K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11

Chuối mẹ, chuối út, bọn chuối, mụ mèo

6 tháng 11

cái này hc ở lp6 r mà b, kể cả ở tiểu hc cx hc r

6 tháng 11

Văn xuôi là một hình thức hoặc kỹ thuật của ngôn ngữ thể hiện một dòng chảy tự nhiên của lời nói và cấu trúc ngữ pháp. Tiểu thuyết, sách giáo khoa và bài báo là tất cả các ví dụ về văn xuôi

6 tháng 11

tham khảo:

Những va vấp và sự cố trên đường đi có thể sẽ làm ta nản lòng và tuyệt vọng. Những lúc ấy, ta sẽ cần lắm một bờ vai để dựa vào, một nơi để sẻ chia những nỗi niềm, một vòng tay âu yếm đế chở che. Khi đó, người anh và người chị sẽ luôn sẵn sàng ở bên ta, nâng đỡ ta, che chở cho ta, thương yêu ta, sưởi ấm con tim và chữa lành vết thương cho ta. Thông điệp yêu thương ấy lại một lần nữa được gửi gắm trong câu chuyện “Anh Hai” của Lý Thanh Thảo. Hai từ “Anh Hai” nghe thật tha thiết. Quả thật như vậy, câu chuyện kể về hai đứa trẻ nghèo phải đi bới móc rác, không có tiền để mua đồ ăn dù chỉ là một chiếc bánh nhỏ để ăn. Một hôm nọ, khi đang bới móc rác thì hai anh em bỗng thấy một chiếc bánh kem nằm sát mép cống. Bất chấp việc chiếc bánh đã bị vấy bẩn, hai anh em vẫn chạy đến, nhìn chiếc bánh một cách thèm thuồng. Vi thấy chiếc bánh bẩn quá người anh ra sức thổi hết bụi đi nhưng bụi “chẳng chịu đi cho”, người em vì đói qua nên phụ anh thổi. Nhưng chính “cái miệng háu đói” của người em đã làm chiếc bánh rơi tõm xuống cống. Người em khóc, đổ lỗi cho người anh. Người anh không phủ nhận mà lại nhận hết trách nhiệm về mình rồi còn nhường phần nhiều miếng kem dính trên tay cho người em. Chiếc bánh ấy mặc dù đã bị người khác vứt bỏ nhưng hai anh em ấy lại xem nó như món quà mà trời ban tặng cho. Qua câu chuyện trên, ta thấy được có nhiều người có được cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc nhưng không biết trân trọng trong khi còn có biết bao người bất hạnh hơn mình gấp trăm lần. Đồng thời câu chuyện còn muốn đề cao tình anh em, chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau. Trong câu chuyện ta còn thấy có nhân vật cậu bé và người mẹ trong chiếc xe. Qua hình ảnh đó ta thấy được cậu bé ăn bánh đến nỗi ngán ngẩm không muốn ăn nữa còn hai đứa trẻ kia thì không có bánh để ăn, phải nhặt lại chiếc bánh mà cậu bé kia đã vứt bỏ. Từ đó ta nhận được thông điệp rằng mình còn hạnh phúc và may mắn hơn rất nhiều người khác nên hãy quý trọng cuộc sống của mình hoặc nếu có lòng nhân hậu thì hãy sẻ chia “chiếc bánh ấy” cho những người đang cần nó chứ đừng như cậu bé thẳng tay vứt bỏ “chiếc bánh”. Tình yêu thương không cần thể hiện qua một cái gì đó lớn lao. Tình yêu thương có thể là thầm lặng. Tình yêu thương thể hiện qua những điều nhỏ nhặt và tầm thường nhất trong cuộc sống như hai anh em nhường nhau một mẩu bánh trong câu chuyện “Anh Hai” hay là một bàn tay nâng đỡ khi thấy người khác gặp hoạn nạn khó khăn. Tình anh em cũng thế, không cần thể hiện ra cho mọi người thấy, chỉ cần trong tim mỗi người đều có ngọn lửa yêu thương thì có thể sưởi ấm khắp cả thế gian.

Thăng Long - Hà Nội là một mảnh đất nghìn năm văn hiến. Bởi vậy, mỗi người dân nơi đây đều tự hào khi nhắc đến mảnh đất này:

“Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai”

Có lẽ sẽ chẳng một người dân nào sống ở đây là không biết đến ba mươi sáu phố phường của Hà Nội. Các tên phố phường cũng thật độc đáo, gắn với những mặt hàng buôn bán hay sản xuất ở đó như Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai… Cách gọi thật dễ nhớ, lại chẳng thể nhẫm lần được. Cảnh vật và con người hiện lên thật tấp nập, nhộn nhịp với “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Đó là cách so sánh đầy ý vị, khiến cảnh vật hiện lên như một bức tranh sinh động và có hồn. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” góp phần thể hiện lòng tự hào về sự nhộn nhịp của phố phường Hà Nội. Có thể thấy, qua việc tái hiện lại không khí sôi nổi và giàu có của Long Thành, bài ca dao còn ngầm thể hiện tình yêu mến đối với mảnh đất thủ đô.

