K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11

Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa cô bé bán diêm có hoàn cảnh rất nghèo khó mẹ mất, bà đã qua đời. Em sống chui rúc ở một xó tối tăm. Em luôn phải lắng nghe những tiếng chửi rủa của bố và một đêm giao thừa trời rét mướt, tuyết phủ trắng xóa. Em một mình đi bán diêm giữa phố vắng. Mọi nhà đều sáng rực đèn và trong góc phố rực mùi ngỗng quay. Em nhớ lại năm xưa khi bà nội hiền hậu của em còn sống em cũng được đón giao thừa ở nhà. Em rét quá không thể tiếp tục đi nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm, cô bé đã ngồi quẹt các que diêm lên trước mắt. Rồi cô lần lượt tưởng tượng ra những hình ảnh cái lò sưởi, trong lò sưởi lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Em quẹt que diêm thứ hai diêm cháy sáng rực lên, em nhìn vào trong nhà bàn ăn đã được trải khăn bàn trắng tinh. Trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Khi que diêm vụt tắt, thực tế trở về chẳng còn bản ăn thịnh soạn nào cả phố xá vắng teo lạnh buốt. Quẹt que diêm thứ ba em thấy hiện ra cây thông Noel. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã từng thấy. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh. Em với đôi tay về phía cây nhưng diêm tắt, tất cả những ngọn nến bay lên bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời. Em quẹt que diêm nữa vào tường, ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em thấy bà đang mỉm cười với em. Em reo lên và mong muốn bà cho em theo. Que diêm vụt tắt và ảo ảnh sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất. Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao với mong muốn bà em ở lại em thấy. Bà cầm lấy tay em và hai bà cháu vụt bay lên cao. Lúc đó chẳng còn đói, rét đau buồn nào đe dọa nữa. Sáng hôm sau ngày mùng một đầu năm trên đường phố một thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm. Trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Cô bé đã chết trong đêm giao thừa.

6 tháng 11

Một đêm giao thừa. Rét dữ dội, tuyết rơi. Một cô bé đầu trần chân đi đất dò dẫm trong đêm tối. Đôi chân trần nhỏ bé, đỏ ửng lên, tím bầm lại. Chiếc tạp dề cũ kĩ đựng đầy diêm và tay cô bé còn cầm thêm một bao. Suốt một ngày dài chẳng bán được một bao nào! Chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Bụng đói cật rét mà em vẫn phải lang thang trên đường. Tuyết bám đầy tóc và xếp thành từng búp trên lưng em.

Đêm giao thừa, nhà nhà sáng rực ánh đèn, sực nức mùi ngỗng quay. Năm xưa. khi bà nội hiền hậu còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Sau đó, bà mất, gia sản tiêu tán, gia đình phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh..., đến chui rúc trong một xó tối tăm, Giờ đây, em luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa...

Lang thang mãi, đêm khuya càng rét dữ. Em không thể về, nếu không bán được ít bao diêm thì sẽ bị bố đánh. Em ngồi nép vào một góc tường, giữa hai ngôi nhà xa lạ. Đôi chân rét buốt, đôi bàn tay đã cứng đờ ra. Em đánh liều quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét. Ngọn lửa xanh lam rồi sáng rực như than hồng. Nhìn ngọn lửa diêm em tưởng chừng đang ngồi trước một lò sưởi. Que diêm tàn, lửa tắt, em bần thần cả người, chợt nghĩ ra đêm nay về nhà thế nào cũng bị bố mắng.

Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy sáng rực lên. Em chìm vào một cơn mộng đẹp. Một bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Con ngỗng quay nhảy ra khỏi dĩa cùng dao ăn, phu ốc-sét tiến về phía em... Diêm lại tắt, mộng tan, đêm tối dày đặc và lạnh lẽo.

Em quẹt que diêm thứ ba, bỗng em thấy hiện ra cây thông Nô-en trang trí lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi. Em với tay về phía cây... nhưng diêm tắt. Nến bay lên thành những ngôi sao trên trời...

