K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2018

Nước là hợp chất của các nguyên tố hiđrô và ôxi, có công thức là H2O. Nước rất quan trọng với mọi sự sống trên trái đất. Khi cơ thể người với 70% là nước. Khi thiếu nước chỉ ba ngày là người đó có thể chết, trong khi đó, nếu thiếu thức ăn mà vẫn có nước ta có thể sống đến một tuần hoặc hai tuần. Quá trình hút chất dinh dưỡng của thực vật cũng là hút nước và muối khoáng. Nước có mặt trong toàn bộ các hoạt đông sống. Nhưng hiện nay, nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng mà tác nhân chính đó chính là con người. Vậy nên mỗi người chúng ta hãy cố gắng giữ gìn môi trường sạch sẽ để bảo vệ chính chúng ta và tất cả sinh vật xung quanh.

9 tháng 12 2018

Nước là hợp chất của các nguyên tố hiđrô và ôxi, có công thức là H2O. Nước rất quan trọng với mọi sự sống trên trái đất. Khi cơ thể người với 70% là nước. Khi thiếu nước chỉ ba ngày là người đó có thể chết, trong khi đó, nếu thiếu thức ăn mà vẫn có nước ta có thể sống đến một tuần hoặc hai tuần. Quá trình hút chất dinh dưỡng của thực vật cũng là hút nước và muối khoáng. Nước có mặt trong toàn bộ các hoạt đông sống. Nhưng hiện nay, nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng mà tác nhân chính đó chính là con người. Vậy nên mỗi người chúng ta hãy cố gắng giữ gìn môi trường sạch sẽ để bảo vệ chính chúng ta và tất cả sinh vật xung quanh.

kkk bn vô lí vừa thôi bn ạ

bn lm mik hơi bực đấy......

8 tháng 12 2018

Không phải đề bài nào cũng cần gợi trí tưởng tượng. Không phải lúc nào cũng lắp đôi cánh mà mơ màng, văn học cũng vậy. 

Đề bài thuyết minh cái trống, tôi thấy nó gần gũi. Không phải là đơn thuần MIÊU TẢ hình dạng chất liệu của trống, lẽ nào tiếng trống trường không khơi gợi bạn điều gì? 

Thuở nhỏ bạn đã đọc bài thơ Cái trống trường em chưa? 
"Cái trống trường em 
Mùa hè cũng nghỉ 
Suốt ba thàng liền 
Trống nằm ngẫm nghĩ..." 

Âm thanh rộn rã của tiếng trống trong ngày khai giảng, khi thầy/cô hiệu trưởng đánh tiếng trống bắt đầu năm học mới, bạn thấy sao? Rồi tiếng trống mà học sinh nhấp nhổm mong ngóng: tiếng trống giờ ra chơi. Tiếng trống mà sau đó là âm thanh ồn ào, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ: tiếng trống ra về... Dĩ nhiên, đây là bài văn thuyết minh chứ không phải tự sự, nên ngoài việc đưa cảm xúc, bạn cần nói lên ý nghĩa. 

Bây giờ nhiều ngôi trường không dùng trống, mà dùng chuông báo hiệu.

