Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiến tranh qua đi, để lại biết bao mất mát tổn thương. Đó không chỉ là những nỗi đau về vật chất mà còn là nỗi đau về tinh thần. Như vết cứa rất sâu vào trái tim của con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Truyện ngắn Người ở bến sông Châu là một truyện ngắn như thế, thấm đượm giá trị nhân văn và tình yêu thương, ca ngợi con người mà đặc biệt là những người phụ nữ.
Câu truyện xoay quanh về nhân vật dì Mây. Cô gái trẻ trung xinh đẹp, tóc dì đen dài, óng mượt "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Trước khi đi xung phong dì có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn. Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy chú dì vào cảnh người mỗi ngả chia li cách biệt. Có thể thấy chiến tranh, bom đạn thật tàn nhẫn khi đã đẩy họ vào hoàn cảnh tách biệt.
Khi từ chiến trường bom đạn chờ về. Dì Mây bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh, bằng chân giả. Tuy nhiên nỗi đau thể chất đó không thấm vào đâu khi ngày dì trở về cũng là ngày dì phải chứng kiến người đàn ông mình yêu thương, nghĩ tới nhiều nhất, người đàn ông mà dì viết tên hằng ngày vào cuốn nhật kí ở Trường Sơn đã đi lấy người phụ nữ khác. Thử hỏi làm sao dì có thể chịu đựng được cú sốc tinh thần dã man tới vậy, lòng người con gái giờ đây là sự hụt hẫng, bàng hoàng, trớ trêu và đầy tuyệt vọng. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó ta vẫn thấy được sự kiên cường, mạnh mẽ của dì Mây. Thái độ của dì rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ. Có thể thấy dù đau đớn, tuyệt vọng nhưng dì vẫn nén vào trong, dì là đại diện cho phẩm chất kiên cường của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh và bom đạn
Ở dì Mây còn nổi bật lên phẩm chất tốt bụng, vị tha và bao dung. Khi dì Mây nghe tin cô Thanh vợ chú San khó sinh cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ dì đã ngay lập tức giúp đỡ không hề suy nghĩa, đắn đo điều gì. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái Việt Nam sẵn sàng hi sinh thầm lặng, đánh đổi cả thanh xuân tuổi trẻ và hạnh phúc của cá nhân mình vì những điều lớn lao khác.
Câu 1.
=> Nghị luận xã hội
Câu 2.
đoạn 1 .
Nội dung :
Sự rời rạc trong các mối quan hệ, đặc biệt là với người thân, cha mẹ, bạn bè, thầy cô cũng là một nguy cơ tiềm tàng nhiều bất trắc.
=> Nhấn mạnh tinh thần yêu thương của trẻ với gia đình , mọi người xung quanh , nói ra những tiếng lòng của trẻ con
Đoạn 2 :
Nội dung : đi theo 1 chiều hướng khác với đoạn 1 , đề cao tinh thần biết ơn của trẻ đối với gia đình , đề cao sự yêu thương của cha mẹ dành cho con dù có là qua một điều gì đi nữa.
Đoạn 3 :
Đưa ra lời khuyên để mọi người cùng có sự bình yên và niềm vui sống bằng những thấu hiểu, cố kết và gắn bó , đề cao việc cha mẹ cũng có lỗi chúng ta cần phải biết chia sẽ thấu hiểu , yêu thương cho cha mẹ.
Câu 3.
BPNT : Điệp ngữ ( trẻ )
=> Trẻ cần một sinh quyển an toàn bằng cuộc sống cân bằng và đầy đủ yêu thương, quan tâm. Trẻ cần nhận thức được giá trị cốt lõi của cuộc sống. Trẻ cần lấy thái độ biết ơn làm gốc cho mọi hành xử và lựa chọn.
Tác dụng :
Đề cao việc trẻ cũng có quyền lợi riêng của trẻ , trẻ cần được an toàn , yêu thương , ... đồng thời biện pháp nghệ thuật này làm cho câu văn thêm tính mạnh mẽ , thống nhất , làm tiền đề cho ý nghĩa của câu sau .
Câu 4.
Vì sự sống đối với mỗi con người là quý giá và nghĩa ý nhất , ba mẹ đã cho mình điều ố thì điều tối thiểu nhất của con cái sẽ là phải biết ơn cha mẹ đã cho con được có mặt trên đời .
Phần II
Câu 1:
Trong cuộc sống chúng ta có thấy rất nhiều trường hợp cha mẹ con cái có mối quan hệ bất hòa, không hòa thuận với nhau. Vậy chúng ta cần làm gì khi xảy ra sự rời rạc trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái? Trước hết, cha mẹ và con cái cần ngồi lại nói chuyện rò ràng với nhau về những khúc mắc của cả hai. Từ đó cùng tìm hướng giải quyết. Cha mẹ không nên áp đặt các con mà nên trở thành những người bạn để con có thể mở lòng tâm sự, gần gũi nhau hơn. Con cái cần học cách lắng nghe và chia sẻ với bố mẹ về những điều mình muốn và không muốn bố mẹ làm đối với mình. Khi chúng ta có sự đồng cảm, thấy hiểu, thử đặt vị trí vào nhau thì đời sống sẽ trở nên dễ dàng và có ý nghĩa hơn cả.
Mùa xuân mỗi khoảnh khắc một vẻ, lúc là "mùa xuân nho nhỏ", lúc là "mùa xuân xanh"... và đây Mùa xuân chín nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn Hàn Mặc Tử. Hai câu thơ cuối có lẽ là hai câu thơ hay nhất trong bài thơ. Câu thơ miêu tả hình ảnh người chị gánh thóc đi dọc bờ sông vào buổi trưa nắng chang chang.
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
Một hình ảnh thơ thật mới, thật đẹp nhưng cũng có cái gì đó làm lòng tôi quặn lại. Hương nắng của mùa xuân tỏa khắp bờ sông, phủ lên hình ảnh người chị gánh thóc một màu sắc lãng mạn của cái đẹp huyền ảo, lung linh trong cõi nhớ. Hình ảnh "chị ấy" là hình ảnh một người con gái ẩn danh mà người đọc không thể biết đó là ai, chỉ có tác giả mới biết để mà "sực nhớ", mà thầm hỏi, mà man mác sợ "mùa xuân chín" ấy sẽ trôi qua. Hình như đó là nét thơ của Hàn Mặc Tử, là tâm hồn Hàn Mặc Tử luôn khao khát giao cảm với đời, luôn có một nỗi niềm cô đơn, trống vắng, hẫng hụt như thế. Đó là sự tỏa sáng của cái đẹp hài hòa, đan quyện phả ra từ xuân sắc, xuân tình, từ tạo vật và con người khi ở độ xuân chín. Tuy nhiên, tất cả xuân sắc, xuân thì đẹp huy hoàng ấy chỉ là một ánh chớp kỷ niệm thoáng qua mà thôi. Đó là cái ký ức về xuân thì của “chị ấy” của ngày xa xưa. Cho nên, ở hiện tại, người khách xa sực nhớ cũng là để ngậm ngùi, tiếc thương – tiếc thương cho cái đẹp không biết bây giờ có còn không.
-.-
Tick mik