K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5

Ngày mai khối 7 mới thi mà em. làm gì có ai thi rồi đâu mà biết đề em ơi. Nay là khối 6 thi em nhé. 

14 tháng 5

"Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

"Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

"Mẹ như biển cả mênh mông

Con luôn ghi nhớ công ơn của người".

13 tháng 5

có chứ bạn trên 8 hay tròn 8 vẫn như nhau 

Chúc bạn đc hsg nhé, học tốt 

13 tháng 5

Đứng lên lập trường của anh thì anh thấy không được nhưng với giáo viên thì chưa biết sao.

12 tháng 5

tui ko bt nhưng chúc bn thi tốt nhé

12 tháng 5

Em có thể lên google và gõ tìm kiếm cụm từ "Bạo lực học đường". Nhờ như vậy mà em sẽ có rất nhiều thông tin và dẫn chứng.

Đề 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa (…) Những giai điệu ngang tàng như gió biển Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời… (Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ...
Đọc tiếp

Đề 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
(…)
Những giai điệu ngang tàng như gió biển
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời…
(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb
Tác phẩm mới, 1985)
Câu 1. Xác định thể thơ.
Câu 2.Phương thức biểu đạt chính
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Những giai điệu
ngang tàng như gió biển/ Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi.
Câu 4. Dấu chấm lửng được sử dụng ở giuuwax hai khổ thơ có tác dụng gì?
Câu 5 Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ?
Câu 6 . Hình dung của em về hình ảnh người lính đảo Trường Sa qua đoạn thơ
trên?
Câu 7. Sau khi đọc xong đoạn thơ , hãy viết một đoạn văn khoảng 5-8 dòng suy
nghĩ của em về trách nhiệm của học sinh với biển đảo việt Nam.
Đề 2.Đọc bài thơ sau
Đảo Sơn ca không có Sơn Ca
Ngày và đêm ầm ầm tiếng sóng
Lúc nào biển cũng là biển động
Sống ngả nghiêng vỡ toác quanh nhà

Đảo Sơn ca không có Sơn Ca
Đêm trăng lên cát trắng mà đỏ áy

Ngày lòe lửa , hoàng hôn dần dật cháy
Cỏ chưa kịp non đã vội úa già.

Đảo Sơn ca không có Sơn Ca
Không có giống chim nào sống được
Cái doi cát mỏng manh như bọt nước
Trôi lang thang trên mặt biển sẩm màu mây

Có tiếng chim nào ríu ran đâu đây
Mà hòn đảo bồng bềnh hư ảo
Tôi đi tìm. Thấy anh lính Hải quân
Đứng ngang trời thổi sáo...
( Trần Đăng Khoa-Tuyển thơ, NXB Văn học , Hà Nội 2016)
Câu 1. Xác định thể thơ?
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính
Câu 3 Chi tiết nào trong bài thơ không nói lên sự khắc nghiệt của Đảo Sơn Ca ?
Câu 4. Tình cảm và suy nghĩ, thái độ của tác giả đối với người lính hải đảo?
Câu 5. Nôi dung ngăn gọn của bài thơ?
Câu 6 Đọc xong bài thơ em thích hình ảnh thơ nào nhất ? Vì sao?
Câu 7 Viết một đoạn văn 5- 8 dòng trình bày suy nghĩ trách nhiệm của em với
biển đảo Việt Nam hiện nay.
Giúp mình trước 7h với nha

0
ĐỀ THI HỌC KỲ II VĂN 7 Phần I: Đọc kỹ đoạn thơ trả lời câu hỏi Chim sơn ca trên đảo Sơn Ca Đảo Sơn Ca không có sơn ca Ngày và đêm rùng rùng tiếng sóng Lúc nào biển cũng là biển động Sóng ngả nghiêng ầm vỡ quanh nhà… Đảo Sơn Ca không có sơn ca Đêm trăng lên cát trắng mà đỏ áy Ngày lòe lửa, hoàng hôn rần rật cháy Cỏ chưa kịp non đã vội úa già. Đảo Sơn Ca không có sơn ca Không có giống chim nào sống...
Đọc tiếp

ĐỀ THI HỌC KỲ II VĂN 7

Phần I: Đọc kỹ đoạn thơ trả lời câu hỏi

Chim sơn ca trên đảo Sơn Ca
Đảo Sơn Ca không có sơn ca
Ngày và đêm rùng rùng tiếng sóng
Lúc nào biển cũng là biển động
Sóng ngả nghiêng ầm vỡ quanh nhà…

Đảo Sơn Ca không có sơn ca
Đêm trăng lên cát trắng mà đỏ áy
Ngày lòe lửa, hoàng hôn rần rật cháy
Cỏ chưa kịp non đã vội úa già.

