K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc và trả lời câu hỏi CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói.Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:

  • Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!
  • Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói.
  • Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
  • Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.
  • Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?
  • Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy. Ốc sên con bật khóc, nói:
  • Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.
  • Vì vậy mà chúng ta có cái bình! - Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta.  (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
  • Câu hỏi. “Câu chuyện ốc sên” được viết theo thể loại nào? A. Truyện cổ tích
  • B. Truyện đồng thoại  
  • C. Truyền thuyết
  • D. Thần thoại
1

B. truyện đồng thoại

( chắc thế )

Hiện nay, khi xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng là lúc có nhiều vấn đề nổi cộm nổ ra nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến vấn đề bạo lực học đường của học sinh hiện nay.Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó...
Đọc tiếp

Hiện nay, khi xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng là lúc có nhiều vấn đề nổi cộm nổ ra nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến vấn đề bạo lực học đường của học sinh hiện nay.

Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó thường xảy ra giữa những học sinh, bao gồm cả việc dọa nạt, tẩy chay hay đánh đập giữa các học sinh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về vấn đề này, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1800 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Có thể nói đây là một con số đáng báo động đỏ về vấn nạn này.

Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên không thể không nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường. Bên cạnh đó là việc muốn thể hiện bản thân mình hơn người nên dùng bạo lực và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh. Nguyên nhân khách quan không thể không nhắc đến là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc.


Hậu quả của vấn nạn bạo lực để lại vô cùng kinh khủng: nó hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng. Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.

Mỗi chúng ta hãy lựa chọn cho mình một hướng đi cho phù hợp có như vậy chúng ta mới cảm thấy được cuộc sống này đang tràn ngập nhiều điều có ý nghĩa và những điều có giá trị nhất. Đem lại cho chúng ta cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn.


0
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội, hiện tượng “sống ảo” đang trở thành một vấn đề phổ biến trong giới trẻ. “Sống ảo” có thể hiểu là việc quá đắm chìm vào thế giới ảo trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram, TikTok… để thể hiện bản thân theo một cách không hoàn toàn đúng với thực tế.Một trong những biểu hiện rõ rệt của...
Đọc tiếp

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội, hiện tượng “sống ảo” đang trở thành một vấn đề phổ biến trong giới trẻ. “Sống ảo” có thể hiểu là việc quá đắm chìm vào thế giới ảo trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram, TikTok… để thể hiện bản thân theo một cách không hoàn toàn đúng với thực tế.

Một trong những biểu hiện rõ rệt của hiện tượng này là nhiều bạn trẻ quá chú trọng đến hình ảnh trên mạng xã hội, đăng tải những bức ảnh lung linh, chỉnh sửa kỹ lưỡng để thu hút lượt thích và bình luận. Thậm chí, một số người còn sẵn sàng làm mọi cách để nổi tiếng, từ khoe khoang cuộc sống xa hoa đến dàn dựng những câu chuyện không có thật. Hệ quả là nhiều bạn dần đánh mất chính mình, chạy theo sự công nhận ảo thay vì chú trọng phát triển bản thân trong đời thực.

“Sống ảo” không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn tác động tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội. Nhiều bạn trẻ trở nên xa cách với gia đình, bạn bè vì dành quá nhiều thời gian cho thế giới ảo. Thay vì tận hưởng những khoảnh khắc đời thực, họ lại mải mê cầm điện thoại để chụp ảnh, quay video hay lướt mạng. Đáng lo ngại hơn, hiện tượng này có thể dẫn đến những vấn đề như áp lực tâm lý, tự ti vì so sánh bản thân với người khác, thậm chí trầm cảm khi không được chú ý trên mạng xã hội.

Để hạn chế tác động tiêu cực của “sống ảo”, mỗi người trẻ cần ý thức được giá trị thực sự của bản thân không nằm ở những lượt thích hay bình luận trên mạng. Chúng ta nên sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh, cân bằng giữa thế giới ảo và đời thực, dành nhiều thời gian hơn để phát triển bản thân, học tập, rèn luyện kỹ năng và xây dựng các mối quan hệ thực sự ý nghĩa.

