K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2019

Bốn “con Rồng” kinh tế châu Á là thuật ngữ để chỉ các nền kinh tế của Hồng Kông, Xingapo, Hàn Quốc và Đài Loan

26 tháng 9 2019

Bốn Con Rồng Kinh Tế Ở Châu Á

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Câu 88: Kinh Tế Của Liên Xô Và Mĩ Sau Chiến Tranh Thế Giới 2

Câu 87. Bốn “con Rồng kinh tế” xuất hiện ở châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ? Từ đó, hãy trình bày những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển kinh tế – xã hội cuả một “con Rồng” kinh tế mà anh /chị đã nêu trên.

 Hướng dẫn làm bài

1) Bốn “con Rồng” kinh tế châu Á là thuật ngữ để chỉ các nền kinh tế của Hồng Kông, Xingapo, Hàn Quốc và Đài Loan.

2) Những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển cuả một con rồng kinh tế nhất trong bốn con rồng châu Á.

* Xingapo:

– Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Xingapo bị Nhật chiếm đóng (1942 – 1945) và bị đổi tên thành Senan (có nghiã là “ảnh hưởng Phương Nam”). Sau khi Nhật đầu hàng, tháng 9/1945, quân đội Anh quay trở lại Xingapo và lập lại nền thống trị cuả mình. Thực dân Anh đã thi hành chính sách mở cưả ở Xingapo, vì vậy, nhanh chóng trở thành một trung tâm buôn bán lớn nhất ở Đông Nam Á.

– Trước sức ép cuả cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cuả người dân Xingapo và sự lớn mạnh cuả phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực, thế giới, năm 1957, cùng với việc công nhận nền độc lập cuả Malaixia, Anh phải thừa nhận nền độc lập Xingapo. Năm 1963, Xingapo gia nhập liên bang Malaixia, nhưng hai năm sau tách ra thành nước Cộng hoà Xingapo.

– Bắt đầu từ 1963, Xingapo đã tìm được những bước đi thích hợp cho mình, và đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới với những điều “thần kỳ” trong sự phát triển kinh tế. Sau ba thập kỉ xây dựng và phát triển kinh tế, Xingapo đã bước vào hàng ngũ các “nước công nghiệp mới” (NICs) trên thế giới, trở thành “con Rồng” nổi trội nhất trong 4 “con Rồng”. Trong vòng 25 năm (1966 – 1991), tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 8,9%, năm 1994 mức tăng trưởng đạt 10,2%, thu nhập bình quân tính theo đầu người là 18.025 USD.

– Nhà nước Xingapo rất chú trọng đến phúc lợi xã hội, công tác giáo dục, y tế.

– Xingapo trở thành quốc gia phát triển nhất ở Đông Nam Á, một quốc gia mẫu mực về nhiều mặt, trong đó nổi bật là trật tự kỷ cương xã hội, luật pháp nghiêm minh…

* Lãnh thổ Đài Loan

– Gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ, diện tích 35.980 km², dân số 22 triệu người (năm 2000). Là một bộ phận của Trung Quốc song đến nay vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc.

– Thành tựu phát triển kinh tế – xã hội:

§ Những năm 50 của thế kỉ XX: kinh tế – xã hội đạt được một số thành tự bước đầu, song nói chung còn khó khăn: vật giá chưa ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao, phụ thuộc vào Mĩ.

Bốn Con Rồng Kinh Tế Ở Châu Á

Bốn Con Rồng Kinh Tế Ở Châu Á

§ Những năm 60: Đài LOan đã tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, kêu gọi đầu tư, xây dựng chiến lược kinh tế “hướng về xuất khẩu”.

– Kết quả: Trong vòng 3 thập niên, Đài Loan được coi là một trong những “con rồng” Đông Á. Tăng trưởng kinh tế đạt 8,5% năm….

* Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc)

– Sau khi chiến tranh hai miền chấm dứt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Hàn Quốc vô cùng khó khăn, tình hình chính trị không ổn định. Năm 1962, Hàn Quốc tìm cách vượt qua nhiều trở ngại thử thách để phát triển đất nước. Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, sau 30 năm, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (NICs) và là một con “Rồng” trong bốn con “Rồng” ở châu Á.

– Từ năm 1962 – 1991, tổng sản phẩm quốc dân tăng gần 130 lần cơ cấu kinh tế thay đổi, tỉ trọng công nghiệp tăng, nền kinh tế đã đạt được những bước phát triển nhanh chóng.

Có hệ thống giao thông hiện đại, hệ thống đường cao tốc ngày càng được hoàn chỉnh, là một xã hội thông tin khá cao có nhiều sản phẩm nổi tiếng trên thế giới như: máy ghi hình, catxét, máy tính điện tử …

– Công tác giáo dục được coi trọng. Trong vài thập niên gần đây giữa miền Nam, Bắc Triều Tiên đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm cao cấp nhằm giải quyết vấn đề thống nhất đất nước.