~~Hok tốt~~

8 tháng 12 2018

Ngay từ những câu thơ mở đầu bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã lí giải những cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của “anh” và “tôi” – của những người lính cách mạng:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
Thành ngữ “nước mặn đồng chua” và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”, giọng điệu thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện, cùng nghệ thuật sóng đôi, tác giả cho thấy tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng cùng cảnh ngộ. Họ là những người nông dân áo vải, ra đi từ những miền quê nghèo khó – miền biển nước mặn, vùng đồi núi trung du. Không hẹn mà nên, những người nông dân ấy gặp nhau tại một điểm: lòng yêu nước. Tình yêu quê hương, gia đình, nghĩa vụ công dân thúc giục họ lên đường chiến đấu. Bởi thế nên từ những phương trời xa lạ, mọi người “chẳng hẹn mà quen nhau”. Giống như những anh lính trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên:”Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ-Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ - Quen nhau từ buổi “một,hai” – Súng bắn chưa quen – Quân sự mươi bài – Lòng vẫn cười vui kháng chiến”. Trong môi trường quân đội, đơn vị thay cho mái ấm gia đinh, tình đồng đội thay cho tình máu thịt. Cái xa lạ ban đầu nhanh chóng bị xóa đi. Sát cánh bên nhau chiến đấu, càng ngày họ càng cảm nhận sâu sắc về sự hòa hợp, gắn bó giữa đồng đội cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Hình ảnh sóng đôi, các điệp từ “súng”,”đầu”, giọng điệu thơ trở nên tha thiết, trầm lắng như nhấn mạnh tình cảm gắn bó của người lính trong chiến đấu. Họ đồng tâm, đồng lòng, cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc – “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Và chính sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau đã giúp các anh gắn bó với nhau, cùng sẻ chia mọi gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Từ gian khó, hiểm nguy, tình cảm trong họ đã nảy nở và họ đã trở thành những người bạn tâm giao, tri kỉ, hiểu nhau sâu sắc, gắn bó thành đồng chí. Hai tiếng “Đồng chí” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng! Nó như một nốt nhạc làm bừng sáng cả đoạn thơ, là điểm hội tụ, nơi kết tinh của bao tình cảm đẹp mà chỉ có ở thời đại mới: tình giai cấp, tình đồng đội, tình bạn bè trong chiến tranh.

* Hok tốt !

# Tiểu_Dii_B_l_a_c_k

8 tháng 12 2018

Có những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ác liệt như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay khi hoà bình đã lập lại trên khắp đất nước Việt Nam như Ánh trăng. Và ở mỗi thời kì, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu đã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí.

Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Bởi vậy, bài thư dường như hoà quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam. Nhưng đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm đau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ. Ở Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thì tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác. Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cảm nhận theo một cách khác.

Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng để hình thành tình đồng chí. Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng. Nếu như nơi anh ra đi là đồng chua nước mặn, là miền trung du nghèo đói; thì nơi tôi ra đời là mảnh đất cằn cỗi chỉ toàn sỏi dá. Những người lính nhận thấy ở nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân. Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, để bảo vệ quê hương. Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung:         

Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Có thể nhận thấy rõ hình ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh để cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng: lí tưởng của họ là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng. Đôi tri kỉ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thành những tri âm, tri kỉ của nhau. Và đó là hai chữ tri kỉ tồn tại trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí.

Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì Chính Hữu đã khắc hoạ nhửng biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét.

Tình đồng chí được bộc lộ và lột tả ngay trong cuộc sống hàng ngày, tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian khổ. Những người lính khi ra đi mang theo một nỗi nhớ:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sự thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù đắp được cho nhau. Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, nhửng tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vắng bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Giếng nước gốc đa luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng sẻ chia nỗi nhớ nhà, tình đồng chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó là cái giá rét của mùa đông, nơi rừng hoang và đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mồ hôi ướt đẫm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết luôn thay đối. Trong hoàn cảnh ấy, những người lính vẫn luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn:

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nấm lẩy bàn tay.

Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân không đi giày, nhưng hình ảnh thương nhau tay nắm lấy bàn tay đã minh chứng cho một tình đồng chí, tình tri âm, tri kỉ gắn kết sâu sắc. Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ.

Và ba câu cuối trong bài thơ đã thực sự khắc hoạ một tình đồng chí trong chiến đấu hiểm nguy. Nếu như những người lính, họ gắn bó với nhau từ khi làm quen, rồi gắn bó với nhau trong cuộc sống thì không lẽ nào những con người cùng chung lí tưởng cách mạng và chiến đấu lại tách rời nhau khi làm nhiệm vụ. Đêm nay rừng hoang sương muối - câu thơ khắc hoạ không gian và thời gian khi những người lính chiến đấu. Đó là vào ban đêm nhưng gian khó và khắc nghiệt hơn, là những đêm trong rừng lặng im với không gian đầy sương muối. Nhưng sự lặng im của khu rừng ấy đã làm nổi bật hình ảnh thơ đặc sắc của Chính Hữu:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Trong gian khổ, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tế. Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả. Khi trăng chếch bóng người ta sẽ nhìn trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tế của mình. Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng. Và ánh sáng của vầng trăng lan tỏa trong đêm giá rét thể hiện lí tưởng cách mạng. Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu. Trong sự lãng mạn của thơ ca cũng có thể coi ánh trăng là biểu tượng hòa bình. Những người lính sát cánh bên nhau, sẫn sàng chiến đấu đế bảo vệ sự tự do cho đất nước. Ba câu thơ cuối với hình ảnh đầu súng trăng treo đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ cua những anh bộ đội Cụ Hồ.