Tóm lại, mạng xã hội là một công cụ hữu ích nếu biết sử dụng đúng cách, nhưng nếu quá lạm dụng, nó có thể khiến chúng ta đánh mất chính mình. Đã đến lúc giới trẻ cần tỉnh táo hơn trước những cám dỗ của thế giới ảo và trân trọng giá trị thật của cuộc sống.

0
Go-rơ-ki đã nói "Nơi lạnh nhất không phải Bắc cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thực trong cuộc sống, tình thương là nét đẹp tâm hồn làm cuộc sống thêm ý nghĩa. Thế nhưng có một hiện tượng đáng buồn trong xã hội chúng ta ngày nay là con người đang mất đi tình yêu thương ấy mà sống vô cảm, thờ ơ,… nhất là gần đây, tình trạng bạo lực học đường đang dần len lỏi...
Đọc tiếp

Go-rơ-ki đã nói "Nơi lạnh nhất không phải Bắc cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thực trong cuộc sống, tình thương là nét đẹp tâm hồn làm cuộc sống thêm ý nghĩa. Thế nhưng có một hiện tượng đáng buồn trong xã hội chúng ta ngày nay là con người đang mất đi tình yêu thương ấy mà sống vô cảm, thờ ơ,… nhất là gần đây, tình trạng bạo lực học đường đang dần len lỏi vào đời sống chúng ta. Đó thực sự là vấn nạn mà cả xã hội lên án và tìm mọi cách để ngăn ngừa, loại bỏ.

Bạo lực học đường là hành vi sử dụng vũ lực, lời nói hoặc hành động mang tính đe dọa, gây tổn thương về thể xác hoặc tinh thần cho người khác trong môi trường học đường. Hình thức của bạo lực học đường rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc đánh đập mà còn bao gồm những hành vi xúc phạm, chế giễu, cô lập hay bắt nạt trên mạng xã hội. Một số học sinh yếu thế thường xuyên bị bạn bè chê bai ngoại hình, kỳ thị vì hoàn cảnh gia đình hoặc trở thành nạn nhân của những trò đùa ác ý. Đáng lo ngại hơn, có những vụ bạo lực học đường diễn ra ngay trong lớp học mà không ai dám lên tiếng. Điều này khiến vấn nạn ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi sự quan tâm đúng mức từ nhà trường, gia đình và toàn xã hội.

Có rất nhiều các vụ việc về bạo lực học đường xảy ra. Chiều 25/10/ 2024, mạng xã hội lan truyền clip một nam sinh Trường THCS Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội ngồi thụp tại một góc hành lang và bị nhóm bạn đánh hội đồng và quay clip, khiến nhiều người phẫn nộ. Tất cả các nam sinh trong clip này đều là học sinh cùng lớp. Hay chiều 28/10, nữ sinh lớp 7/3 Trường THCS Ngô Gia Tự (xã An Phú, TP. Pleiku, Gia Lai bị nhóm bạn cùng trường dẫn ra cánh đồng sau trường, vùi em xuống đất đánh đập tập thể, quay video lột đồ. Chiều hôm sau 29/10, nhóm này chờ em ra vị trí cũ, tiếp tục đánh đập, vùi xuống bùn đất, giật tóc,…

Vậy do đâu mà tình trạng bạo lực học đường trở nên đáng báo động như vậy? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường rất phức tạp, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Trước hết, chúng ta sẽ bàn đến nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ngày nay. Trong trường học, lớp học xuất hiện một số học sinh có tâm lý muốn thể hiện bản thân bằng cách dùng vũ lực để kiểm soát người khác và xem việc bắt nạt bạn bè là một cách chứng tỏ sức mạnh. Bên cạnh đó, việc thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc, không biết cách kiềm chế sự nóng giận cũng khiến nhiều bạn dễ nổi nóng và phản ứng bằng cách dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan cũng là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách ứng xử của học sinh trong môi trường học đường. Trước hết đó là ảnh hưởng từ môi trường sống cũng là một nguyên nhân quan trọng. Những học sinh lớn lên trong gia đình bố mẹ không hòa thuận, thường xuyên cãi vã, đánh đập cũng thường dễ bị tác động tiêu cực bởi họ cho rằng bạo lực là cách giải quyết vấn đề. Ngoài ra, phim ảnh, trò chơi điện tử có nội dung bạo lực cũng khiến một số học sinh bị kích động, bắt chước hành vi xấu mà không nhận thức được hậu quả. Mặt khác, sự thiếu quan tâm của nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cũng khiến tình trạng bạo lực học đường trở nên phổ biến hơn. Nếu không có sự giám sát chặt chẽ, những hành vi bạo lực có thể tiếp diễn trong thời gian dài mà không ai phát hiện.

