K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2

5 x 2 x 333 - 14 : 5

= 3330 - 2,8

= 3327,2

18 tháng 2

 bằng 663,2

giúp mình vs!

 

18 tháng 2

     Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã giúp người đọc hiểu được lối sống giản dị của Bác. Trước hết, tác giả đưa ra nhận định chung về đức tính giản dị của Bác: “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”. Tiếp đến, Phạm Văn Đồng đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lối sống giản dị của Bác trên nhiều mặt. Về nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Căn nhà chỉ có vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ, đồ đạc trong phòng cũng rất mộc mạc, đơn sơ. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” - Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Bác yêu thương người dân như người thân trong gia đình. Cuối cùng tác giả khẳng định tầm ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam. Có thể thấy, văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” vừa có những chứng cứ cụ thể, nhận xét sâu sắc và thấm đượm tình cảm chân thành.
=> Tính mạch lạc và liên kết:
- Các câu văn đều bình luận về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Phép liên kết được sử dụng:
• Phép nối: “Trước hết… Tiếp đến… Cuối cùng…”

18 tháng 2
Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy cũng khó có thể được coi là "người đẹp" nếu như không có một tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ trang sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ở mỗi con người.
Vẻ đẹp tâm hồn sẽ được lý giải theo hai cách: một cách theo ngôn ngữ học, coi đẹp là thiện, người có tâm hồn đẹp tức là có tấm lòng lương thiện. Nếu lý giải theo kiểu này sẽ hoàn toàn là vấn đề luân lý, đạo đức. Cách lý giải thứ hai mang ý nghĩa Mĩ học, người có tâm hồn đẹp phải mang một lý tưởng cao đẹp. Hai cách lý giải trên sẽ dẫn đến hai tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau, khi thực thi sẽ có hai phương pháp, con đường khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất, vẻ đẹp tâm hồn là một quy phạm đạo đức phổ biến. Nó yêu cầu mọi người đều phải đạt tới. Ý nghĩa thứ hai chỉ là một lý tưởng mê hoặc người ta. Nếu coi nó là một quy phạm đạo đức phổ biến, sẽ bị xa rời thực tế. Nếu trong nhận thức không chuẩn xác thì hành động dễ bị lẫn lộn.
Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người, giống như nhận thức, quan niệm, động cơ lý tưởng... Tâm hồn của một con người tốt đẹp hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng. Tấm lòng lương thiện, chính nghĩa mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không vì tư lợi, coi việc giúp người là niềm vui, lập trường kiên định, lý tưởng cao đẹp, vì nước vì dân, có chí vươn lên trong cuộc sống. Chính từ những biểu hiện tốt đẹp của mỗi con người ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì vậy không chỉ nói tầm quan trọng của tâm hồn một cách cô lập. Bởi tâm hồn vốn là một từ vô hình, nếu không thông qua các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm, thực tiễn xã hội... sẽ không thể hiểu nó một cách chính xác. Đồng thời, biểu hiện tâm hồn của con người không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau, có kẻ bề ngoài đường hoàng chững chạc nhưng đầu óc đen tối, có người có những ước mơ tốt đẹp, nhưng lại không có đủ nghị lực để thực hiện nó. Nếu nhìn một cách cô lập, trên phương diện nào đó có thể phù hợp với đẹp hoặc thiện nhưng thực tế không phải thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại. vẻ đẹp và cái thiện chân chính phải hài hoà giữa biểu hiện bề ngoài với nội tâm, lời nói và việc làm phải nhất trí cao độ, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Một biểu hiện bề ngoài tao nhã tương ứng với bản chất nội tại chân thật không thể tự nhiên mà có được mà là kết quả của sự tu dưỡng của cá nhân cộng với ảnh hưởng cũa môi trường xã hội, giáo dục. Ví dụ một vận động viên biểu diễn thể dục, hoặc bằng nghệ thuật cao siêu, hoặc bằng những tư thế đẹp, hoặc bằng động tác linh lợi cương cường khiến khán giả nhìn thấy được sức sống vẻ đẹp trí tuệ, cơ bắp, tình cảm của mình và khán giả được hưởng thụ cái đẹp. Vẻ khoẻ đẹp này, nếu không có sự nghiêm túc học hỏi của cá nhân, sự khổ công rèn luyện, sự giúp đỡ của thầy, của bạn thì liệu có đạt được chăng

     

ok bn nhé chúc bn học tốt

18 tháng 2

Viết 1 bài văn nhá

18 tháng 2

Chính sự phát triển của ngành công nghệ thông tin đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới cho con người. Cuộc sống trở nên hiện đại hơn, thông minh hơn và tiện ích hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà công nghệ mang lại, cũng tồn tại những tác động tiêu cực đối với cuộc sống của chúng ta. Vậy công nghệ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người? Hãy cùng chúng tôi khám phá điều này thông qua bài viết dưới đây.