Bằng những hình ảnh thơ đặc sắc, bài thơ Đồng chí đã thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.

* Hok tốt !

# Tiểu_Băng

8 tháng 12 2018

Vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong ” Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Nguyễn Thành Long( 1925-1991) ông bắt đầu viết văn vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Vẻ đẹp trong sáng tác của ông không nằm ở những phát hiện sắc sảo mà nằm ở việc tạo dựng một chất thơ trong trẻo, nhẹ nhàng, thể hiện khả năng cảm nhận cuộc sống tinh tế. ” Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn tiêu biểu của ông, truyện được viết vào năm 1970 là kết quả của chuyến đi Lào Cai của tác giả, truyện ca ngợi những con người lao động bình thường và ý nghĩa của công việc thầm lặng, tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên.

Anh thanh niên là một người lao động bình thường, anh không phải là người đặc biệt anh như bao người khác, anh được giới thiệu: “hai bẩy tuổi tầm vóc nhỏ bé, khuôn mặt rạng rỡ” anh cũng như các nhân vật trong truyện đều có không có tên riêng, có lẽ đây không phải là điều quan trọng đáng nhớ vì mỗi người trên đời này đều có thê giống như anh mà cái đáng nhớ là vẻ đẹp vốn có trong anh.

Anh thanh niên mang trong mình đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người của cuộc sống mới. Ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề ở tinh thần trách nhiệm với công việc. Nói về hoàn cảnh sống và công việc của anh. Theo lời bác lái xe thì anh là người ” cô độc nhất thế gian” bởi đã mấy năm anh sống một mình trên đỉnh núi Yên sơn cao 2600m,  bốn bề chỉ có cây cỏ và mây núi lặng lẽo, công việc của a là đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất…. rồi ghi chép lại và báo về trung tâm, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày. Đây là một công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ chính xác cao và có tinh thần trách nhiệm cao” nửa đêm đúng giờ opps thì dù mưa tuyết giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy làm việc đã quy định: ” Bốn giờ, `11 giờ, 7 giờ tối lại 1 giờ sáng” công việc đòi hỏi tính chính xác theo đúng thời gian lại rất gian khổ, anh phải đối trọi với thời tiết vô cùng khắc nghiệt ” sách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ trực  đợi mình ra là ào ào xông tới”. Nhưng cái gian khổ nhất với anh là phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người, đây là một hoàn cảnh đặc biệt.

Vậy điều gì đã khiến anh vượt qua hoàn cảnh đó? là do anh ý thức được công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống của mọi người, anh hiểu rằng anh sẽ là một cái riêng trong cái chung của mọi người, vì thế khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của quân ta bắn rơi những máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình thật ” hạnh phúc” anh còn có suy nghĩ sâu sắc quan niệm đẹp về ý nghĩa của công việc “khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là mình được? ” huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia” ” công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn.., chết mất” . Vả lại theo anh mỗi người mỗi người đều phải là làm việc vì mình vì gia đình và vì cái chung lớn lao hơn là đất nước, anh tự nhắc mình: ” mình sinh ra để làm gì? mình đẻ ở đâu? mình vì ai là làm việc?”

Đối với anh công việc ý nghĩa như một người bạn là niềm vui của cuộc sống, phải là một người có lòng yêu nghề và sự hi sinh thầm lặng thì anh mới có suy nghĩ sâu sắc đến như vậy.

Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn biết sắp xếp lo toan cho cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh từng  nuôi gà đọc sách thỉnh thoảng xuống đường gặp lái xe và hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà, vơi nỗi cơ đơn. Cảnh sống của anh như một người đang sống và làm việc giữa xã hội chứ không phải mình anh, đúng là một cách sống đẹp đẽ mọi người nhìn thấy cái đẹp bắt đầu từ tâm hồn.

Không chỉ vậy người thanh niên này còn thật đáng yêu ở nỗi thèm người, lòng hiếu khách, sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo, ngay từ phút gặp gỡ bau đầu lòng hiếu khách nồng nhiệt của anh đã gây ấn tượng tư nhiên với ông họa sĩ và cô kỹ sư. Niềm vui được đón khách dạt dào của anh toát lên trên nét mặt qua từng cử chỉ, anh biếu bác lái xe củ tam thất để đem về cho vợ bác mới ốm dậy, anh mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người đến thăm nhà mình và hồn nhiên kể về cuộc sống  và công việc của mình,  của bạn bè nơi lặng lẽ Sa Pa, chúng ta khó có thể quên được việc làm đầu tiêu của anh thanh niên khi có khách, thăm nơi ở của mình là hái một bó hoa to rực rỡ màu sắc tặng người con gái chưa hề quen biết… đó là biểu hiện của tấm lòng sốt sắng tận tình đáng quý.

Công việc vất vả có những đóng góp quan trọng như thế cho đất nước nhưng người thanh niên vẫn hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn, anh cảm thấy những đóng góp của mình chỉ bình thường nhỏ bé so với bao người khác, vì thế anh đã từ chối ông họa sĩ vẽ bức chân dung của mình, con người khiêm tốn ấy còn hào hứng giới thiệu với ông họa sĩ những người mà anh cho là đáng vẽ hơn: ” Ơ bác vẽ cháu đấy ư” không, không, đừng vẽ cháu, để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn, đó là ông kỹ sư ở vườn rau Sa Pa, là anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, có thể nói dù còn trẻ tuổi, nhưng anh đã thấm thía cái nghĩa cái tình của mảnh đất Sa Pa, thấm thía sự hi sinh thầm lặng của những con người ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước.

Anh thanh niên để lại ấn tượng mãi không phai mờ là nhờ cách xây dựng nhân vật rất thành công của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên là nhân viên chính nhưng tác giả không để cho nhân vật chính xuất hiện từ đầu truyện mà tạo một nền cảnh và gợi trí tò mò cho độc giả khi nhân vật này xuất hiện. Đặc biệt tác giả rất thành công trong việc dùng nhân vật phụ để làm tôn lên vẻ đẹp của nhân vật chính. Thông qua cảm xúc suy nghĩ của các nhân vật như ông họa sĩ cô kỹ sư,  bác lái xe, hình ảnh anh thanh niên hiện lên càng cao đẹp hơn đáng mến hơn ngoài ra nhân vật anh thanh niên hiện lên càng cao đẹp hơn đáng mến hơn ngoài ra hình ảnh anh thanh niên không có tên cụ thể mà gọi theo nứa tuổi, đây la một dụng ý  nghệ thuật làm nổi bật chủ đề truyện ” ca ngợi những con người âm thầm làm việc và lo nghĩ cho đất nước, trong đó anh thanh niên là nhân vật tiêu hiểu.,

Có thể nói gấp những trang sách lại rồi mà nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn ” lẵng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long vấn để lại trong lòng người đọc bao ấn tượng khó phai mờ, anh là người yêu công việc yêu cuộc sống cởi mở cahan thành với mọi người đặc biệt là đức tính khiên tốn, Anh chính là hình ảnh tiêu biểu cho những con người lao động mới đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 cuối thế kỷ XX, cuộc sống đẹp đẽ và sự cống hiến hi sinh thầm lặng của anh thanh niên khiến ta trân trọng và cảm phục.anh thanh niên trong truyện lặng lẽ sa pa, nhân vật anh thanh niên trong lặng lẽ sa pa, cảm nhận anh thanh niên trong lặng lẽ sa pa, vẻ đẹp anh thanh niên trong lặng lẽ sa pa, giới thiệu anh thanh niên trong lặng lẽ sa pa, hình tượng anh thanh niên trong lặng lẽ sapa, hình ảnh anh thanh niên trong lặng lẽ sapa, cảm nghĩ anh thanh niên trong lặng lẽ Sa Pa.

