K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2022

1. Giới thiệu chung

Thời gian, không gian xảy ra: Quá khứ hay hiện tại? Ở đâu?

( Năm 2020 khi dịch COVID bùng phát )

Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: ông, bà, bố, mẹ… ( Mẹ ở nhà chăm sóc em không rời)

2. Diễn biến trải nghiệm

- Lí do xuất hiện trải nghiệm: em bị mắc COVID 19 lây từ bạn. Do phát hiện muộn nên tình hình bệnh chuyển biến xấu trong gia đình ai cũng lo lắng cho em)

- Diễn biến: 

+  Em phải nhập viện, mẹ cùng vào chăm sóc không rời

+ Khi em khó chịu, mẹ luôn bên cạnh động viên em

+ Nấu cháo, đốc thúc em uống thuốc đúng giờ cho bệnh thuyên giảm.

- Suy nghĩ, cảm xúc: 

+ Buồn vì đã khiến mẹ phải vất vả nhiều đến vậy

+ Một bài học để rút kinh nghiệm

- Bài học rút ra sau trải nghiệm: Hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, Nhận ra sự quan tâm; chăm sóc của người thân dành cho mình; tự bảo vệ sức khỏe của mình

III. Kết bài

Khẳng lại ý nghĩa của trải nghiệm đối với mỗi người: Trải nghiệm cùng với ông/bà/bố/mẹ… thật đáng trân trọng. Từ đó, em biết quý trọng hơn cuộc sống, cũng như yêu thương những người thân của mình nhiều hơn

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: CẢNH THÁC BỜ (Trích) Chúng tôi đã xuống những hòn, những bãi, những núi, những đá ghềnh ở bờ thác Bờ để xem những luồng, những thác, những vực của nó. Rồi chúng tôi leo lên những mỏm núi cao nhất ở bên bờ thác để nhìn toàn cảnh. Mỗi bước lên cao, mỗi tầm mắt đưa xa, tôi càng được hiểu thêm về sự ngạc nhiên của các khách du lịch ngoại quốc...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CẢNH THÁC BỜ

(Trích)

Chúng tôi đã xuống những hòn, những bãi, những núi, những đá ghềnh ở bờ thác Bờ để xem những luồng, những thác, những vực của nó. Rồi chúng tôi leo lên những mỏm núi cao nhất ở bên bờ thác để nhìn toàn cảnh. Mỗi bước lên cao, mỗi tầm mắt đưa xa, tôi càng được hiểu thêm về sự ngạc nhiên của các khách du lịch ngoại quốc đi lên Tây Bắc. Họ đã gọi thác Bờ của sông Đà là tiểu Hạ Long hay tiểu Bái Tử Long. Cũng đúng, dưới bầu trời trong sáng và lộng lẫy của một ngày đông nắng ấm như hôm nay, nước sông Đà cũng trắng sâu và xanh biêng biếc, cát sông Đà cũng trắng xoá cũng chói chang và tất cả những tầng tầng lớp lớp đá ở giữa lòng sông Đà, mà ta nheo nheo mắt nhìn cũng thấy như một vùng Hạ Long hay Bái Tử Long nào hiện ra với những đỉnh núi, những hòn, những đảo, những khe, những bãi kì diệu thu nhỏ lại.

Càng nghe thác Bờ, giữa trưa nắng sôi réo, dội lên những núi đá trên bờ, âm vang rất xa, thành một giọng cười dài, lạnh lùng, hờn giận, ghen ghét, thách thức, càng thấy thêm cái sức mạnh man dại và cái bí mật của con Sông Đà, càng thấy sự bức thiết chinh phục sông Đà, càng thấy bao nhiêu cái hữu ích, tiện lợi sẽ làm cho cuộc sống con người thêm hạnh phúc, sung sướng, tươi đẹp một khi sông Đà được cải tạo, khai thác.

(Nguyên Hồng)

 

Câu 1: Văn bản Cảnh thác Bờ cùng thể loại với văn bản nào?

A. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

C. Thời thơ ấu của Hon-đa (Hon-đa Sô-i-chi-rô)

B. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng)

D. Người thủ thư thời thơ ấu (Nguyễn Thụy Anh)

2
19 tháng 12 2022

theo mik laf a

 

21 tháng 12 2022

B

Câu 4:- Biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là biện pháp nhân hóa:"con chim suốt ngày chọn hạt" và so sánh:"như con chim suốt ngày chọn hạt".

-Tác dụng:

+Tác dụng của biện pháp nhân hóa: làm câu thơ thêm sinh động có hồn tạo cho người đọc một cái nhìn khách quan hơn.

+Tác dụng của biện pháp so sánh: làm cho người đọc hiểu rõ hơn.

26 tháng 12 2022

Trong câu thơ trên sử dụng  biện pháp tu từ ẩn dụ

 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ           Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi. Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ

          Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy. Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.

Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.

                                      (theo Nguyễn Hiến Lê NXB Văn học, Hà Nội 1993)

 

Câu 10 (1,0 điểm): Qua văn bản trên em học được điều gì từ nhân vật? (Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu)

0
18 tháng 12 2022

Ngôi trường mà luôn gắn bó với em đó là trường Tiểu học Hà An. Nơi đây từ lâu đã trở thành ngôi nhà thứ hai gắn bó với những kỉ niệm đẹp bên thầy cô và bạn bè.

Hôm nay là ngày em trực nhật nên em đến trường từ rất sớm mới có dịp quan sát toàn cảnh ngôi trường. Cổng trường to với hai cánh cổng được sơn màu vàng như cánh tay của người khổng lồ chào đón chúng em. Bác bảo vệ tươi cười ra mở cổng cho em vào trường. Sân trường luôn khoác lên mình màu áo xám, vì là mùa thu nên ở sân trường có rất nhiều chiếc lá vàng rụng xuống giống như những chiếc thuyền tí hon mắc cạn.

Khi chuẩn bị đến giờ vào học tiếng các bạn học sinh nô đùa làm cả ba dãy phòng học như bừng tỉnh giấc vươn vai sau một giấc ngủ dài. Ba dãy phòng học được xếp theo hình chữ U nổi bật với màu ngói đỏ tươi. Các hành lang các phòng học đều được dọn dẹp sạch sẽ. Trong các phòng học bàn ghế được kê ngay ngắn, hình ảnh Bác Hồ được treo trên tường với nụ cười trìu mến nhìn theo chúng em. Các phòng học đều có biển tên được đánh theo thứ tự và treo trên của lớp học.

Em rất yêu ngôi trường của em. Dù đã không còn học tập ở đây nữa, những em vẫn sẽ luôn ghi nhớ về mái trường Tiểu học thân yêu của mình.

18 tháng 12 2022

Biện pháp so sánh" mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

Tác dụng: so sánh công lao của người mẹ như làn gió mát lành đem lại cho người con- người con thấy me mình vĩ đại, yêu thương mẹ.