấy tôi ôm chân ngồi thụp xuống, mẹ lo lắng đến xem thì điếng người. Bác Năm thấy thế cũng vội vã cùng mẹ đưa tôi đến trạm y tế. Bún đứng nhìn theo, ánh mắt nó long lanh kỳ diệu, đuôi nó vẫn ngoe nguẩy vẫy mãi. Bác sĩ kiểm tra vết thương và kết luận không có vấn đề gì, chỉ là một con rắn hoa cỏ không có độc. Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm.
Tôi trở về nhà liền tò mò hỏi mẹ cách mẹ tìm thấy tôi. Mẹ như nhớ ra điều gì, đi lấy cơm nguội giống như tôi hay làm. Vừa lấy mẹ vừa kể:
- Mẹ đang định đi tìm con về sang bà ngoại thì thấy con chó trắng gầm gừ trước cửa. Nó tha cái khăn mặt bị rơi đi làm mẹ phải đuổi theo. Nó chạy đến ngõ nhà bác Năm thì dừng lại, rồi mẹ nghe tiếng con khóc nên đi cùng bác Năm vừa đi chợ về vào xem.
Mẹ dừng một lúc rồi nói tiếp:
- Con chó ấy thế mà thông minh. Mẹ mang cơm cho nó, bác Năm bảo nó lang thang ở quanh đây lâu rồi.
Tôi vui mừng và cảm động trước sự thông minh, tình cảm của Bún, đem câu chuyện kể với mẹ. Tôi thuyết phục mẹ cho mình nuôi nó, mẹ đắn đo giây lát rồi đồng ý. Chị em tôi vui sướng vô cùng, lần đầu tiên chúng tôi được nuôi một chú cún của riêng mình. Bún vào nhà tôi và trở thành người bạn, người canh giữ nhà tuyệt vời. Nó ăn nhiều hơn và lớn nhanh như thổi. Chị em tôi đi đâu cũng dắt nó đi, bạn bè nhìn bộ lông trắng của nó, đứa nào cũng khen nó thật đáng yêu.
Nhiều năm qua đi song mỗi lần nhắc lại kỉ niệm đó, cả nhà tôi đều nhìn Bún bằng ánh mắt yêu thương và cảm kích. Dù vết rắn cắn lần đó không độc, nhưng đổi lại nếu lỡ là rắn độc, không có Bún phỏng chừng tôi đã gặp nguy hiểm. Ngẫu nhiên Bún đến với tôi, nhưng nó lại trở thành một phần quan trọng trong tuổi thơ của tôi
Chị có biết nội quy của nơi học chung của mn là j k z chị kia.mik dell đáng hoàng mà còn đi ns ng ta.định nhìn mặt mà bắt hình zong đấy à,nhìn lại đê sxem chị có tốt đc như ng ta ko mà ns.chính chị là 1 thành phần lm ô nhiễm nơi học chung đấy.bớt tem tém lại chị ạ,mà cx đừng có ns xấu ng khác trg khi mik ch hỉu rõ j về họ.chị có pk họ ko,bt con cak j về họ mà phán xét như đúng rồi.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
+Lão Hạc là đại diện hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám. Lão có một cuộc sống nghèo đói, cũng phải chịu đựng những áp bức bóc lột của xã hội. Tuy nhiên, giữa những vũng bùn của sự tối tăm, thối rữa mục nát của chế độ phong kiến, Lão vẫn giữ vững những đức tính trong sạch, thanh cao cùng một tình yêu con vô bờ. Lão yêu con trai – người con độc nhất của cả cuộc đời lão một cách sâu sắc đến nhường nào. Vì lão chẳng thể lo cho con trai mình có được một đám cưới rình rang, trọn vẹn, khiến cho nó phải phẫn chí thì làm ở đồn điền cao su. Cả cuộc đời, tình yêu duy nhất ông dành hết cho nó, vậy mà xót xa thay người cha ấy chẳng thể lo lắng trọn vẹn cho hạnh phúc cả đời cho con trai. Phải chăng, do xã hội quá nhiều hủ tục nặng nề khiến cho con người ta phải lỡ dở từ bỏ những hạnh phúc lứa đôi? Hay phải chăng, là lão Hạc ích kỷ, không muốn bán mảnh vườn của mình? Ôi, thương thay, chẳng phải ông hẹp hòi, muốn giữ lại tài sản