K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà trong cuộc sống là lối sống để mỗi người chúng ta noi theo. Khi chúng ta sống ngay thẳng, ghét sự gian tà ta sẽ ngăn được cái ác hủy hoại cuộc sống của người khác. Điều đó góp phần đưa tội ác ra ngoài ánh sáng đưa công bằng trả lại cho nạn nhân. Người có lối sống ngay thẳng sẽ được nhiều người tín nhiệm. Và khi chúng ta sống ngay thẳng ghét sự gian tà, ta sẽ không bao giờ cảm thấy thẹn với lòng, tâm hồn an nhiên, thanh thản. Vì vậy mỗi chúng ta cần học các sống ngay thẳng, ghét sự gian tà trong cuộc sống

3 tháng 8 2023

Em gặp chuyện gì không vui trong cuộc sống vậy em? Hãy chia sẻ cùng olm nhé. Vì olm.vn không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức cho các em để các em có học vấn, rèn luyện kỹ năng sống cho các em mà còn luôn lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng, cảm xúc của các em, là nơi các em cảm thấy được chia sẻ, quan tâm, yêu thương. Mong em sớm vượt qua những chuyện khiến em buồn chán, lấy lại nghị lực và động lực học tập, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và mạnh mẽ trước mọi giông tố cuộc đời em nhé. Hãy nhớ một điều dù có buồn chán đến đâu thì cũng không thể buông xuôi bản thân, hãy quý trọng bản thân, vì cuộc đời chỉ một lần được sống thì hãy sống thật an nhiên. Bất cứ khi nào em cần điểm tựa tinh thần thì olm luôn sẵn sằng là một bờ vai cho em tựa vào. Việc em lên olm chia sẻ tâm tư của bản thân ngoài đời chứng tỏ olm trong trái tim em là một nơi yên bình nhất. Vì người xưa có câu lúc muộn phiền ta muốn ở bên ai thì đó là người cho ta sự bình an nhất.

Cuối cùng olm cảm ơn em đã tin tưởng và lựa chọn olm là môi trường học tập, giao lưu, chia sẻ là điểm tựa tinh thần của em. Chúc em sớm vui trở lại thân mến!

3 tháng 5
 

Hình ảnh người lính luôn là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam, bởi họ là một tượng đài bất tử với những nét đẹp trường tồn. Với cảm hứng đó Trần Đăng Khoa đã dành cả một chùm thơ viết về họ mà tiêu biểu là tác phẩm  Đợi mưa trên đảo sinh tồn.

Hình ảnh người lính đã trở nên quen thuộc với thơ ca cách mạng Việt Nam. Họ đi vào trong văn chương một cách giản dị đời thường nhưng vô cùng lạc quan, dũng cảm. Trong thời chiến họ là những người con đã làm nên lịch sử, trở thành nhân vật chính bởi tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung. Ở thời bình họ vẫn kiên cường bảo vệ biên cương Tổ Quốc, giữ vững thành quả chiến đấu hi sinh của cha ông. Và hình ảnh những người lính ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương xuất hiện nhiều trong Văn học sau năm 1975 đặc biệt là Đợi mưa trên đảo sinh tồn.

 Bài thơ mở đầu bằng ánh mắt của những chàng lính trẻ khi nhìn về phía xa xăm, nơi có những bóng mây mưa rơi

Chớp xanh lấp loáng trời

Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn

Bóng đen sẫm như gốc cây khô

Đáy mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy

Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi

Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời

Mở đầu bài thơ tác giả đã nhắc tên hòn đảo Sinh Tồn giống như sự nhấn mạnh tính chất khắc nghiệt của cuộc sống nơi đây. Trên hòn đảo không hề có nước ngọt con người và mọi vật đều phải kiên cường gồng mình để dành đến sự sống. Chính vì không có nước ngọt như những hòn đảo khác nên trời mưa đối với họ là cái gì đó xa xỉ và quý giá. Chính vì vậy mà người lính mong ngóng mưa họ nhìn về phía xa xăm, nơi đất liền nơi đang có những dấu hiệu của những trận mưa rào đổ xuống. Từ hình ảnh bóng đen sẫm của cây khiến ánh chớp xanh lấp loáng.