* Hồng Công

– Đặc khu hành chính Hồng Kông ngày nay bao gồm đảo Hồng Kông, bán đảo Cửu Long, khu Tân Giới và 262 các hòn đảo lớn nhỏ; phía bắc tiếp giáp với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, phía đông là vịnh Đại Bằng, phía tây là cửa Chu Giang và phía nam là biển Đông Việt Nam.

– Hồng Kông, trung tâm thương mại tài chính quốc tế, sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới sự quản lý của người Anh đã trở về Trung Quốc trở thành khu hành chính đặc biệt từ ngày 1 tháng 7 năm 1997.

– Theo ý tưởng “một nước – hai chế độ” của nhà lãnh đạo Trung Quốc – Đặng Tiểu Bình, trong vòng 50 năm sau khi bàn giao, Hồng Kông vẫn giữ nguyên chế độ chính trị cũ, ngoài ngoại giao và quốc phòng, các lĩnh vực khác của Hồng Kông đều được hưởng quyền tự trị cao độ.

– Hồng Kông có nền kinh tế quốc tế hóa cao độ, môi trường kinh doanh thuận lợi, thể chế pháp luật kiện toàn, thị trường tự do cạnh tranh, có hệ thống mạng lưới tiền tệ, tài chính, chứng khoán rộng khắp, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giao thông, dịch vụ hoàn chỉnh.

“Báo cáo tình hình đầu tư của thế giới năm 2004” của Hội nghị Phát triển và Mậu dịch Liên hợp quốc xem Hồng Kông là hệ thống kinh tế tốt nhất thứ hai của châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Chuyên mục: Ôn Thi Lịch Sử Thế Giới

Bài làm

~ Mik chỉ lập dàn ý cho bạn tự làm thôi nha. ~

A. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng hay danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.

- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.

B. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát:

- Vị trí địa lí, địa chỉ

- Diện tích

- Phương tiện di chuyển đến đó

- Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành:

- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành

- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)

c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật

- Cấu trúc khi nhìn từ xa...

- Chi tiết...

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:

- Địa phương...

- Đất nước...

C. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

# Học tốt #

Thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên dải đất miềng Trung. Ngày 4 tháng 2 năm 1999, Cùng với tháp Chàm _ Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Từ thế kỉ XVII, XVIII, có hàng trăng hàng nghìn người Hoa từ Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam…đến đồi bờ con sông Hoài sinh cơ lập nghiệp. Phố Hội An ngày một mở mang, đông vui. Ở đây hiện có những ngôi chùa cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Long Tuyển, chùa Triều Châu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm... Những lễ hội, những tập tục văn hóa xa xưa được lưu giữ mãi trong hồn người. Những chiếc áo vạt hò, quần chân què, nón mê, guốc gỗ ... của những người bán hàng rong như gợi nhớ gợi thương. Đặc biệt chiếc đèn lồng đủ mọi kích cỡ, dáng hình, màu sẵc treo dọc phố , treo trước cửa nhà, treo hai bên bàn thờ tổ tiên đã ăn sâu vào kí ức và làm nên một Hội An cổ kính, hưng thịnh và tấp nập xưa nay.

Đúng 17 giờ đêm 14 âm lịch hàng háng, có hàng trăm hàng nghìn đền lồng được thắp sáng lung linh như sao xa, dọc theo các phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai ... . Hãy tản bộ dọc bờ sông Hoài, ta sẽ cảm thấy tâm hồn thảnh thơi kì lạ. Hãy đến với một gánh hàng rong nhấm nháp một bát chè bắp Cẩm Nam thơm mát, nếm một bát mì Quảng béo ngậy, thưởng thức một tô Cao lầu đặc sản thơm đậm, ngọt ngào ... . Hương vị, sắc màu Hội An đó mãi nằm trong kí ức của du khách một lần được đến đây.

Hãy đến thăm chùa Long Tuyển, Chùa Cầu, thắp lên một nén nhang, ngắm hàng trăm tượng Phật, đọc và suy ngẫm những câu đối, hoành phi sơn sép thếp vàng. Những chiếc áo lam của bà con đi lễ hội chùa Cầu trong ánh đèn lồng, dưới bóng trăng rằm gợi nên bao cảm xúc dạt dào, lồng lộng trăng nước.Phố cổ Hội An, một không gian cổ kính, thanh bình. Con sông Hoài thơ mộng. Chùa Cầu tráng lệ, trang nghiêm. Màu thời gian nơi phố cổ gợi cho du khách tìm về vàng mộng ngàn xưa.

Một tiếng chuông chùa ngân vang. Một giọng hò từ xa đưa lại trong bóng trăng thanh đêm rằm gợi thương gợi nhớ. Tình yêu Hội An càng trở nên thiết tha sâu lắng khi ta chợt nghe một tiếng hò từ xa đưa lại:

"Hội An bán gấm, bán điều,

Kim Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hàng"

SORRY NHIỀU ...

