Có gì giống và khác nhau trong cách dùng cụm từ " ta với ta'' ở 2 văn bản Qua đèo ngang và Bạn đến chơi nhà?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sự giống nhau về cách biểu ý và biểu cảm của 2 bài thơ “Phò giá về kinh” và bài thơ “Nam Quốc Sơn” hà là :
+ Đều thể hiện lòng tự hào dân tộc, tự hào về chủ quyền quốc gia
+ Bày tỏ thái độ quyết liệt, và tinh thần chiến đấu hào hùng của quan và dân ta chống lại giặc ngoại xâm
+ Sử dụng các động từ mạnh thể hiện giọng điệu đanh thép, hào hùng, quyết tâm
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, cùng hướng đến xây dựng quốc gia vững mạnh
- Khác nhau:
+ 2 bài thơ được viết theo 2 thê rthơ khác nhau một bài là thất ngôn tứ tuyệt, một bài là ngũ ngôn tứ tuyệt.
Hai câu đầu có hai hình ảnh so sánh. Công cha với núi ngất trời, "núi cao ngất trời" không đo được, chiều cao vô tận. Người cha là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào tương lai. Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông, "nước ngoài biển đông" rộng lớn mênh mong ko đong đến được. Tình mẹ ấm áp, dịu dàng, bao la. Ẩn dụ câu sau "núi cao", "biển rộng" lại một lần nữa khẳng định công lao to lớn của cha mẹ. Và câu cuối cùng nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, cha mẹ không quản bao vất vả nuôi chúng ta nên người. Hãy sống có hiếu với cha mẹ.
Ai còn mẹ, xin đừng làm mẹ khóc
Đừng làm mẹ khóc, đừng để mẹ buồn lên mắt mẹ nghe con.
Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ta cũng biết rằng, xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, và đó cũng là thời điểm mà thi sĩ Hồ Xuân Hương đã sống. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ nên bà hiểu rõ hơn hết về người phụ nữ Việt. Người con gái dù có xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng họ lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, phúc hậu, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.
Mỗi lần trời trở rét là nội của tôi lại đau. Như những lần còn ở dưới quê, lần này cũng thế, tôi ngồi cạnh vừa kể chuyện vừa bóp chân cho nội. Thỉnh thoảng, nội mở mắt nhìn tôi cười rất hiền từ.
Năm tuổi, từ thành thị tôi về quê sống với nội theo yêu cầu của bố. Bố tôi nói, nội ở quê một mình buồn lắm, không ai trò chuyện lúc rảnh rỗi, cũng tội. Thế là tôi chuyển hẳn về sống ở quê. Căn nhà nhỏ tự dưng có hai bà cháu. Những lúc đi chợ xa, nội gửi tôi sang bên nhà hàng xóm. Tuy là con gái nhưng tính tôi thì nghịch hệt con trai nên mỗi khi tôi tung tăng, chạy nhảy cùng với lũ bạn trong làng về là nội lại phải lôi ngay tôi đi tắm. Tôi ghét tắm thế nên mỗi lần như vậy chẳng khác nào tôi đang hành nội. Những lúc rảnh rang, nội lại kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích. Chuyện cô Tấm hiền lành, Thạch Sanh dũng cảm, chuyện thằng Lý Thông ở ác... Sau mỗi lần như thế, nội lại khuyên tôi: sau này lớn lên cháu phải chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng. Có vậy, cháu mới được nhiều người yêu mến.
Những ngày tháng ở quê, nội thường nhờ một anh hàng xóm sang dạy chữ cho tôi. Buổi tối, tôi thường sợ ma, trốn không học bài đi ngủ sớm. Nội kiên nhẫn thắp đèn thức cùng tôi. Nội nói: rèn nét chữ cũng là rèn nết người cháu ạ! Thế là tôi lại cặm cụi ngồi tập viết. Nhưng chính vì thế mà giờ đây tôi phải cảm ơn bà bởi nếu không có những hôm như vậy thì chữ tôi chắc bây giờ xấu lắm. Và quan trọng hơn là nhân cách tôi sẽ ra sao?