Em quẹt que diêm thứ tư, ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Em nghĩ tới một ngôi sao đổi ngôi, một linh hồn bay lên trời với Thượng đế, em nghĩ tới bà nội em đã mất. Em cất tiếng gọi: “Bà ơi!”. Em reo lên. Em nhớ lại những ngày bà còn sống, bà cháu từng được sống sung sướng. Em van bà xin Thượng đế chí nhân cho em bay lên trời để được về với bà. Diêm tắt phụt, ảo ảnh sáng rực trên khuôn mặt em cũng biến mất. Em quẹt tất cả mọi que diêm còn lại. Diêm nối nhau chiếu sáng. Em nhìn thấy gương mặt bà to lớn, đẹp lão. Bà cầm tay cháu rồi hai bà cháu cùng bay lên cao, cao mãi về chầu Thượng đế.

Sáng hôm sau, mồng một Tết, tuyết vẫn phủ mặt đất, mặt trời chói chang trời xanh. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Họ đã nhìn thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười nằm chết ở một xó đường vì giá rét đêm giao thừa. Em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn.

6 tháng 11

So sánh và nói giảm nói tránh 

Nha bn

6 tháng 11

so sánh nhé bạn (so sánh những năm bom đạn vàng "như" lúa đồng)

6 tháng 11

Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... Nhưng trong thực tế, hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp... Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ khôn lường. Chiến tranh vẫn nổ ra liên miên trên khắp thế giới. Cuộc chiến ở Cô-sô-vô, Nam Tư; cuộc chiến tranh của Mĩ và Anh ở I-rắc; cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan; các cuộc xung đột ở Trung Đông; chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nơi... đã biến trẻ em thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, thậm chí, ở một số nước châu Phi, người ta tuyển mộ cả trẻ em vào quân đội, tay lăm lăm súng ống giáp mặt với giết chóc.... Bên cạnh đó, hàng triệu trẻ em là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, nạn khủng bố, bắt giữ con tin... mà gần đây nhất là vụ khủng bố đẫm máu ở một trường học nước Nga (Bes-lan) làm hàng trăm trẻ em bị giết, hàng trăm trẻ em sống trong nỗi kinh hoàng khôn tả... Cũng do chiến tranh và tình hình chính trị phức tạp, nhiều trẻ em trở thành người tị nạn, phải từ bỏ gia đình sống tha hương để trốn tránh nỗi hiểm nguy. Có nhiều trẻ em tàn tật đã trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, hoặc bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột. Ở Việt Nam, đây đó, chúng ta vẫn có thể chứng kiến cảnh trẻ em bị đánh đập, xâm hại, bị lôi kéo vào con đường nghiện hút, bị bắt buộc làm việc nặng quá sức, bơ vơ không ai chăm sóc do cha mẹ li hôn... Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở. Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay là một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế, là mối quan tâm sâu sắc của lương tâm loài người. Các quyền của trẻ em cần phải được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ, có trách nhiệm. Mỗi học sinh chúng ta hãy bằng khả năng và hành động thực tiễn của mình, phát huy tinh thần tương ái tương trợ, yêu thương giúp đỡ, nhường cơm xẻ áo cho những bạn nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng là một hình thức hữu hiệu góp phần bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
 

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
6 tháng 11

+ Ngôi thứ nhất: Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện, có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng “tôi”, kể về những gì mình chứng kiến hoặc tham gia.

+ Ngôi thứ ba: Người kể chuyện “giấu mình” không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

6 tháng 11

Ngôi kể thứ nhất xưng tôi

 

Mọi người giúp với ạ

 

6 tháng 11

chi tiết kì ảo trong đoạn văn : " ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên "

Ý nghĩa : Nhấn mạnh tài lặn hơn sức người của Yết Kiêu . 

6 tháng 11

tham khảo:
Bài thơ "Đưa con đi học" của Tế Hanh mang trong mình sự trầm lắng của mùa thu, vẽ nên bức tranh tươi đẹp về hình ảnh người cha đưa đứa con bé tới trường. Bầu không khí trong lành của mùa thu mới đến đã tạo nên một bức cảnh mới mẻ, trong đó cha và con hòa quyện vào không gian tươi mới. Sương đọng trên cỏ, ánh nắng lấp lánh giữa hàng hạt ngọc, tất cả cùng hòa quyện, tạo nên một bức tranh tuyệt vời về cuộc sống. Dòng thơ đầu tiên nêu bật tình cảm cha con qua hình ảnh cha dẫn con nhỏ đến trường. Lúa đang chín cả, xanh tươi cao ngất, con nhìn quanh với vẻ ngỡ ngàng - những hình ảnh này phản ánh sự tò mò, ngạc nhiên của đứa con trong môi trường mới. Hương thơm của lúa lan tỏa, giống như hương thơm của quê hương, đẩy đến ý nghĩa sâu xa hơn về tình cảm thiêng liêng của mẹ đất, của tổ quốc. Điều này tái hiện mối liên hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên, và cũng tạo ra một sự tương phản đẹp giữa tình cha con và tình yêu đất nước. Câu thơ cuối cùng phản ánh sự hi vọng và niềm tin của cha dành cho tương lai con. Mặc dù đây chỉ là bước đầu trên hành trình học tập, tình thân và sự hướng dẫn từ cha sẽ luôn bên cạnh, giúp con vượt qua mọi thử thách và tiến tới thành công.