Sự xuất hiện của khoa học công nghệ cùng với những phát minh khoa học tiên tiến đã hoàn toàn thay đổi bản chất cuộc sống của con người. Điện thoại thông minh, máy tính, điều hòa, robot, thanh toán bằng thẻ, và cả ô tô tự lái, máy bay tự lái,... đều là những sáng chế tiên tiến, thông minh của con người, đánh dấu một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử nhân loại.

Sự xuất hiện của các thiết bị công nghệ tiên tiến đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Những thiết bị này giúp con người giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả, mà không cần phải tốn nhiều sức lao động.

Điện thoại không chỉ giúp chúng ta duy trì liên lạc với nhau, mà còn hỗ trợ giải trí, kinh doanh, và thanh toán. Điện thoại thông minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Máy tính cũng đã giúp con người giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa, máy tính là công cụ giúp con người tìm kiếm thông tin hiệu quả, và không thể thiếu kết nối internet để hoàn thành nhiều nhiệm vụ. Điện thoại, máy tính và internet đều liên quan chặt chẽ và cùng nhau tạo nên cuộc sống hiện đại.

Những phát minh hiện đại như máy bay, ô tô tự lái, và cửa hàng tự động mà không cần người bán cũng mang lại nhiều lợi ích. Chúng đã đánh dấu một bước tiến mới trong sự phát triển của con người. Các thiết bị công nghệ tiên tiến, từ việc thay thế con người trong nhiều tác vụ, đến việc làm nhà bằng robot và hệ thống tự động trong gia đình, đều đã thay đổi cách chúng ta sống và làm việc.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ ràng, không thể phủ nhận rằng còn tồn tại những hệ lụy của công nghệ. Công nghệ có thể làm cho chúng ta trở nên lười biếng hơn và đôi khi tạo ra sự ích kỷ và tình trạng căng thẳng. Chúng ta có thể thay thế công việc nhà bằng robot trong khi chỉ ngồi nghe nhạc hoặc xem phim. Khi điện thoại hoặc máy tính gặp sự cố, chúng ta có thể trở nên cáu kỉnh và tức giận.

Công nghệ có thể làm mất giấc ngủ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ hoặc xem phim vào buổi tối có thể gây ra rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của chúng ta. Nó có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như béo phì, trầm cảm, căng thẳng tinh thần và suy giảm trí nhớ.

Công nghệ cũng mang theo nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm. Các thiết bị tự động có thể thay thế nhiều công việc trước đây do con người thực hiện, không cần người bán hàng, người lái xe, hay người làm công việc nhà. Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người, dẫn đến tình trạng thất nghiệp và khó khăn trong việc kiếm sống.

Tóm lại, sự phát triển của công nghệ đã đem lại sự thay đổi to lớn trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, nó cũng mang theo nhiều hệ lụy không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và tinh thần của con người. Vì vậy, chúng ta cần biết cách sử dụng công nghệ một cách hợp lý để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mình.

 

24 tháng 2

sai đâu

25 tháng 2

qoạc

 

1. Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến tán thành về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 2. Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến tán thành về nhận xét: Lười học đang là vấn nạn của học sinh hiện nay 3. Viết bài văn phân tích nhân vật chú bé căn cừu trong câu chuyện ngụ ngôn sau:                                                 Chú bé chăn cừu và con cáo  Một chú bé chăn cừu cho chủ thả cừu gần một khu...
Đọc tiếp

1. Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến tán thành về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

2. Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến tán thành về nhận xét: Lười học đang là vấn nạn của học sinh hiện nay

3. Viết bài văn phân tích nhân vật chú bé căn cừu trong câu chuyện ngụ ngôn sau:

                                                Chú bé chăn cừu và con cáo

 Một chú bé chăn cừu cho chủ thả cừu gần một khu rừng rậm cách làng không xa lắm. Chăn cừu được ít lâu, chú cảm thấy cuộc đời chăn cừu thực nhàm chán. Tất cả mọi việc chú có thể làm để giải khuây là nói chuyện với con chó hoặc thổi chiếc kèn chăn cừu của mình.