Năm ấy, mẹ tôi sinh thêm em bé. Khi em cứng cáp, bố về quê nội. Bố ở lại thăm bà mấy bữa, sửa lại hàng rào, lợp lại ngói cho bà. Tới ngày chuẩn bị lên thành phố, bố bảo tôi lên trên ấy mấy bữa để giúp mẹ tôi chăm sóc em khi bố đi công tác. Tôi không muốn rời xa nội, nhưng nội cứ dỗ dành tôi lên trên ấy với mẹ ít ngày rồi trở lại. Thế là tôi lại về thành phố. Lúc bố đi công tác vừa xong cũng là lúc tôi đến tuổi phải bước chân đến lớp. Ở quê nội trường học rất xa, nội lại già và yếu nên bố quyết định tôi không về quê nữa. Tôi sẽ ở lại và học ở đây. Tôi đành chấp nhận. Tôi yêu nội lắm, hình ảnh nội luôn hiện lên trong tâm trí của tôi - một người bà hiền từ, nhân hậu. Suốt những năm xa nội tôi luôn tự hỏi: không biết nội có thay đổi nhiều không? Tôi muốn đặt cho nội hàng loạt câu hỏi để nói lên niềm khao khát được về thăm nội của tôi.
Tôi học ở thành phố đến năm lớp bảy thì bố đón hẳn nội ra sống với nhà tôi. Ngày đón nội, tôi theo bố mãi ra ga. Tôi vui mừng lắm. Tôi cứ mơ màng hình dung về nội. Nhưng khi nội bước ra khỏi toa tàu, tôi không thể cầm được hai dòng nước mắt. Nội đã già hơn rất nhiều so với sự tưởng tượng của tôi. Lưng nội đã còng rạp xuống, da mặt nhăn nheo, duy chỉ có ánh mắt và nụ cười của nội là không thay đổi. Nó vẫn gợi sự hiền từ và nhân hậu như xưa.
Những ngày sau đó, tôi không giấu nổi sự vui mừng vì được sống trong vòng tay thương yêu của nội. Nhưng nội thì có vẻ khó khăn để làm quen với cuộc sống mà tôi biết là nội không hoàn toàn mong muốn. Bố cũng như tôi rất hiểu điều này nên thường xuyên an ủi nội. Lâu dần, nội đã quen và sống vui hơn.
Giờ đây, tôi thực sự vô cùng hạnh phúc vì không phải xa nội nữa. Nội ơi! Giờ con đã lớn, con đã học Trung học phổ thông. Con đã dần hiểu được những lời dạy của nội khi xưa về việc rèn giũa nết người. Con sẽ làm cho nội vui trong suốt quãng đời từ đây của nội. Mong sao những việc làm của con sẽ làm vơi đi những nhọc nhằn của nội khi xưa.
Cây chuối là một trong những loại cây vô cùng thân thuộc với những gia đình ở vùng thôn quê. Quanh làng, xã em hầu như nhà ai cũng có một vài cây chuối sau vườn.
Chuối dễ sống, ít công chăm bón mà lại mang nhiều lợi ích phục vụ cho cuộc sống chính vì vậy, nó phổ biến cũng là điều dễ hiểu.
Người xưa có câu: “trước cau sau chuối”, cây chuối vì thế xuất hiện nhiều ở sau vườn, chứ chẳng mấy khi thấy nó um tùm trước nhà. Chuối sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, và tốt nhất là những nơi ven sông hoặc vùng đất ẩm.
Cây chuối mọc từng cây, nhưng nó thường sống thành 3-4 cây san sát nhau. Chuối sở hữu một màu xanh mướt từ lá đến thân, lá xòe bản to che mát một vùng, thân được tạo bởi các bẹ chuối từng lớp từng lớp bao bọc phần lõi non nhỏ ở trong cùng. Còn nhớ hồi nhỏ, em và lũ bạn thường dùng lá chuối để che mưa, trú mưa…
Cây chuối trưởng thành có thể cao từ 2-3 mét tùy loại, rồi nở hoa, người ta thường gọi là bắp chuối, nó có màu tím trông như hình quả bắp nhưng ú hơn nhiều. Từ bắp chuối sẽ trở thành quả chuối, sắp thành từng nải, mỗi buồng có từ 5, 7 thậm chí 10 nải hoặc hơn nữa. Có một điểm đặc biệt về cây chuối đó là loài cây này không có cành, mỗi thân cây, lá và hoa, quả thôi.
