K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2022

undefined

ht nha

chúc bn ht

ht

h

th

th

th

ht

21 tháng 3 2022

TSP

Sáng chú nhật em được bố dẫn đi xem chương trình ca nhạc chào xuân ở quảng trường giữa thành phố. Đúng chín giờ sáng, chương trình chính thức diễn ra. Mở đầu là màn chào sân và giới thiệu buổi ca nhạc rất duyên dáng của cô MC Phương Hà. Sau đó, các tiết mục lần lượt diễn ra. Nào là hát đơn ca, múa với nón lá, nhảy hiện đại, song ca… Tiết mục nào cũng hay và thật hấp dẫn. Dưới ánh đèn lung linh của sân khấu, cùng những cây đào, cây mai, bánh chưng, mâm cỗ được bày biện tỉ mỉ, không khí mùa xuân ngập tràn cả quảng trường. Trong đó, em thích nhất là tiết mục hát múa Tết ơi là Tết do Top thiếu nhi biểu diễn. Ngồi xem mà em cứ bất giác hát và múa theo. Chương trình ca nhạc này thật hay và ý nghĩa.

HT

21 tháng 3 2022

Sau khi phá tan lũ giặc Ân , Gióng phi ngựa đến một chân núi, cởi bỏ lại giáp sắt rồi một mình một ngựa bay về trời. Hình ảnh đó nói lên tấm lòng yêu nước, sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng của mình để xua đuổi quân thù,cứu lấy những sinh mạng bé nhỏ đang cầu cứu bên ngoài kia. Chàng là một người không màng danh lợi, sẵn sàng từ bỏ mọi thứ để đem lại sự bình yên vốn có của đất nước. Vì thế, nhân dân lập đền thờ, gọi chàng vói cái tên cung kính' Phù Đổng Thiên Vương' và luôn có ước mong bất tử hoá hình tượng Thánh Gióng, để Góng sống mãi với non sông, đất nước ta.

( Mn k cho mik vs nha, thanks)

20 tháng 3 2022

phải biết múa flo

21 tháng 3 2022

Gợi ý cho bạn bài văn của mình:

Tôi là Thạch Sanh. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tôi sống lủi thủi một mình trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ có một lưỡi búa để hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi, nghỉ ở gốc đa. Lý Thông thấy tôi gánh củi về liền lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Tôi cảm động lắm, vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi:

- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

Tôi không nghĩ ngợi gì, vui vẻ nhận lời. Đêm hôm ấy, khi tôi đang mơ màng nửa ngủ nửa thức thì một con trăn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi giơ cao búa đánh vào con chằn tinh. Tôi xả xác nó làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung bằng vàng.

Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít.

Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Tôi không nghi ngờ gì liền trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.

Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng.

Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng.

Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên.

Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi tìm cách lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề.

Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa.

Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.

Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất.

Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.

Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh.

Tôi lấy đàn thần ra gảy. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, tất cả đều phải xin hàng.

Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi cho dọn ra một niêu cơm nhỏ. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi không hết. Cơm trong niêu hết lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.

Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.

ĐỀ THI GIỮA KÌ II - THAM KHẢO SỐ 01 Môn: Ngữ văn lớp 6  PHẦN I: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN       Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:            “Mẹ là cơn gió mùa thu             Cho con mát mẻ lời ru năm nào             Mẹ là đêm sáng trăng sao             Soi đường chỉ lối con vào bến mơ.”                                (Mẹ là tất cả, Lăng Kim Thanh) Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn trích trên được viết theo thể...
Đọc tiếp

ĐỀ THI GIỮA KÌ II - THAM KHẢO SỐ 01

Môn: Ngữ văn lớp 6

 PHẦN I: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

      Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

           “Mẹ là cơn gió mùa thu

            Cho con mát mẻ lời ru năm nào

            Mẹ là đêm sáng trăng sao

            Soi đường chỉ lối con vào bến mơ.”

                               (Mẹ là tất cả, Lăng Kim Thanh)

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó.

Câu 2 (1,0 điểm): Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên? Đặt câu với từ láy mình vừa tìm được.

Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu ý nghĩa câu thơ sau như thế nào? (Viết từ 2 - 5 dòng)

“Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ.”

Câu 4 (1,5 điểm): Trong đoạn trích, mẹ được so sánh với nhiều hình ảnh. Trong các hình ảnh đó, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?

Câu 5 (1,5 điểm): Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên là gì? (Viết đoạn văn từ 3 - 5 câu)

PHẦN II: LÀM VĂN (4,0 điểm)

Kể lại một truyện cổ tích mà em đã được nghe hoặc được đọc nằm ngoài sách giáo khoa.

1
21 tháng 3 2022

1. Thể thơ: lục bát. Hs xem lại SGK những tri thức Ngữ văn về thể thơ lục bát.

2. Từ láy: mát mẻ.

=> Câu: Mùa hè, gió thổi rất mát mẻ.

3. Gợi ý: mẹ đem đến ánh sáng, soi sáng bước con đi, dẫn lối cho con đến những điều tốt đẹp...

4. HS đưa ra ý kiến cá nhân. Gợi ý: Hình ảnh so sánh mẹ với cơn gió mùa thu vì gợi đến sự chăm sóc, che chở, vỗ về con....

5. Gợi ý: Phải biết yêu thương, hiểu thảo với cha mẹ....

ĐỀ I: PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5,0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sát, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng....
Đọc tiếp

ĐỀ I:

 

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sát, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết, giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cum tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát”.

(Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1 (1,5 điểm). Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2 (1 điểm). Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn đó.

Câu 3 (1 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích bằng một vài câu văn.

Câu 4 (1,5 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng qua đoan văn trên.

II. PHẦN VIẾT

Đóng vai nhân vât kể lại môt truyên cổ tích mà em yêu thích nhất

1
2 tháng 4 2022
Đê gi dai vây
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:|          Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm những viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.          Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

|          Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm những viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

          Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Quan bèn dừng ngựa lại hỏi:

       - Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

      Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:

      - Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được may đường.

     Viên quan nghe câu bó hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. Quan bèn hỏi tên họ, làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua. […]

(Em bé thông minh, NXB Giáo Dục)

a)     Giải thích từ “lỗi lạc”, “nhân tài”?

b)    Khi viên quan đặt câu hỏi cho người cha của em bé, em bé đã giúp cha trả lời câu hỏi bằng cách nào? Cách trả lời của em bé có hiệu quả không? Vì sao?

c)      Hình thức viên quan đặt câu hỏi cho cha con em bé chính là một hình thức thách đô, cách em bé trả lời câu hỏi của viên quan là hình thức giải đố. Hãy kể tên một câu chuyện cổ tích cũng có hình thức thách đố và giải đố như thế?

1
21 tháng 4

A.  Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. có phải câu ghép không

20 tháng 3 2022

1. PTBĐ: nghị luận

2. Hậu quả của việc con người không có nhu cầu về cuộc sống trí tuệ là tinh thần con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất đi nền tảng.

3. "Việc nhỏ" là việc tạo dựng thói quen đọc sách cho mỗi người. "Công cuộc lớn" là việc hình thành lối sống, tư duy, suy nghĩ tích cực, xây dựng đạo đức xã hội tốt đẹp.

4. HS rút ra thông điệp và giải thích theo gợi ý sau Thông điệp: Hãy hình thành thói quen đọc sách vì nó đem lại tri thức, văn hóa... cho con người.