duy nhất cho bản thân mình, ông không cho con trai bán mảnh vườn vì ông biết những khó khăn, bươn trải mà con trai ông cần phải trải qua nếu như có một gia dình. “ Ai lại bán vườn đi lấy vợ? Vả lại bán vườn đi thì cưới vợ về ở đâu?. Bởi thế, mà thằng con trai lão đành từ bỏ, rồi quyết chí đi làm. Trước khi đi xa, nó còn để lại cho bố hẳn 3 đồng bạc lẻ. Đối với lão Hạc, với một người thương con như đứt từng khúc ruột, nhưng vì cái nghèo, ông cũng chẳng có lựa chọn nào khác. Một người đàn ông với đôi mắt rưng rưng, nghẹn ngào khi biết “ thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là con của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi?” Đứa con trai máu mủ ruột già do một tay Lão nuôi lớn nay đã chẳng thể giữ nó lại bên mình. Có cái nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau phải xa đứa con yêu quý, phải bơ vơ sống đơn độc tại góc vườn này. Thế rồi, lão quyết tâm, lão dùng hết lời lẽ để nhờ ông giáo, viết một cái văn tự nhượng lại cho ông giáo để sau này, khi con lão về, nó còn có một mảnh đất để cắm dùi, để có thể tự nó gây dựng một tương lai, cuộc sống của riêng nó. Tình thương con không chỉ thể hiện qua cách ứng xử, mà với lão, đó là một nguyên tắc sống. Dù cuộc sống của ông có nghèo khổ, có bị dồn đến bước đường cùng, thậm chí, bị đẩy dần đến cái chết giày vò thì lão cũng không thể phá hủy tương lai của con lão. Lão chỉ luôn mong mỏi rằng con trai có thể có được một tương lai tốt đẹp hơn. Như vậy, lão có chết cũng chẳng nuối tiếc gì!
#Châu's ngốc
Cậu Vàng bán đi ! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất của đời lão.Năm đồng bạc Đông Dương kể ra cũng là một món tiền to , nhất là giữa buổi đói deo , đói dắt như thế này . Nhưng lão Hạc bán cậu Vàng không phải vì tiền , bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” , “ mà mỗi ngày lo ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng nhưng bán cậu rồi , lão Hạc lại đau khổ, dày vò chính mình trong tâm trạng năng trĩu . Khoảnh khắc “ lão cố làm ra vẻ vui vẻ” cũng không giấu được với khuôn mặt “ cười như mếu và đôi mắt lão ầng ầng nước” . Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đ ắc dĩ , khiến ông Giáo là người báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão . Ông Giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình . Cảm giác ân hận cứ đeo đuổi , giày vò lão Hạc tạo nên sự đột biến trên khuôn mặt “ mặt lão đột nhiên co rúm l ại . Những nếp nhăn xô lại với nhau , ép cho ra nước mắt . Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít , lão huhu khóc”.Bản chất của một con người lương thiện , tính chất của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu , nghĩa tình , trung thực và giàu lòng vị tha đã được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn này . Lão Hạc chỉ vì bán một con chó mà tự oán trách mình đau khổ đến thế. Liệu Binh Tư ,vợ ông Giáo và bao người khác nữa , họ có hiểu không , hay họ chỉ thấy Lão gàn dở , ngu ngốc.Ta cảm thương số phận của lão , ta cảm phục trước đức hi sinh và lòng nhân hậu của lão -một con người cao đẹp.