Một hôm, khi chú đang ngắm nhìn đàn cừu và cánh rừng yên tĩnh, và suy nghĩ mình sẽ phải làm gì khi gặp một con Cáo, chú nghĩ ra một trò chơi cho đỡ buồn.

Chủ bảo với chú rằng khi Cáo tấn công đàn cừu thì phải kêu cứu, để dân làng nghe thấy và đuổi nó đi. Thế là, mặc dù chú chẳng thấy con gì giống Cáo hết, chú cứ chạy về làng và la to, “Cáo! Cáo!”

Đúng như chú nghĩ, dân làng nghe thấy tiếng kêu bỏ cả việc làm và tức tốc chạy ra cánh đồng. Nhưng khi họ đến nơi họ chỉ thấy chú bé ôm bụng cười ngặt nghẽo vì đã lừa được họ.
Ít ngày sau chú bé chăn cừu lần nữa lại la lên, “Cáo! Cáo!” Và một lần nữa dân làng lại chạy ra giúp chú, nhưng lại bị chú cười cho một trận.

Thế rồi vào một buổi chiều nọ, khi mặt trời lặn xuống sau cánh rừng và bóng tối bắt đầu phủ đầy lên cánh đồng, một con Cáo thực sự nấp sau một bụi cây bỗng phóng ra và chụp được một con cừu.

Quá hoảng sợ, chú bé chăn cừu vội chạy về làng và la to “Cáo! Cáo!” Nhưng mặc dù dân làng có nghe tiếng chú kêu, nhưng không ai chạy ra cả để giúp chú như những lần trước. “Lần này không thể để cho nó đánh lừa được mình nữa” họ bảo.

Cáo giết chết rất nhiều cừu của chú bé và biến mất vào rừng rậm

0
17 tháng 2

Ngày 19/5, tại khuôn viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) đã diễn ra Ngày hội STEM 2019 với chủ đề “Nguyên tố bí ẩn” nhằm hưởng ứng Năm Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Giữa cái nắng 40 độ của Hà Nội, các hoạt động Hội và Học vẫn diễn ra hết sức hào hứng, thu hút khoảng 1.000 lượt học sinh, phụ huynh và các thầy cô tham gia.
Nét nổi bật của Ngày hội năm nay là sự thể hiện vai trò của các em học sinh, sinh viên trong nhiều hoạt động như trình diễn khoa học, tổ chức các thí nghiệm tại các gian trưng bày, đứng lớp dưới sự hỗ trợ của thầy cô và thuyết trình tại hội thảo. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các “trường làng” tại Ngày hội cũng tạo một dấu ấn đặc biệt.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết, đây là lần thứ 4 ông tham gia sự kiện này và cảm nhận “Ngày hội ngày càng đông vui”.
Chia sẻ về chủ đề của Ngày hội năm nay, Thứ trưởng nói, trong Bảng Tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chúng ta có thể tìm thấy những cái tên gắn với tên quốc gia hay viện nghiên cứu như Polonium, Americium, Dubnium…; và ông bày tỏ hy vọng, từ những hoạt động gieo niềm đam mê nghiên cứu như Ngày hội STEM, sẽ có ngày xuất hiện một nhà khoa học khám phá ra nguyên tố mới gắn với tên Việt Nam.
Không dự lễ khai mạc nhưng ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Ủy viên Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo - với tư cách cá nhân, đã đến thăm một số lớp học mẫu theo tiếp cận STEM trong khuôn khổ Ngày hội và trò chuyện cùng những người đứng lớp, ông Đỗ Hoàng Sơn, thành viên Ban tổ chức, cho biết.
Theo Ban tổ chức, thu hút đông học sinh nhất là những lớp học lập trình robot. Đặc biệt, 3 trong số 4 lớp học lập trình robot tại Ngày hội là do các trường làng, trường huyện của Nam Định, Lào Cai, và Điện Biên tổ chức.
“Mô hình của chúng tôi tái hiện trận Điện Biên Phủ với các xe robot điều khiển từ xa,” cô Đào Thị Loan, Bí thư chi đoàn trường tiểu học Bế Văn Đàn, TP. Điện Biên, giới thiệu. Đây là kết quả mà các thầy cô ở trường tạo ra sau 2 ngày được Liên minh STEM tập huấn và dạy lại cho học sinh. “Các em rất hào hứng, em nào cũng muốn sờ vào robot và nhiều em muốn lập trình cho chúng nữa.”
Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Thoa, giáo viên tin học trường tiểu học Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định thì cho biết, tại trường của cô cũng có rất nhiều em muốn học lập trình robot nhưng chỉ có 40 em được chọn vào CLB STEM vì chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu. Nguyện vọng của trường là tìm được nguồn tài trợ ổn định hơn để các em ai cũng có cơ hội tham gia CLB STEM.