Đảo Sơn Ca không có sơn ca
Không có giống chim nào sống được
Cái doi cát mỏng manh như bọt nước
Trôi lang thang trên mặt biển sẫm màu mây

Có tiếng chim nào ríu ran đâu đây
Mà hòn đảo bỗng bồng bềnh hư ảo
Tôi ngước tìm. Thấy anh lính Hải quân
Đứng ngang trời thổi sáo…
                      ( Chim Sơn Ca trên đảo Côn Sơn)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
Câu 3 Qua bài thơ, tác giả thể hiện tình cảm, thái độ gì với những người lính hải quân?

Câu 4: Chi tiết nào không diễn tả sự khắc nghiệt của Đảo Côn Sơn?
Câu 5: Dấu chẩm lửng được sử dụng trong dòng thơ "Đứng ngang trời thổi sáo…"  có tác dụng gì?
Câu 6: Em thích nhất hình ảnh hay khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao?
Câu 7: Từ bài thơ trên, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) nêu suy nghĩ của em về trach nhiệm của thế hệ học sinh trong việc bảo vệ Biển đảo quê hương.

Giúp mình trước 8h45p với nhé

 
2
11 tháng 5

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là sử dụng hình ảnh và mô tả để truyền đạt thông điệp.

Câu 3: Tác giả thể hiện tình cảm biết ơn và tôn trọng đối với những người lính hải quân, thể hiện qua việc nhắc đến họ và hình ảnh của họ trong bài thơ.

Câu 4: Chi tiết không diễn tả sự khắc nghiệt của Đảo Côn Sơn là việc không nhắc đến sự khắc nghiệt của môi trường sống trên đảo, chỉ tập trung vào việc mô tả về sự vắng vẻ và hư ảo của nơi đó.

Câu 5: Dấu chấm lửng được sử dụng để tạo ra một hiệu ứng gián đoạn, đồng thời làm nổi bật câu cuối cùng, làm tăng sự chú ý và ấn tượng cho hình ảnh cuối cùng của bài thơ.

Câu 6: Em thích hình ảnh "Đêm trăng lên cát trắng mà đỏ áy" vì nó tạo ra một hình ảnh mơ hồ và đầy màu sắc, gợi lên cảm giác huyền bí và lãng mạn.

Câu 7: Thế hệ học sinh có trách nhiệm lớn trong việc bảo vệ Biển đảo quê hương. Chúng ta cần hiểu và ý thức về giá trị quốc gia của biển đảo, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, và lan tỏa ý thức bảo vệ biển đảo trong cộng đồng. Chỉ khi mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm và hành động, chúng ta mới có thể bảo vệ được tài nguyên biển đảo của quê hương.

4
456
CTVHS
11 tháng 5

Câu 1 : Thể thơ tự do ?

Câu 2 : Phương thức biểu đạt  : Miêu tả và biểu cảm

Câu 3 :

TK:

- Tình cảm của tác giả: Thấu hiểu với những khó khăn, thử thách mà người lính đảo phải đối mặt; Ca ngợi vẻ đẹp ý chí, vẻ đẹp tâm hồn của người lính đảo: không ngại khó khăn, gian khổ; tràn đầy tinh thần, trách nhiệm  với đất nước; trẻ trung, yêu đời… 

- Nhận xét về tình cảm của tác giả: Có thể theo hướng: Những tình cảm của tác giả chân thành, sâu sắc.

Câu 4 :

Bạn xem ở đoạn 1 hoặc đoạn 2 (câu này mik ko bt)

Câu 5 :

Dấu chấm lửng đc sử dụng để tạo ra 1 hiệu ứng gián đoạn , đồng thời làm nổi bật câu cuối cùng , làm tăng sự chú ý và ấn tượng cho hình ảnh cuối cùng của bài thơ.

Câu 6 :

TK

Em thich nhất hình ảnh chim sơn ca trong bài thơ vì nó mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thiếu vắng, sự cô đơn và sự khắc nghiệt của cuộc sống trên đảo Sơn Ca. 

Câu 7 :

TK:

Nhiều nhà thơ, nhà văn đã lấy tuổi trẻ, lấy thanh niên để làm đề tài cho bài văn, bài thơ của mình. Ngày trước, đã có biết bao anh hùng vì đất nước tổ quốc Việt Nam mà không quản ngại khó khăn, xả thân mình vì độc lập tự do của nước nhà. Đặc biệt có những anh hùng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là tuổi trẻ ngày nay cần có trách nhiệm như thế nào để giúp đất nước phát triển thịnh vượng như các bị tiền bối ngày xưa ??? Để giúp nước nhà phát triển, đầu tiên các bạn trẻ cần ra sức học tập thật chăm chỉ để có kiến thức thật vững vàng. Thứ hai, các bạn trẻ phải có hướng đi thật đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của mình để có thể phục dựng cho nước nhà theo hướng tốt nhất phù hợp với năng lực của mình. Và hơn nữa, các bạn còn cần phải ràn luyện thêt lực để có thể cống hiến trong trong trong bất cứ khi nào. Nói chung, việc giúp đỡ, cống hiến, cho nước nhà luôn là việc cần thiết nhất ở mỗi thời đại.

 

 

11 tháng 5

nghiện free fire