6 tháng 11

Nghiện game k tốt cho sức khỏe

 

6 tháng 11

tham khảo:

Không thể phủ nhận được game online được xem chính là một trò chơi giải trí lành mạnh. Trò giải trí nào cũng sẽ có mục đích đó chính là sẽ giúp cho đầu óc thư giãn và cho chúng ta thấy được những sự thoải mái sau những căng thằng. Nhưng hiện nay có thể thấy được rằng những trò game online dường như lại đối với một số bạn trẻ đã không còn giữ được sự trong sáng đó nữa. Qủa thực những vấn đề nghiện game online hiện nay dường như cũng đang khiến cho phụ huynh và rất nhiều người khác nhức nhối vì chưa giải quyết triệt để hay có cách nào triệt tiêu nó đi.

Game online chúng ta hiểu nôm na ra đó chính là những trò chơi qua mạng Internet, trò chơi này thì lại với nhiều loại hình khác nhau, nó dường như giúp cho chúng ta có thể chọn lựa thoải mái bạn trẻ chọn lựa. Nếu như các bạn mà chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng dường như nếu như nghiện, hay chúng ta lại quá mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó dường như cũng chính là nghiện game. Khi chúng ta mà nghiện game được định nghĩa chính là khi chúng ta mà sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được. Điều đó như cho con người cứ mãi chìm đắm trong thế giới game, đặc biệt là sự sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn đủ minh mẩn hay tỉnh táo nữa.

Ta như thấy được hiện nay tình trạng nghiện game online nó như đang diễn ra rất nhiều. Và đặc biệt nó lại càng diễn ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Vì đây được xem chính là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, khi mà các em học sinh lại chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai. Một phần khác thì lại bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi sau rồi cũng thành nghiện lúc nào không hay. Ta như thấy được chính trò game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, và chất gây khích thích và chất gây nghiện dường như lại được nằm ở trong những trò chơi. Và ta cũng cần phải biết được rằng không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Hiện nay ta như thấy được những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, hay trong những con ngõ, đặc biệt đó chính là ở gần trường học đâu đâu cũng thấy game. Đâyđược đánh giá là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Có thể thấy được rằng quan trọng hơn tất cả thì bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, hay đó chính là những sự kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nhiều người đã từng đưa ra rất nhiều nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Đầu tiên đó có thể là do các bậc cha mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái. Khi không được quan tâm cho nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý, và mới đầu chỉ là để giải tỏa, sau lại thành nghiệ. Thực sự cũng đã có rất nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được mà dường như cũng đã bị bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Qủa thật ta có thể nhận thấy được rằng chính bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và đó cũng chính là những sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy của cơn nghiệm trò chơi điện tử.

Có thể nói rằng chính hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, nó như làm cho các em bỏ bê việc học. Lý do đó chính là các em lại như đã dành thời gian để “cày” game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Khi tập trung vào một vấn đề quá mức thì sao các em có thể học tập tốt được. Thực sự khi các em sao nhẵng quá mức vào các trò chơi này thì như cổ nhân có một câu “Tiền mất tật mang”. Thực sự thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích cả nếu như bạn không biết làm chủ chính mình. Thế giới game dường như cũng chỉ toàn những điều tai hại.

Chúng ta rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới ảo đó, để giúp họ có thể quay về cuộc sống đời thường. Nhưng có một điều chắc chắn đó là chúng ta có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Các bậc làm cha là mẹ cũng nên động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để như là một cách có thể làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị.

Chúng ta cũng cần phải hạn chế việc nghiện game thì mới giúp chocác bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy, ta có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng báo động này. Trò chơi là để giải trí chứ đừng quá dành nhiều thời gian cho nó mà quên mất đi nghĩa vụ chính của học sinh là học tập.