Em rất thích ăn chuối, nhất là chuối lùn, quả to ngọt, mềm, rất dễ ăn, nó lại còn bổ dưỡng nữa. Ở quê em, chuối được ăn như một món tráng miệng quen thuộc mà kể cả người già hay trẻ em đều có thể thưởng thức.
Chuối không chỉ có giá trị bởi quả ngon, bổ dưỡng, mà từ chuối có thể tạo nên nhiều dạng thực phẩm khác như chuối sấy (thành snack), chè chuối, kẹo chuối,… Bắp chuối thì có thể chế biến thành gỏi, nấu canh rất ngon, thân chuối thường được sử dụng làm thực phẩm cho lợn. Trong khi đó, lá chuối để gói bánh, món bánh truyền thống bánh chưng bánh giầy cũng được gói từ lá chuối.
Cây chuối mang lợi ích về kinh tế và nó cũng rất hữu ích cho cuộc sống con người. Còn với em, nó còn như một người bạn. Từ nhỏ em và lũ bạn thân đã biết dựng nên ngôi nhà nhỏ lợp đầy lá chuối, cửa nhà treo đầy dây chuối (được cắt nhỏ theo chiều dọc của thân chuối), rất đẹp, đến bây giờ em vẫn còn nhớ. Hồi đó chỉ mong đến giờ tan học để chạy về rúc vào ngôi nhà nhỏ bé mà chính bản thân mình trang trí. Cây chuối vì thế gắn với tuổi thơ, nằm trong ký ức đẹp đẽ của em, mà mỗi khi nhớ về em chỉ ước mình được một lần ngắm nhìn lại ngôi nhà bé xinh bằng lá chuối của ngày đó….
Ngày nay, dù xã hội đã phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn, người nông dân có đất để làm ăn kinh tế, trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp năng suất cao thì cây chuối vẫn hiện hữu đâu đó quanh vườn, sau hè, ven sông. Nải chuối đều đẹp vẫn được người ta sử dụng trên bàn thờ tổ tiên những ngày lễ tết, ngày giỗ, cúng kỵ. Đó vừa là nét đẹp của văn hóa truyền thống vừa là nét đặc trưng riêng của làng quê Việt Nam.
Ngay từ những ngày còn nhỏ, tôi vẫn hay cùng bà ngồi trò chuyện dưới bóng dừa xanh tốt. Cây dừa từ đó đi vào tiềm thức của tôi như một phần không thể thiếu của tuổi thơ.
Ngôi làng tôi ở trồng rất nhiều dừa. Ngay từ cổng làng, hai hàng dừa đã sừng sững đứng đó như một biểu tượng của quê hương. Những ai đi xa, chỉ cần nhìn thấy bóng dừa là đã cảm nhận được sự gần gũi, thân thương của mảnh đất quê hương yêu dấu. Dừa đã đứng đó tự bao giờ, dang cánh tay để đón chào những người con như sự ấm áp của vòng tay mẹ.
Có lẽ hình ảnh cây dừa đã không còn xa lạ đối với con người. Dừa được trồng ở rất nhiều miền quê và trở thành biểu trung cho nông thôn Việt Nam. Thân dừa to tròn, màu nâu, sần sùi từng mảng. Nó thẳng đứng vươn cao chọc vào bầu trời trọng xanh. Có những gốc dừa to đến nỗi phải hai đứa trẻ con dang rộng tay mới ôm vừa lấy nó. Dưới gốc là những chùm rễ đồ sộ. Chúng bám chặt vào đất để tạo thế vũng chắc cho cây. Dù mưa giông, bão tố to như thế nào cũng khó mà quật ngã được cây dừa. Thỉnh thoảng vẫn có những chiếc rễ nhô lên khỏi mặt đất. Chúng uốn lượn, nhỏ như những con rắn đang bao bọc quanh gốc dừa.