Nguồn : https://chuyenvan.net/ve-dep-nhan-vat-anh-thanh-nien-trong-lang-le-sa-pa-cua-nguyen-t.html

* Hok tốt !

# Tiểu_Băng

8 tháng 12 2018

Khi nói đến cái lặng im và lặng lẽ của Sa Pa thì người ta sẽ nghĩ ngay đến việc nghỉ ngơi. Nhưng Nguyễn Thành Long lại cho ta biết về những con người đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho đất nước, để rồi ông viết nên Lặng lẽ Sa Pa. Anh thanh niên trong truyện ngắn này là người tiêu biểu, đại diện cho lớp người lao động thầm lặng ấy.

Anh không xuất hiện từ đầu tác phẩm, không trực tiếp nhận xét về bản thân mình. Nguyễn Thành Long đã cho anh thanh niên – nhân vật chính của tác phẩm – tự bộc lộ vẻ đẹp của mình. Qua lời giới thiệu của bác lái xe: anh sống cô độc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét, làm công tác khí tượng kiêm vật ụ địa cầu, sống giữa rừng xanh, mây trắng, bốn bề chỉ toàn là cỏ cây. Dường như người đọc không thể hình dung một cách cụ thể con người của anh. Nhưng khi anh xuất hiện, ông họa sĩ sau khi nghe lời giới thiệu thì bỗng như đứng sững sờ, xúc động khi thấy “người con trai bé nhỏ, nét mặt rạng ngời”. Anh thanh niên quả là một người đầy bản lĩnh, có như thế thì mới dám sống và làm việc ở một nơi thiếu bóng người như thế.

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp đã đưa người đọc đến gần hơn tâm hồn và tính cách của anh thanh niên. Hàng ngày, anh thanh niên làm việc với đủ loại máy đo mưa, máy nhập quang kí đo ánh sáng mặt trời, cái máy đo gió và cái máy đo chấn động của vỏ trái đất. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng và báo về “nhà” bằng máy bộ đàm. Công việc ấy cần phải chính xác và đúng giờ.

Anh còn bảo: “Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Công việc tuy vất vả nhưng anh thanh niên đã vượt qua tất cả và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cuộc sống của anh hòa vào cuộc sống của mọi người. Anh rất vui và tự hào khi mình đã góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta bắn hạ máy bay của Mĩ. Những công việc tưởng chừng như đơn giản và thầm lặng ấy của anh đã góp phần rất lớn trong việc đự báo thời tiết để sản xuất. Nhờ hăng say trong công việc, anh không thấy cô đơn khi làm việc một mình ở vùng cao hẻo lánh và cảm thấy vui khi hoàn thành tốt công việc của mình.

Anh còn là một người hiếu khách: rót nước mời ông họa sĩ và cô kĩ sư, cắt hoa tặng cô gái và tặng một làn trứng cho bác lái xe, ông họa sĩ và cô gái trẻ. Những món quà ấy tuy không đáng là bao nhưng thấm đượm tình nghĩa, giàu lòng hiếu khách. Anh thanh niên không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, quan tâm đến người khác, anh còn có một lối sống ngăn nắp, mẫu mực. Bác họa sĩ lấy làm ngạc nhiên khi bước vào nhà của anh. Trước khi đến đây, bác đã tưởng tượng ra một căn nhà chưa kịp quét, một tấm chăn chưa kịp gấp nhưng hiện ra trước mắt bác lại là một căn nhà ba gian sạch sẽ, tất cả mọi thứ được để ngăn nắp. Anh hái hoa tặng khách. Hoa anh trồng đang khoe sắc. Nào hoa đơn, thược dược, và các loại rau. Điều đó đã làm những vị khách mới này bất ngờ. Ngoài những công việc này anh còn nghiên cứu sách báo. Anh có thể dùng số tiền mua sách vở cho việc sắm sửa các vật dụng khác phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhưng anh mừng quýnh lên với những cuốn sách anh nhờ bác lái xe mua hộ. Và anh không hề cảm thấy cô đơn vì đã có sách làm bầu bạn. Anh nói với cô kĩ sư trẻ: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”. Bởi vậy, anh không cảm thấy cô đơn khi sống một mình ở vùng cao hẻo lánh.