Đối với chúng ta mưa là hiện tượng hết sức bình thường, nhưng đối với những người lính đảo đó là một món quà vô giá mà thiên nhiên mang đến cho con người, vạn vật nơi đây. Họ nhìn về phía đất điền với những cơn mưa với ánh mắt thèm thuồng đến tội nghiệp. Họ ngồi lặng yên nhìn cơn mưa nơi đất liền một cách trang nghiêm như đợi chờ điều kỳ diệu. Những mong mỏi của họ đã bật thốt thành lời

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Điệp ngữ Ôi ước gì lặp lại ba lần trong đoạn thơ thứ hai có giá trị biểu cảm mãnh liệt. Người lính luôn mong ước được thấy mưa rơi nơi bao quanh toàn là biển khơi mênh mông. Đó là niềm mong ước không phải bình thường, thoáng chốc mà trở thành nỗi niềm da diết, cháy bỏng. Họ suy nghĩ về viễn cảnh tươi đẹp, về mưa và nói với chúng ta niềm vui sướng của họ mỗi khi mưa rơi xuống.

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Mặt chúng tôi ngửa lên như đất

Những màu mây sẽ không thôi héo quắt

Đá san hô sẽ lày cỏ xanh lên

Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền

Chúng tôi không cạo đầu để tóc lên như cỏ

Rồi kháo nhau bữa tiệc linh đình bày tỏ nước ngọt

 Chỉ một với một đoạn thơ ngắn chúng ta có thể tưởng tượng được cả không gian hiện lên khi mưa xuống. Người lính vui mừng ngửa mặt đón cơn mưa, màu mưa trên trời không còn héo quắt như khi nắng hạn . Hình ảnh dí dỏm nhất đó là mái đầu mọc tóc nên như cỏ của chàng lính. Bởi vì thiếu nước ngọt họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước và khi có mưa mái tóc ấy sẽ lại mọc xanh tươi và bữa tiệc liên hoan của họ cũng thật thú vị.

Tuy không có sơn hào hải vị mà chỉ toàn nước ngọt đó chính là nước mưa, thế mới biết khi sinh sống ở trên đảo mưa đối với họ quý giá để vô cùng. Dẫu chỉ là niềm vui trong tưởng tượng, chỉ là những điều có thể xảy ra trong tương lai mà ta nghe như thế tiếng kêu hân hoan ngân nga trong từng câu chữ khao khát trời mưa của họ vẫn tiếp tục giao tiếp cháy bỏng

Ôi ước gì được thấy cơn mưa

Cơn Mưa lớn vẫn Rập rình ngoài biển

Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời

Nắng gió Trường Sa Đã đưa những người lính trở về thực tế chẳng bao lâu khao khát lại bùng lên những cơn mưa tưởng tượng, lại tiếp tục dâng lên trong lòng người lính.

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Chúng tôi sẽ trụi trần nhảy loi choi trên mặt cát

Giãy giụa tơi bời trên mặt cát như con cá rô

Rạch nước đón mưa rào

Úp miệng vào tay

Chúng tôi sẽ cùng gào như ếch nhái um um khắp đảo

Khổ cuối bài thơ là cảm xúc vui sướng vỡ òa của người lính niềm vui khi mưa xuống, biến thành những hành động kỳ lạ, họ sẵn sàng cởi trần đứng giữa màn mưa để tưới mát thân thể, tưới mát tâm hồn họ. Họ chẳng ngại nhảy loi choi như những đứa trẻ, tinh nghịch, họ có thể cùng gào lên như tiếng ếch nhái, những tiếng hát của trái tim, của tâm hồn hân hoan bất tận cứ tuôn trào trong thơ, ào ạt giống như những cơn mưa đang xối xả tuôn xuống.

Niềm hạnh phúc vô biên của người lính không thể diễn đạt bằng lời mà bằng hành động. Phải thấu hiểu, đồng điệu đến thế nào nhà thơ mới có thể nhập hồn vào những người lính ấy để nói lên nỗi mong chờ của họ về mưa.