Hậu quả của bạo lực học đường vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ đến cá nhân mà còn đến cả cộng đồng. Đối với nạn nhân, các em có thể bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần, dẫn đến tâm lý lo âu, sợ hãi, thậm chí trầm cảm. Nhiều học sinh bị bắt nạt cảm thấy chán nản, không muốn đến trường và dần xa lánh mọi người xung quanh. Không ít trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi nạn nhân không chịu nổi áp lực và tìm đến những hành động tiêu cực. Đối với những học sinh có hành vi bạo lực, nếu không được giáo dục và ngăn chặn kịp thời, các em sẽ hình thành thói quen xấu, ảnh hưởng đến nhân cách sau này. Bạo lực học đường cũng làm giảm chất lượng giáo dục, khiến môi trường học tập trở nên căng thẳng, không còn là nơi an toàn cho học sinh phát triển. Nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để, xã hội sẽ phải đối mặt với những hệ lụy dài lâu khi một bộ phận giới trẻ không được giáo dục về lòng nhân ái và sự tôn trọng lẫn nhau.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn bạo lực học đường? Trước hết, bản thân mỗi học sinh cần nâng cao nhận thức, hiểu rõ rằng bạo lực không phải là cách để giải quyết vấn đề. Khi xảy ra mâu thuẫn, thay vì dùng nắm đấm, các em có thể học cách đối thoại, lắng nghe và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Nếu chứng kiến bạo lực học đường, đừng im lặng mà hãy tìm cách báo cho giáo viên hoặc người lớn để kịp thời can thiệp. Gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái về cách đối nhân xử thế, giúp các em biết cách kiểm soát cảm xúc và có lòng nhân ái. Cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn, lắng nghe những tâm tư, suy nghĩ của con để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Nhà trường cần có những biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong việc xử lý các hành vi bạo lực. Không chỉ dừng lại ở việc kỷ luật học sinh vi phạm, nhà trường cần tổ chức các chương trình giáo dục kỹ năng sống, hướng dẫn học sinh cách kiểm soát cảm xúc, giải quyết xung đột trong hòa bình. Giáo viên cũng cần chú ý đến học sinh của mình, quan tâm đến tâm lý của các em, đặc biệt là những học sinh có dấu hiệu bị bắt nạt. Bên cạnh đó, xã hội cũng cần chung tay trong việc tạo ra một môi trường học tập lành mạnh. Các phương tiện truyền thông nên tuyên truyền nhiều hơn về hậu quả của bạo lực học đường, đồng thời hạn chế các nội dung kích động bạo lực trong phim ảnh, trò chơi điện tử. Những tấm gương về lòng nhân ái, tình bạn đẹp nên được lan tỏa rộng rãi để học sinh noi theo.

Không ai là hoàn hảo cả, ai cũng có những mặt tốt và mặt xấu. Để trở thành ai trong xã hội này đều do suy nghĩ và hành động của mỗi người. Tốt xấu không chỉ thể hiện ở vẻ bề ngoài mà còn do tâm hồn. Vì vậy chúng ta không nên dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Mỗi học sinh cần hiểu rằng bạo lực không bao giờ là giải pháp, mà chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Nhà trường, gia đình và xã hội cần chung tay để xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, nơi học sinh có thể học tập và phát triển một cách lành mạnh. Hãy cùng nhau hành động ngay hôm nay để chấm dứt nạn bạo lực học đường, mang lại một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ trẻ.

0
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, nhờ đó đã sinh ra trò chơi điện tử phát triển vì vậy, các bạn nhỏ rất đam mê, nghiện game.Đây là một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Đam mê điện tử quá nhiều khiến trẻ em sao nhãng việc học, kèm theo đó là mất kiểm soát cảm xúc, sức khỏe giảm sút. Nếu quá đắm chìm vào điện tử, trẻ em cũng có lối vui bạo hành với bạn bè, xa lánh...
Đọc tiếp

Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, nhờ đó đã sinh ra trò chơi điện tử phát triển vì vậy, các bạn nhỏ rất đam mê, nghiện game.Đây là một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Đam mê điện tử quá nhiều khiến trẻ em sao nhãng việc học, kèm theo đó là mất kiểm soát cảm xúc, sức khỏe giảm sút. Nếu quá đắm chìm vào điện tử, trẻ em cũng có lối vui bạo hành với bạn bè, xa lánh xã hội. Đây là vấn đề rất nguy hiểm.