Thân dừa nhỏ dần từ gốc cho đến ngọn. Nó trơn và không có cành nên rất khó để trèo lên. Phải những người có kinh nghiệm và kĩ thuật cao mới trèo lên được đến ngọn còn không đều phải dùng đến thang. Ngọn dừa tỏa ra những tàu dừa đầy lá. Chúng trông giống như chiếc lược khổng lồ chải vào trời xanh. Những chiếc lá xếp ngay ngắn thành hàng. Mỗi khi chị gió đi quá, chúng lại đung đưa, cọ sát vào nhau mà lay động. Ở giữa những tàu dừa là chùm quả to tròn. Chúng tròn trịa, nhẵn bóng lủng lẳng đánh đu trên bầu trời. Trái dừa con chỉ nhỏ như một trái ổi nhưng khi lớn chúng lại to như một quả bóng. Từ màu xanh mướt chuyển sang màu nâu khi quả đã già. Hình ảnh cây dừa in sâu vào tâm trí con người với những gì thân thuộc nhất.
Cây dừa mang đến cho con người rất nhiều công dụng. Chắc ai cũng đã từng được uống nước dừa. Vào những ngày hè nóng nực, có một ly nước dừa cùng với chút đá thì sẽ tuyệt vời biết bao. Nước dừa ngọt nhẹ, thanh mát và là món giải khát được mọi người vô cùng yêu thích. Cùi dừa non nạo ra uống cùng với nước cũng rất hấp dẫn. Khi già, chúng ta có thể lấy cùi dừa để kho với thịt, ăn bùi bùi,ngon tuyệt. Cùi dừa còn được mọi người nạo ra ròi chế biến thành món mứt dừa ta vẫn thường ăn trong dịp Tết và món kẹo dừa nổi tiếng của tỉnh Bến Tre. Trong trái dừa, chỉ trừ phần vỏ cứng ra, cái gì cũng có thể trở thành một món ăn hấp dẫn.
Hàng dừa xanh nơi tôi sinh ra đã chứng kiến sự lớn lên của biết bao thế hệ. Tôi và những đứa bạn trong xóm vẫn thường hay nô đùa, chạy nhảy dưới bóng dừa xanh mát. Gốc dừa to lớn là chỗ nấp lí tưởng mỗi khi chúng tôi cùng nhau chơi trò trốn tìm. Và dưới bóng mát của cây dừa, vào những buổi chiều mùa hè, bà vẫn hay mang chiếu ra ngồi hóng mát rồi kể cho tôi nghe biết bao câu chuyện thú vị. Cây dừa cũng từ đó mà trở thành người bạn thân thiết trong kí ức tuổi thơ. Có lẽ, sau này lớn lên, dù đi đâu xa tôi vẫn sẽ nhớ về bóng dáng thân thuộc của rặng dừa xanh ngát nơi quê hương.
Cây dừa là biểu tượng của nông thôn Việt Nam. Nó thân thiết và gắn bó với đời sống dân giã của con người. Dừa sừng sững bám vào đất mẹ, kiên cường như chính người dân Việt Nam không gì có thể quật ngã được.
TL
Đây nè
Vào mùa hè, thời điểm khó chịu nhất chính là những buổi trưa. Bởi đó là lúc nhiệt độ lên cao nhất, đến gay gắt và khó thở. Nắng nóng đổ xuống ào ạt, khiến con đường, ngôi nhà như bị nướng chín, tỏa hơi hầm hập. Những hàng cây đứng im lặng, lá úa mà rủ xuống cành. Những chú chim, sóc rủ nhau đi trốn mất tăm. Đến cả bầy cá cũng trốn xuống dưới đáy bùn của ao hồ. Mọi người kéo nhau tìm đến những nơi mát mẻ để tránh nóng. Bao nhiêu quạt, nước đá được vận dụng hết cả mà vẫn khó xua đi sạch cái oi bức của trưa hè. Những giấc ngủ trưa hè trong cái nóng bức thường khiến người ta mệt mỏi. Cùng tiếng ve kéo dài dai dẳng thật là đau đầu. Những cảm giác ấy, chỉ có trưa hè mới có thể đem lại cho chúng ta được.