Anh khiêm tốn khi thấy ông họa sĩ vẽ mình, anh thấy mình chưa xứng đáng để được vẽ nên anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ một số người khác thích hợp hơn mình. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, luôn tìm cách thụ phấn cho su hào để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Không chỉ giới thiệu ông kĩ sư, anh còn cho ta biết về anh cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu riêng bản đồ sét cho nước ta. Anh luôn nghĩ cho mọi người. Chính vì thế nên ông họa sĩ phải thốt lên: “Chao ôi, bắt gặp được một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác”.

Dù được nhìn qua suy nghĩ của ông họa sĩ, cô kĩ sư nhưng chúng ta cũng hình dung được những nét đẹp đáng quí ở anh thánh niên. Anh có một cuộc sống thật đáng sống và một tâm hồn phong phú. Anh luôn tạo ra cái đẹp ở quanh mình, dù đó là vùng cao xa xôi. Anh thanh niên là một hình tượng điển hình cho chúng ta học tập. Qua câu chuyện, Nguyễn Thành Long muốn nhắn nhủ chúng ta hãy biết sống vì mọi người và sống hữu ích cho cuộc đời. Hãy làm những thanh niên tình nguyện, những cán bộ tình nguyện công tác ở vùng cao, đem tài năng của mình để phục vụ đất nước. Đây là vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống.
* Nguồn : hadim.vn

Cho đoạn văn" Quê cháu ở Lào Cai này thôi.Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy ,hóa lại không. Cháu có bố tuyệt lắm. Hai bố con cũng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không .Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.Không có cháu ở đấy .Các chú lại cứ một chú lên tận đây .Chú ấy nói :nhớ cháu góp phần...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn

" Quê cháu ở Lào Cai này thôi.Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy ,hóa lại không. Cháu có bố tuyệt lắm. Hai bố con cũng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không .Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.Không có cháu ở đấy .Các chú lại cứ một chú lên tận đây .Chú ấy nói :nhớ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu ,thật là đột ngột, không ngờ lại như thế .Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắp "Thế là một -hòa nhé !".Chưa hòa đâu bác ạ .Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc .Ơ,bác vẽ cháu đấy ư ?Không ,không ,đừng vẽ cháu!Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

1,Trích trong? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của vb có đoạn trích dẫn trên

2, Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Dùng một câu văn nêu chủ đề đoạn trích 

3,Phát hiện và ghi ra giấy 1 lời văn gián tiếp trog đọan trên

4,Viết 3-5 câu nêu suy nghĩ của en về quan niệm sống hạnh phúc của ng xưng cháu trog đv

 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
7 tháng 12 2018

1. Trích trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Hoàn cảnh: trong một chuyến đi thực tế lên vùng núi Lào Cai những năm 1970 của tác giả.

2. Phương thức biểu đạt: tự sự.

Lời bộc bạch và sự khiêm tốn của anh thanh niên.

3. Lời văn gián tiếp: Câu "Chú ấy nói... Hàm Rồng.

4. Quan điểm sống của anh thanh niên trong đoạn trích thật đáng trân trọng. Anh vui với việc được cống hiến và hết mình vì công việc. Hơn thế, anh còn rất khiêm tốn và nỗ lực lập công góp phần xây dựng đất nước. Anh thanh niên là hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.

6 tháng 12 2018

đáp án

thánh gióng

hok tốt

6 tháng 12 2018

chịu thui

#@k%#