Những bạn nghiện game thường ngồi hàng giờ đồng hồ trước màn hình máy tính hoặc điện thoại. Chỉ để chơi, có khi mỗi ngày quên cả ăn uống, bỏ bê việc học. Có những trẻ em quen hoặc bỏ bê việc học, chuyện gia đình. Chúng lên các tiệm nét bỏ hết định người chơi từ sáng đến khuya.

Nguyên nhân là do nền kinh tế phát triển, làm cho việc chơi điện tử nở rộ, bố mẹ ít sự kiểm soát đến con cái. Điện thoại liên quan mật thiết, bên cạnh đó, bản thân mỗi người tự chủ được bản thân.

Hậu quả của trẻ chơi điện tử làm cho sao nhãng việc học tập , sức khỏe yếu, ảnh hưởng đến sức khỏe, suy nhược, trí yếu. Tinh thần sa sút, dễ cáu gắt, sức đề kháng kém. Chẳng hạn: một cậu học sinh lớp 9 đam mê điện tử mà lại không có tiền, xin bố mẹ nhưng bố mẹ không cho nên cậu học sinh đã giết bố mẹ của mình.

Để khắc phục tình trạng nghiện game thì cần có được chơi quá thời gian quy định, chơi dưới 30 phút đến 1 tiếng trong 1 ngày. Trong gia đình, người thân cần quản lý thời gian chặt chẽ để trẻ học và việc chơi. Phía nhà trường, nhà trường cần tổ chức các trò chơi dân gian, nêu tác hại về việc đam mê chơi game.

Đam mê điện tử có tác hại rất lớn. Chính vì vậy, cần khắc phục tình trạng chơi game rất. Hãy chú ý đến việc học, công việc..

0
1 tháng 4

Tôn trọng sự khác biệt của người khác

1 tháng 4

Thái độ của con người trước sự khác biệt rất quan trọng để duy trì hòa hợp và sự tôn trọng trong cộng đồng. Dưới đây là một số thái độ cần có khi đối diện với sự khác biệt:

  1. Tôn trọng sự khác biệt: Mỗi người có những quan điểm, văn hóa, phong cách sống khác nhau. Thái độ tôn trọng sự khác biệt giúp chúng ta học hỏi và hiểu biết thêm về thế giới xung quanh.
  2. Mở lòng và cầu thị: Thay vì phản ứng tiêu cực, hãy giữ một thái độ mở lòng, sẵn sàng lắng nghe và tìm hiểu quan điểm của người khác. Việc này giúp tạo ra không gian cho sự đồng cảm và thấu hiểu.
  3. Tránh phán xét vội vàng: Đừng vội vã đánh giá người khác dựa trên sự khác biệt. Cần có cái nhìn bao dung và không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.
  4. Chấp nhận sự đa dạng: Chúng ta sống trong một thế giới đa dạng, và sự khác biệt là điều tự nhiên. Thay vì tìm cách thay đổi người khác, hãy học cách chấp nhận và hòa nhập với những sự khác biệt đó.
  5. Cải thiện sự giao tiếp: Khi gặp sự khác biệt, cách thức giao tiếp rất quan trọng. Chúng ta nên giao tiếp một cách hòa nhã, thể hiện sự tôn trọng và cố gắng giải thích quan điểm của mình một cách rõ ràng.
  6. Tự thay đổi mình: Đôi khi, thay vì chỉ mong người khác thay đổi, hãy bắt đầu từ chính mình. Chúng ta có thể học hỏi để trở nên linh hoạt và dễ dàng thích nghi hơn với những sự khác biệt.

Tóm lại, thái độ cần có trước sự khác biệt là sự tôn trọng, lòng bao dung và một trái tim rộng mở để chấp nhận và học hỏi từ nhau.

Đây nha bạn.Chúc bạn học tốt!