TL :
Tham khảo ạ :
Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.
Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.
Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.
Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.
Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.
_HT_
# Tùng tham khảo nha :
Ngày đầu tiên đến trường chắc ai cũng trong tâm trạng lo sợ, bẽn lẽn không dám nói chuyện với thầy cô, bạn bè của mình đúng không nào? Em cũng vậy đó. Khi ấy em rất nhút nhát, sợ sệt với những cảnh vật mới và cả thầy cô mới nữa. Và một người bạn đã giúp em hòa đồng tự tin hơn là Phương Trúc. Một người bạn thân ở lớp mà em quý mến nhất.
Em và Trúc chơi thân với nhau từ lớp Một đến giờ. Hai đứa bằng tuổi nhau nhưng Trúc cao hơn em một cái đầu và tính tình lại chững chạc, điềm đạm như người lớn đấy. Bạn không đẹp nhưng với khuôn mặt hiền lành dễ thương nên được rất nhiều bạn quý mến. Làn da ngăm ngăm màu bánh mật khỏe khoắn nhưng rất mịn màng bạn tự hào vì đó là sở hữu một làn da giống ba. Khuôn mặt dễ nhìn, tô điểm cho khuôn mặt ấy là mái tóc đen huyền trông khá mượt mà, lúc nào cũng được bạn cột rất gọn gàng. Thỉnh thoảng, Trúc còn thắt bính hai bên trông thật dễ thương làm sao. Vầng trán cao và rộng hơi nhô nhô về phía trước cho thấy bạn là một người thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng em nghĩ bạn học giỏi là do bạn ham học hỏi, tìm tòi chứ không phải nhờ vầng trán cao. Trúc luôn thu hút mọi người vì đôi mắt như biết cười, biết nói. Mỗi khi nói chuyện cùng bạn, em mới thấy đôi mắt ấy đẹp biết nhường nào. Đã vậy, khi nhìn ai, Trúc cũng nhìn thẳng cho thấy bạn là một người trung thực, can đảm không sợ gì cả. Chiếc mũi củ tỏi, dù nó không đẹp lắm nhưng em lại thấy nó rất hợp với khuôn mặt tròn trịa của bạn. Sở hữu một hàm răng trắng đều như hạt bắp, bạn trông thật "ăn ảnh" trong các bức hình chụp em cùng với bạn.
Bạn là tấm gương để em noi theo. Ở lớp, Trúc là tổ trưởng nên bạn vừa học giỏi vừa tích cực tham gia các hoạt động học tập, văn nghệ do lớp, trường tổ chức. Mỗi ngày đi học, quần áo của bạn đều tươm tất, gọn gàng chứ không luộm thuộm như các bạn khác do bạn đã chuẩn bị trước từ tối. Tác phong của bạn luôn được cô tuyên dương trước lớp trong các buổi sinh hoạt cuối tuần, thế còn học tập thì sao nhỉ? Thật ra, bạn rất chăm học và chữ viết của bạn cũng đẹp nữa. Trong lớp, mỗi khi cô cho bài tập toán nâng cao, bạn đều kiên trì suy nghĩ để tìm ra hướng giải chứ không bỏ cuộc như chúng em. Còn khi không hiểu bài, bạn liền tự tin nhờ cô hướng dẫn để rút kinh nghiệm cho các bài tập khác. Bạn còn được bạn bè đặc biệt danh là cây văn vì bạn viết văn rất hay, mạch lạc. Ở lớp, bạn vừa chăm học vừa lễ phép với thầy cô, hòa đồng cùng bạn bè còn ở nhà thì bạn cũng rất ngoan ngoãn, siêng năng làm việc. Có dịp đến nhà bạn chơi, em vô cùng bất ngờ khi thấy bạn đang cặm cụi nấu ăn, tưới cây... giúp bố mẹ. Bạn chia thời gian làm bài, làm việc rất hợp lý nên dù bận làm bài nhưng bạn vẫn còn thời gian giúp bố mẹ, chơi đùa giải trí.