Đăng ký lớp lập trình cảm biến ánh sáng của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, em Nguyễn Đặng Trường Giang, lớp 6, trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho biết, "Đây là lần đầu tiên em được lập trình 'cool' như thế này. Hồi cấp 1 bọn em cũng học lập trình nhưng chỉ di chuyển hình vẽ trên máy thôi, còn ở đây có cả đèn bật/tắt khi em che ánh sáng đi".
Một hoạt động khác cũng thu hút nhiều học sinh, đặc biệt học sinh cấp 3, là tham quan các phòng thí nghiệm trong khuôn viên ĐH Khoa học tự nhiên. Tại đây, các em được nghe các nghiên cứu viên giới thiệu từng loại máy móc phục vụ những công việc gì; và được tự tay sờ thử, soi thử các mẫu vật.
Ở phần bài giảng đại chúng PGS. TS. Nguyễn Thị Hà - Giảng viên cao cấp hạng 1 trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giải thưởng Kovalevskaia 2018 - đã trình bày về chủ đề kiểm soát và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng các giải pháp dựa trên cộng đồng. Bài giảng của cô không chỉ cung cấp hiểu biết về tình trạng ô nhiễm nước, không khí và rác thải nhựa ở Việt Nam mà còn chỉ ra mỗi cá nhân có thể góp phần giải quyết các vấn đề ô nhiễm như thế nào nhờ 3 chữ T: tiết giảm, tái chế và tái sử dụng.
Tiếp theo đó, trong bài giảng “Hố đen”, TS. Phạm Tuấn Anh - Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - trình bày về quá trình khám phá những bằng chứng về sự tồn tại của hố đen. Nhà khoa học trẻ cho biết, chỉ cách đây vài chục năm, không ai tin vào sự tồn tại của hố đen nhưng ngày nay, người ta đã có cơ sở để tin rằng tồn tại ít nhất một hố đen ở tâm của mỗi thiên hà. "Đáng tiếc là, có rất ít trường đại học ở Việt Nam dạy môn thiên văn và nếu có dạy, chủ yếu dạy thiên văn cổ điển chứ không phải thiên văn vật lý với những vấn đề rất nóng hiện nay," anh nói. Bài giảng của anh đã đã khiến cử tọa, phần đông là sinh viên, vô cùng thích thú và đặt nhiều câu hỏi trở lại cho diễn giả.
Kéo dài nhất - gần 4 tiếng đồng hồ - cũng là hoạt động kết thúc Ngày hội, Hội thảo "STEM tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng thúc đẩy hoạt động sáng tạo" được nghe báo cáo của gần một chục thầy cô đến từ những ngôi trường đang chủ động triển khai giáo dục STEM trong điều kiện chưa có ngân sách chính thức của nhà nước ở Hà Nội, Nam Định, Lào Cai, Hạ Long, Hải Phòng, Nghệ An. Hội thảo cũng thử lý giải vì sao việc triển khai giáo dục STEM ở địa phương dường như thuận lợi hơn so với ở thành phố. Một số ý kiến cho rằng, có thể do ở thành phố, học sinh và cha mẹ học sinh vẫn coi trọng việc học để lấy điểm và đi thi hơn vì vậy hoạt động giáo dục STEM, vốn còn mang nặng tính ngoại khóa, chưa trở thành ưu tiên. Hiếm có hội thảo nào về giáo dục STEM thu hút được nhiều báo cáo từ các trường ở địa phương như vậy và những báo cáo đó "giúp chúng ta nhận thấy không cần phải sợ STEM vì đó không phải cái gì khó và đắt tiền," hội thảo kết luận.