Hãy phân tích đặc điểm nhân vật tôi trong đoạn trích sau: "Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại. Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào học bài sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này. Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng phải buộc ăn món đó, tôi đâm ngán. Hơn...
Đọc tiếp

Hãy phân tích đặc điểm nhân vật tôi trong đoạn trích sau: "Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại. Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào học bài sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này. Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng phải buộc ăn món đó, tôi đâm ngán. Hơn nữa, dù dạ dày tôi bấy giờ tuyền một màu đỏ, trí nhớ tôi vẫn chẳng khá lên chút nào. Tôi học trước quên sau, học sau quên trước. Vì vậy tôi phải học gấp đôi những đứa khác. Tối, tôi thức khuya lơ khuya lắc. Sáng, tôi dậy từ lúc trời còn tờ mờ. Mắt tôi lúc nào cũng đỏ kè. Ba tôi bảo: - Nhất định đầu thằng Chương bị hở một chỗ nào đó. Chữ nghĩa đổ vô bao nhiêu rớt ra bấy nhiêu. Thế nào sang năm cũng phải hàn lại. Mẹ tôi khác ba tôi. Mẹ không phải là đàn ông. Mẹ không nỡ bông phòng trước thân hình còm nhom của tôi. Mẹ xích lại gần tôi, đưa tay nắn nắn khớp xương đang lồi ra trên vai tôi, bùi ngùi nói: - Mày học hành cách sao mà càng ngày mày càng giống con mắm vậy Chương ơi! Giọng mẹ tôi như một lời than. Tôi mỉm cười trấn an mẹ: - Mẹ đừng lo! Qua kỳ thi này, con lại mập lên cho mẹ coi! Không hiểu mẹ có tin lời tôi không mà tôi thấy mắt mẹ rưng rưng. Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng. Dù sao, công của tôi không phải là công cốc. Những ngày thức khuya dậy sớm đã không phản bội lại tôi. Kỳ thi cuối năm, tôi xếp hạng khá cao. Ba tôi hào hứng thông báo: - Sang năm ba sẽ mua cho con một chiếc xe đạp. Mẹ tôi chẳng hứa hẹn gì. Mẹ chỉ" thưởng "tôi một cái cốc trên trán: - Cha mày! Từ nay lo mà ăn ngủ cho lại sức nghe chưa! Ba tôi vui. Mẹ tôi vui. Nhưng tôi mới là người vui nhất. Tôi đàng hoàng chia tay với những tô canh bí đỏ mà không sợ mẹ tôi thở dài. Dù sao thì cũng cảm ơn mày, cơn ác mộng của tao, nhưng bây giờ xin tạm biệt nhé! Tôi cúi đầu nói thầm với trái bi cuối cùng đang nằm lăn lóc trong góc bếp trước khi cung tay cốc cho nó một phát."

2
LV
6 tháng 11

gấpppppp

6 tháng 11

Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là một học sinh lớp chín chăm chỉ, có nghị lực vượt qua khó khăn trong học tập. Dù trí nhớ không tốt, "tôi" vẫn kiên trì học bài, thức khuya dậy sớm, cố gắng học gấp đôi những bạn khác. Mặc dù phải ăn món bí đỏ mỗi ngày theo lời mẹ, "tôi" vẫn không tỏ ra buồn bã mà tìm cách an ủi mẹ bằng những lời lạc quan. Mối quan hệ với mẹ thể hiện sự lo lắng và yêu thương vô điều kiện, dù mẹ không nói ra, nhưng ánh mắt và lời nói của bà khiến "tôi" cảm nhận được tình cảm sâu sắc đó. "Tôi" cũng có sự tự nhận thức rõ ràng về bản thân, không bi quan dù có lúc cảm thấy mệt mỏi. Sau khi vượt qua kỳ thi và đạt thành tích khá, "tôi" cảm thấy tự hào và vui mừng, không chỉ vì kết quả học tập mà còn vì đã vượt qua được những thử thách, trong đó có cả những tô canh bí đỏ mà mẹ đã khéo léo chuẩn bị. Cảnh cuối cùng với việc "tôi" tạm biệt trái bí đỏ cuối cùng là sự kết thúc nhẹ nhàng, hài hước nhưng cũng rất sâu sắc, thể hiện sự trưởng thành và cảm ơn những khó khăn đã qua trong suốt quá trình học tập.