Bạn Trúc là bạn thân nhất của em suốt thời Tiểu học. Mỗi khi buồn hay vui, chúng em đều trò chuyện chia sẻ với nhau rất vui vẻ. Đối với em, bạn luôn là một tấm gương sáng để em học tập theo. Còn vài tháng nữa là chúng em xa trường. Có thể chúng sẽ không gặp lại nhau nữa nhưng các kỉ niệm về bạn, em sẽ không bao giờ quên.
\(\overline{abcd}+\overline{abc}+\overline{ab}+a=4433\Rightarrow a\le4\)
Ta có
\(b\le9;c\le9\Rightarrow\overline{abcd}\ge4433-499-49-4=3881\Rightarrow a\ge3\)
\(\Rightarrow3\le a\le4\)
\(10.\overline{abc}+d+\overline{abc}+10.a+b+a=4433\)
\(11.\overline{abc}+11.a+b+d=11.403\)(1)
\(\Rightarrow11.\overline{abc}+11.a< 11.403\)
\(\Rightarrow\overline{abc}+a< 403\)(2)
Nếu \(a=4\Rightarrow\overline{abc}+a=400+\overline{bc}+4=404+\overline{bc}>403\) => (2) không đúng \(\Rightarrow a=3\)
Ta có \(11.403⋮11\Rightarrow11.\overline{abc}+11.a+\left(b+d\right)⋮11\)
Mà \(11.\overline{abc}+11.a⋮11\Rightarrow\left(b+d\right)⋮11\Rightarrow\left(b+d\right)=\left\{0;11\right\}\)
+ Nếu \(b+d=0\)
\(\left(1\right)\Leftrightarrow11.\overline{abc}+11.a=11.403\)
\(\Leftrightarrow\overline{abc}+a=403\)
\(\Rightarrow\overline{3bc}+3=403\)
\(\Rightarrow300+\overline{bc}+3=403\Rightarrow\overline{bc}=100\) (trường hợp này loại)
+ Nếu \(b+d=11\)
\(\left(1\right)\Leftrightarrow11.\overline{abc}+11.a+11=11.403\)
\(\Leftrightarrow11.\overline{abc}+11.a=11.402\Rightarrow\overline{abc}+a=402\)
\(\Rightarrow\overline{3bc}+3=402\)
\(\Rightarrow300+\overline{bc}+3=402\Rightarrow\overline{bc}=99\Rightarrow b=9\Rightarrow d=2\)
Thử
\(3992+399+39+3=4433\)
Trong 5 năm học dưới mái trường tiểu học, em có rất nhiều những kỉ niệm mà em tin rằng nó sẽ gắn bó với em suốt đời. Đó không chỉ là những tình bạn trong sáng, hồn nhiên, vô tư mà còn là tình cảm thầy trò vô cùng thiêng liêng, sâu sắc. Người thầy để lại cho em nhiều tình cảm quý giá nhất chính là thầy Độ.
Thầy Độ là thầy giáo dạy em môn Toán ở năm học lớp bốn cũng là thầy chủ nhiệm lớp của chúng em. Ấn tượng đầu tiên em gặp thầy đó là dáng người gầy, cao lều khều, khuôn mặt hóp vào nhìn rất giống với vẻ khắc khổ của một diễn viên đóng phim. Vì trường ở gần nhà nên ngày nào em cũng thấy thầy đi bộ tới trường.
Thầy không đi giày tây mà chỉ thích đi dép da quai hậu, thầy mặc chiếc quần vải đen sơ vin chiếc áo sơ mi trắng trông lịch lãm và phong độ hơn rất nhiều. Trong những giờ học căng thẳng, chính thầy là người kể những câu chuyện phiếm, hỏi những câu đố thú vị để chọc cho chúng em cười.
