Viết đoạn văn giới thiệu về chủ đề xuất xứ hoàn cảnh ra đời của bài thơ miền quê của Đức Trung
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện tượng thời tiết ở Hà Giang có thể là các cơn mưa lũ mùa hè hoặc lạnh giá của mùa đông. Trong mùa mưa, lũ quét có thể gây ngập úng, sạt lở đất đá, làm hỏng mùa màng và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân và nông dân. Ngoài ra, trong mùa đông, cái lạnh khắc nghiệt cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, các hiện tượng thời tiết này cũng là một phần của vẻ đẹp tự nhiên của Hà Giang, tạo nên những khung cảnh hùng vĩ và đặc sắc cho vùng đất núi non này. Những thách thức từ thời tiết cũng giúp người dân học cách chống chọi và thích nghi, đồng thời tạo ra những kỷ niệm khó quên và kỷ niệm đáng trân trọng.
Gần 40 năm ra đời, nhưng "Em bé Hà Nội" (Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh đạo diễn) vẫn là một tác phẩm điện ảnh ghi dấu trong lòng công chúng trong và ngoài nước. Câu chuyện đau thương về Hà Nội sau cuộc không kích 12 ngày đêm của Mỹ, không chỉ là hoang tàn, đổ nát, mà còn là sự ly biệt của bao gia đình, khiến những em bé rơi vào cảnh bơ vơ, côi cút, đã làm rung động bao con tim. Bởi thế, bộ phim từng giành giải "Bông sen vàng" tại LHP Việt Nam, Giải Đặc biệt của Ban Giám khảo LHP Quốc tế Moskva, Giải thưởng của Mặt trận giải phóng Palestine tại LHP Quốc tế Syria.
Vào dịp 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên phủ trên không", không chỉ VTV đã chiếu lại bộ phim này, mà tổ chức quốc tế "Những người bạn của di sản Việt Nam" cũng có một buổi chiếu riêng và giao lưu giữa các nhân vật chủ chốt của đoàn làm phim với khán giả quốc tế tại Hà Nội, trong đó, nhiều khán giả Mỹ. Giờ đây, cả 4 nghệ sĩ: đạo diễn Hải Ninh, Lan Hương (vai em bé Ngọc Hà), anh bộ đội (Thế Anh), quay phim Trần Thế Dân đều đã trở thành Nghệ sĩ nhân dân (NSND). Những câu chuyện xung quanh bộ phim mà các nghệ sĩ chia sẻ, đã khiến khán giả hết sức xúc động.
NSND Hải Ninh đã thực hiện bộ phim từ trải nghiệm thực tế. Trong ký ức của ông, cảnh tượng kinh hoàng về trận bom ở Khâm Thiên vẫn là nỗi ám ảnh, mà mỗi lần nhớ lại vẫn khiến ông xúc động mạnh. Hàng dãy người chết nằm sát nhau trên hè phố. Rồi ông tình cờ nhặt được mẩu báo viết về một chị công nhân nhà in quên mình cứu những đứa bé trong nhà trẻ sau khi một quả bom rơi trúng lớp. Hình ảnh này đã được ông đưa vào phim "Em bé Hà Nội". NSND Hải Ninh nghẹn ngào: Chúng tôi làm phim mang đề tài chiến tranh, nhưng với khát vọng hòa bình mãnh liệt. Không đề cập đến thắng - thua từ hai phía, bộ phim chỉ ca ngợi tình thương yêu của người Hà Nội trong chiến tranh. Đó là điều kỳ diệu tạo nên sức mạnh để giành chiến thắng.
Cùng thời điểm đó, nhà văn Hoàng Tích Chỉ được nghe nghệ sĩ Tuệ Minh kể câu chuyện rất xúc động về đứa con nhỏ của chị đã bất chấp bom đạn, xách cây đàn đi bộ từ Yên Viên về Hà Nội tìm mẹ. 3 ngày 3 đêm không ngủ, nhà văn Hoàng Tích Chỉ viết một mạch xong kịch bản phim "Em bé Hà Nội". Cơ duyên lại kết nối cảm xúc của 2 nghệ sĩ tài hoa: Hải Ninh và Hoàng Tích Chỉ, để thêm một tuyệt phẩm ra đời. Thông qua câu chuyện một em bé Hà Nội, các nghệ sĩ đã tiếp cận đề tài chiến tranh một cách độc đáo và ấn tượng.
NSND Thế Anh, người vào vai anh sỹ quan bộ đội cũng bồi hồi trong đầy ắp kỷ niệm về bộ phim. Ông cũng phải chứng kiến trận bom kinh hoàng tại Khâm Thiên với không khí tang tóc bao trùm. Đau đớn là bởi, đêm 24/12, Mỹ tuyên bố sẽ ngừng bắn, nhiều người dân sơ tán đã quay về Hà Nội, nào ngờ, chúng tráo trở giội bom, gây nên thảm cảnh. Chúng cũng giội bom xuống BV Bạch Mai, làm nên những hố bom to như cái ao. Hình ảnh giọt nước mắt của Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi đứng trước cảnh đó, đã khắc sâu vào tâm trí ông, để như bao nghệ sĩ khác, ông khao khát được làm một điều gì đó nhằm tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ với nhân dân Việt Nam. Vì thế, được mời đóng phim "Em bé Hà Nội", ông vui vẻ khoác ba lô lên đơn vị tên lửa ở Chèm để thâm nhập thực tế. Đồng chí Tiểu đoàn trưởng tên là Tiếp đã dạy ông từ cách đi đứng, thao tác đến hô khẩu lệnh của người chỉ huy. Ông bảo, vốn hay được giao vai phản diện, giờ vào vai chính diện cũng khó, làm sao phải chững chạc, mà vẫn lột tả được sự nhân văn của người lính. Nhưng ông đã thể hiện thành công, trong đó có chi tiết: sau khi bắn rơi máy bay Mỹ, anh bộ đội lập tức chạy đi tìm bé Ngọc Hà để chia sẻ niềm vui. Từng trải qua 12 ngày đêm máu lửa, nên những cảnh bé Ngọc Hà bơ vơ giữa dòng người, với Thế Anh luôn là niềm xúc động thật sự. Ông bảo, đạo diễn Hải Ninh còn rất chuyên nghiệp khi đã tranh thủ "chớp" lấy cảnh đổ nát ở Khâm Thiên, những hố bom sâu hoắm bên Đông Anh, Long Biên, nên bối cảnh chiến tranh trong phim là thật 100%. Chính hơi hướng sự thật phả vào phim truyện, đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm.
Cảnh trong phim "Em bé Hà Nội".