#cóthểvào(đag dùng mẫu 1 ạ)

(https://luatminhkhue.vn/phan-tich-danh-gia-noi-dung-bai-doi-mua-tren-dao-sinh-ton.aspx) để tham khảo thêm nhé ạ

7 tháng 5 2023

lên mạng chứ đã đọc đâu :))

 

1 tháng 6 2023

đm

 

18 tháng 4 2023

Sau khi đọc xong bài thơ Xuân về của nhà thơ Nguyễn Bính, bài học mà em rút ra được là tình cảm nồng cháy, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của cuộc sống con người. Chúng ta hãy cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống bằng tất cả trái tim, tình cảm đối với cuộc sống này. 

Viết dàn ý phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong truyện sau: CHỊ EM HỌ Cả họ xem Hà như một tấm gương sáng. Hà sạch sẽ, vô cùng lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi văn. Thuỳ - một chị họ của Hà - nhận xét: "Thi giỏi văn có gì là hay?".Dù thế ba mẹ Thuỳ vẫn quyết định đổi trường cho nó. Thuỳ mắt ngấn nước cãi: "Con không thích học chung với họ hàng! Con học ở đây quen rồi, ở đây có...
Đọc tiếp

Viết dàn ý phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong truyện sau:

CHỊ EM HỌ

Cả họ xem Hà như một tấm gương sáng. Hà sạch sẽ, vô cùng lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi văn. Thuỳ - một chị họ của Hà - nhận xét: "Thi giỏi văn có gì là hay?".Dù thế ba mẹ Thuỳ vẫn quyết định đổi trường cho nó. Thuỳ mắt ngấn nước cãi: "Con không thích học chung với họ hàng! Con học ở đây quen rồi, ở đây có bạn nhiều!". Hai người lớn nghiêm nghị bảo: "ở đâu cũng sẽ có bạn thôi!" và mọi chuyện coi như được khoá lại.

Trong nhà, Thuỳ không có bạn, nói đúng ra, không ai rảnh mà làm bạn với Thuỳ.Chỉ có ngoại, nhưng ngoại lại ở xa. Ngoại nói: "Nó như con bụi đời con!". Ngày đầu từ trường mới về, Thuỳ đạp xe ngay đến nhà ngoại. Trên đường đất, mưa tuôn nhẹ nhàng, đều đều, tưởng như không bao giờ tạnh nổi. Thuỳ nằm dài trên phản gỗ, bảo: "Con Hà chán lắm ngoại ơi!". Ngoại cười: "Đúng rồi!... nó ngoan nhưng cứ rù rì, buồn lắm... Thế hai chị em có đi với nhau không?".

Thuỳ cau có, dài giọng: "Không!... ra chơi, nó đứng tựa lan can vài giây rồi vào lớp ngồi tiếp. Con hỏi: "Đi chơi không?".Nó bảo ở dưới sân đông, mệt lắm. Thế là con phải ngồi lại vì con có quen ai đâu!".Thuỳ nhìn mưa len lỏi qua những tàn dừa, buồn rầu.Nó nhớ lớp xưa, trường xưa, nhớ đám bạn lắm mồm, nói suốt 5 tiết vẫn không hết chuyện. Ngoại bảo: "Con mệt thì ngủ đi!" rồi an ủi: "Không sao đâu, con Hà hiền, ngoan lắm!". Thuỳ mơ màng ngủ, nó mơ thấy mình hỏi Hà sỗ sàng: "Có bệnh gì không mà sống lờ đờ như người ốm vậy?". Hà trả lời ngây ngô: "Không bệnh, nhưng sợ đông người!".Trong mơ cũng có mưa, và gió ẩm ướt thổi quanh, mát rượi.

Mẹ hỏi: "Sao không rủ em Hà đi học cho vui?". Thuỳ dắt xe lách qua khe cửa hẹp vanh, trả lời vội vàng: "Thôi, nó đi chậm như rùa, con lại thích đi học sớm!". Nó tự nhủ: "Dở quá, từ đầu năm tới giờ, chưa khi nào mình là người đầu tiên vào trường cả!". Luôn luôn có những kẻ đến sớm hơn Thuỳ, hoặc là một cái xe dựng cô độc trong bãi còn vắng tanh, hoặc một anh chàng đứng tựa lan can lớp học nhìn như quét khắp sân trường rộng lớn. Thuỳ tự an ủi: " Chắc chúng nó gần nhà!" rồi ung dung vào lớp. Trên bảng đen,bài giảng lớp học chiều qua xen lẫn những câu viết đùa chữ to, chằng chịt. Thuỳ cất cặp rồi một mình giở ghế lên sẵn cho tổ trực, nó nghĩ: " Mình thật khoẻ, mình phải làm thật nhanh trước khi có người khác giúp!". Xong việc, cũng là lúc tổ trực vác chổi vào, cả bọn xúc động, hỏi: "Thùy làm đấy à?". Hầu như ngày nào cũng thế mà vẫn không hết bất ngờ, chỉ có Hà ái ngại nhìn Thuỳ, nó nói nhỏ: " Chị làm thế làm gì, việc tụi nó mà!". Thuỳ đáp cụt lủn: "Rảnh thì làm!", nó muốn nói thêm: "Tao cũng không thích mày, mày trốn quét lớp luôn!", rồi lại thôi, nghĩ làm thế người ta sẽ cười hai chị em, đành lặng lẽ đi chơi chỗ khác.