Thầy dạy toán dễ hiểu lắm, mà có chỗ nào khó hiểu thầy sẽ giảng đi giảng lại nhiều lần đến khi nào tất cả đã hiểu rồi mới thôi. Thầy Độ là một người rất ấm áp, quan tâm học sinh như chính con của mình. Em đã từng rất ghét học môn toán vì cảm thấy toán rất khó và phức tạp. Thế nhưng đến khi được thầy dạy dỗ, chỉ bảo tận tình, em đã làm được những bài toán khó. Thậm chí em đã được đi thi học sinh giỏi toán cấp trường, tất cả đều nhờ công của thầy Độ.
Em cảm thấy rất may mắn khi được làm học sinh của thầy, thầy Độ không chỉ là thầy giáo dạy học mà còn là thầy dạy đời. Đối với em thầy là người cha thứ hai, đã cho em cuộc sống mới với niềm yêu thích học toán.
Có gì giống và khác nhau tron
* So sánh cụm từ ''ta với ta'' giữa 2 bài thơ:
- Giống nhau:
+ Là sự trùng lặp của 2 nhà thơ nổi tiếng. Một người là nữ sĩ tài sắc mang nặng niềm hoài cổ. Còn người kia là nhà thơ tiêu biểu của làng cảnh Việt Nam.
+ Đều là cụm từ dùng để kết thúc hai bài thơ.
- Khác nhau:
+ Hai câu kết của 2 bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' và ''Qua đèo Ngang'' của 2 tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng về ý và tình hoàn toàn đối lập nhau.
+ Đối với Nguyễn Khuyến, cụm từ ''Ta với ta'' là sự bùng nổ về ý và tình trong việc tiếp bạn. Không cần phải có mâm cao, cỗ đầy, cao lương, mỹ vị mà giữa họ chỉ có 1 tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết, tri âm, tri kỉ, thể hiện niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn. ''Ta với ta'' là Bác, là Mình, tuy hai mà một. Họ đã đạt tới đỉnh cao của bữa tiệc tình bạn. Họ vui sướng sống trong tình bạn đẹp.
* So sánh cụm từ ''ta với ta'' giữa 2 bài thơ:
- Giống nhau:
+ Là sự trùng lặp của 2 nhà thơ nổi tiếng. Một người là nữ sĩ tài sắc mang nặng niềm hoài cổ. Còn người kia là nhà thơ tiêu biểu của làng cảnh Việt Nam.
+ Đều là cụm từ dùng để kết thúc hai bài thơ.
- Khác nhau:
+ Hai câu kết của 2 bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' và ''Qua đèo Ngang'' của 2 tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng về ý và tình hoàn toàn đối lập nhau.
+ Đối với Nguyễn Khuyến, cụm từ ''Ta với ta'' là sự bùng nổ về ý và tình trong việc tiếp bạn. Không cần phải có mâm cao, cỗ đầy, cao lương, mỹ vị mà giữa họ chỉ có 1 tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết, tri âm, tri kỉ, thể hiện niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn. ''Ta với ta'' là Bác, là Mình, tuy hai mà một. Họ đã đạt tới đỉnh cao của bữa tiệc tình bạn. Họ vui sướng sống trong tình bạn đẹp.
+ Còn với Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ ''Ta với ta'' khắc sâu nỗi buồn của người khách li hương khi bà đứng trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà. ''Ta với ta'' chỉ một mình bà đối diện với chính lòng mình giữa không gian bao la, rộng lớn, mây, trời, non, nước. Bà cô đơn, trơ trọi hoàn toàn, không một ai sẻ chia.
mẫu 2
Cụm từ "ta với ta" trong bài thơ "Qua đèo Ngang "của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng. Là diễn tả nỗi cô đơn khi đối diện với chính mình. Trong khi đó, ở bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với người bạn của mình. Diễn tả niềm vui, tuy hai mà một trong ngày gặp lại. Đó là tình bạn tri kỉ, thân thiết gắn bó.