Trong cuộc sống đói khổ , cùng cực ấy của lão Hạc phải ăn củ chuối , củ ráy ... ông Giáo đã mời lão Hạc ăn khoai , uống nước chè nhưng lão xin khất “ông Giáo để cho khi khác”. Vì trận ốm kéo dài , lão Hạc đã suy sụp hẳn, lão không đủ sức để làm và cũng chẳng có gì để ăn nhưng lòng tự trọng của lão không cho phép mình xâm phạm đến số tiền của con. Từ lúc đó , lão Hạc bắt đầu cuộc lựa chọn tàn khốc nhưng rồi lão đã chọn cái chết.Trước khi chết lão đã nhờ ông Giáo giữ tiền làm ma và trông hộ mảnh vườn để đỡ làm phiền hàng xóm.Tám lòng của lão thật trong sáng lỡ may khi lão chết ông Giáo sẽ lấy mảnh vườn đó thì sẽ sao? Laõ không nghĩ đến điều đó, lão luôn nghĩ mọi người đều tốt cả . Nói đến lòng tự trọng thì có lẽ đó cũng là một điều đáng quý ,lòng tự trọng của lão Hạc đẹp biết bao ,lão từ chối sự giúp đỡ của mọi người kể cả ông Giáo nữa.Kết cục của lão đã được báo trước .Lão đã trải qua những chua chát , tủi cực của một kiếp người , khi phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã đó là phải đứt ruột tiễn đưa người con trai ra khỏi vòng tay của lão , cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi cậu Vàng. Suy cho cùng việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha yêu thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc , tương lai của con sau này . Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông Giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu nó cũng là những lời trăng trối cuối cùng của lão Hạc .Tuy cái chết đã được báo trước nhưng mọi người cũng vẫn bất ngờ , thương cảm cho lão Cái chết của lão thật giữ dội , lão chết “ vật vã ở trên giường , đầu tóc rũ rượi ...; khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái nảy lên” Lão Hạc tượng trưng cho người nông dân bước tới đ ường cùng , không còn lối thoát đành phải tìm đến cái chết - cái chết đó cũng không thanh thảnh như bao người . Nếu lão Hạc muốn đứng vững trên bờ lương thiện thì cái chết là giải pháp cuối cùng để lão khỏi ngã quỵ giữa vực sâu của sự tha hoá .
Kết thúc bi kịch cũng là sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão .Cái đẹp và cái xấu xa bao giờ cũng là cánh tay của một thân thể .Không vì cánh tay trái xấu xa mà đem tay phải chặt đứt cánh tay trái đi thì chính thân thể này sẽ đau đớn chứ không phải là cánh tay trái .
#Châu's ngốc
Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu Văn học hiện thực 1930-1945. Truyện ngắn “ Lão Hạc” là một tác phẩm hay viết về người nông dân của ông. Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chịu thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến tuổi dựng vợ gả chồng, có yêu một cô ở trong làng , nhưng vì nhà gái thách cưới cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó là bi kịch của một người cha mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ mà ở vậy nuôi con. Có phải chăng lão muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý là vì suy nghĩ cho cuộc sống tương lai sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy gì kiếm sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin đi làm ở đồn điền cao su. Lão biết “ cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu nó lắm và nâng nịu gọi nó là Cậu Vàng. Lão coi nó như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó và chủ suốt ngày quấn quýt lấy nhau . Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão rất yêu con chó Vàng-kỉ vật mà đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó vì thương con, không biết có bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện ở chỗ vào năm mất mùa đói kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn mà “ ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”.Không chỉ là một người cha hết mực yêu thương con, lão Hạc còn là đại diện tiêu biểu của một nguwofi nông dân giàu lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của bà vợ ông giáo vì lão hay sang nhà ông giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà ocn từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn là biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt và xấu hổ khi mình đã trót lừa một con chó, để nó kêu ư ử nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách mà lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt đích đáng đối với lão.Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là bi kịch của con người bị hoàn cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu Văn học hiện thực 1930-1945. Truyện ngắn “ Lão Hạc” là một tác phẩm hay viết về người nông dân của ông. Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chịu thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến tuổi dựng vợ gả chồng, có yêu một cô ở trong làng , nhưng vì nhà gái thách cưới cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó là bi kịch của một người cha mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ mà ở vậy nuôi con. Có phải chăng lão muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý là vì suy nghĩ cho cuộc sống tương lai sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy gì kiếm sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin đi làm ở đồn điền cao su. Lão biết “ cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu nó lắm và nâng nịu gọi nó là Cậu Vàng. Lão coi nó như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó và chủ suốt ngày quấn quýt lấy nhau . Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão rất yêu con chó Vàng-kỉ vật mà đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó vì thương con, không biết có bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện ở chỗ vào năm mất mùa đói kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn mà “ ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”.Không chỉ là một người cha hết mực yêu thương con, lão Hạc còn là đại diện tiêu biểu của một nguwofi nông dân giàu lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của bà vợ ông giáo vì lão hay sang nhà ông giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà ocn từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn là biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt và xấu hổ khi mình đã trót lừa một con chó, để nó kêu ư ử nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách mà lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt đích đáng đối với lão.Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là bi kịch của con người bị hoàn cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
K MK NHA
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ
.