Giỗ ông, tất cả đổ về vườn của bà.Thuỳ ngủ lại trước đó một đêm, giết gà, làm vịt. Xong việc, nó lấy xe chạy loăng quăng. Trên những con đường quê sau mưa thơm nồng hoa đêm, vài đứa trẻ con đi dạo dạo, dựa nhau hát vọng cổ ngân nga. Thuỳ nghĩ: "Tụi này vui thật!". Buổi sáng, các dì, cậu khen: "Thuỳ thật là chăm!". Mẹ bảo: " Ui! lười học lắm!". Thuỳ ngồi rửa rau, kêu to uất ức: "Con lười học hồi nào!". Mẹ nghiêm mặt, ý bảo: "Hỗn! Không được cãi người lớn!".Thuỳ im bặt. Nó nghe tiếng Hà nhỏ nhẹ: "Con chào ngoại, con mới tới! Con chào... Em chào... ". Mọi người lại khen với nhau: "Người lớn ghê!". Hà đứng xa xa, hỏi: "Chị Thùy có cần gì không, em phụ?". Thùy bảo: "Không! xong hết rồi!". Hà lên nhà trên các dì chú lại khen Hà giỏi, nghe đâu lại mới đi thi gì đó cho trường. Thuỳ đổ chậu nước, nó nghĩ: "Không ai biết rõ nó bằng mình. Nếu mình kể ra nó ích kỷ, nó không có bạn chơi, mọi người sẽ nói là mình ganh nó giỏi!".Rồi Thuỳ buồn bã nghĩ, mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi? Nãy mẹ nói mình lười chắc cũng đúng... Nước trào ra khỏi chậu, ngoại giục: "Rửa đi Thuỳ! Con nghĩ gì vậy?" - " Con không nghĩ gì cả!". Rồi nó thả vào chậu nước đầy những nắm rau xanh ngắt.

Như cả họ đã dự đoán, cuối cùng Hà cũng lên truyền hình.Cả nhà chăm chú ngồi xem cảnh Hà ngồi đọc bài đêm khuya, bên cái đèn con mới tinh. Hà cầm chổi dịu dàng quét lớp.. Đến cảnh Hà giúp mẹ làm cơm, rửa chén... Thuỳ muốn kêu lên: "Ơ, mọi ngày dì Tư có để nó làm gì đâu!", nhưng kìm được, sợ mọi người lại bảo mình ganh! Nó chỉ hét lên bực tức khi thấy nhỏ Sương đứng cười bẽn lẽn bên Hà, kiểu bạn thân, cùng tiến: "Con này vẫn hay nói xấu con Hà, thế mà cũng vác mặt lên đây được!". Mẹ bảo: "Còn hơn mày không bao giờ được lên đâu!".

Thuỳ nghĩ, có cho lên, khéo mình cũng xin thôi. Nếu chị phóng viên hỏi: "Hằng ngày em làm gì?" chẳng lẽ lại tả, em hùng hục đi học sớm để bưng ghế, kéo bàn, em hay đạp xe lăng quăng ngoài đường. Rồi còn bạn thân, biết chọn đứa nào, bỏ đứa nào, cả một lũ lau nhau, ai mà lên ti vi cho hết được, rồi khéo lại giận nhau, lại bảo: " Mày quên tao" mà từ xưa tới nay, có khi nào Thuỳ quên ai được!.

Mng ơi giúp mình viết dàn ý th ạ

1
7 tháng 10

ko bt nx