26 tháng 9 2019

a. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh - cướp nước

Được miêu tả đối lập với hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn là chân dung kẻ thù xâm lược, cụ thể qua hình ảnh kẻ cầm đầu - Tôn Sĩ Nghị:

- kẻ kiêu căng, tự mãn, chủ quan, kéo quân vào Thăng Long dẽ dàng “ngày đi đêm ngủ” như “đi trên đất bằng”, cho là vô sự, không đề phòng gì, chỉ lảng vảng bên bờ song, lấy thanh thế suông để dọa dẫm.

- là một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao. Dù được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước, y vẫn không chút đề phòng suốt mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc”, cho quân lính mặc sức vui chơi.

- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì hèn nhát, vô trách nhiệm thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp… chuồn trước qua cầu phao; quân thì “ai nấy đều rụng rời sợ hãi xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”. Cả đội binh hùng tướng mạnh chỉ quen diễu võ giương oai giờ đây chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy, “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.

-> tác giả miêu tả sự trốn chạy, đại bại của quân tướng nhà Thanh với âm điệu nhanh, mạnh, gấp gáp gợi sự thất bại liên tiếp, thể hiện tâm trạng hả hê, sung sướng của người cầm bút.

b. Số phận bi đát của bè lũ vua tôi Lê Chiêu Thống - bán nước

- Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược.

- Lẽ tất nhiên họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương, và kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc: vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ cho đường chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán hận chảy nước mắt và sau khi sang đên Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.

-> Tác giả miêu tả sự trốn chạy của bè lũ Lê Chiêu Thống bằng giọng văn chậm rãi, có khi chững lại khi miêu tả những giọt nước mắt, qua đó thể hiện thái độ ngậm ngùi của người cầm bút, sự thương cảm còn lại của những người sĩ phu “trung quân ái quốc”.

26 tháng 9 2019

Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ

a. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, đầy bản lĩnh

b. Trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và nhạy bén

- Sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta: (thể hiện trong lời phủ dụ ở Nghệ An)

- Sáng suốt trong việc dùng người, xét đoán bề tôi

c. Ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng

d. Bậc kì tài quân sự - Tài dụng binh như thần

e. Lẫm liệt trong chiến trận

11 tháng 5 2021

“Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một trận oai bốn phương
Thần tốc ruổi dài xông thẳng tới
Như trên trời xuống ai dám đương”

(Ngô Ngọc Dụ)

Vua Quang Trung, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Vẻ đẹp uy nghi, trí tuệ của vua Quang Trung đã được phản ánh đầy đủ, trọn vẹn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14.

Hồi thứ thứ 14 kể về lần thứ ba ra Bắc Hà của Nguyễn Huệ. Ông đã tạo nên chiến công kì tích nhất trong lịch sử Việt Nam, với tốc độ tiến công thần tốc, chỉ trong 10 ngày ông đã tiêu diệt gọn quân Thanh, lấy lại nền độc lập cho đất nước. Chỉ trong đoạn trích ngắn này, nhưng vẻ đẹp khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt và tài thao lược hơn người đã được biểu lộ rõ nét nhất.

 

Đọc Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14, ấn tượng đầu tiên của người đọc đối với vị anh hùng này chính là ở trí tuệ sáng suốt và vô cùng mạnh mẽ, quyết đoán. Ngay khi 20 vạn quân Thanh tràn vào đất Bắc, chiếm giữ kinh thành Thăng Long bấy giờ Nguyễn Huệ mới là Bắc Bình Vương và ở Phú Xuân. Nhận được tin cấp báo, lòng yêu nước trào dâng ông đã định cầm quân đi ngay. Song trước sự khuyên ngăn, suy nghĩ kĩ lương, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi, để danh chính ngôn thuận cầm quân ra Bắc. Ngay sau khi lên ngôi Nguyễn Huệ - niên hiệu là Quang Trung đã ra lệnh xuất quân ngay. Không chỉ vậy, để giành được chiến thắng với kẻ địch mạnh, đòi hỏi phải có một trí tuệ sáng suốt. Quang Trung đã rất mưu lược, sáng suốt khi nhận định tương quan tình hình hai bên, ra lời hịch vừa để khích lệ binh tướng, vừa để răn đe, cảnh tỉnh với những kẻ hai lòng. Ông vô cùng sáng suốt khi nhận rõ bản chất của kẻ định, và khơi dậy lòng yêu nước ở những người chiến sĩ. Trước những lời lẽ đanh thép, sắc sảo của ông tướng sĩ trên dưới một lòng đều nhất nhất tuân lệnh: “xin vâng lệnh không dám hài lòng”.

 Không chỉ vậy, sự mưu lược của ông còn được thể hiện trong cách nhận xét về thế mạnh và cái yếu của bề tôi. Ông hiểu năng lực của Sở và Lân, họ chỉ là “hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến việc tùy cơ ứng biến là không có tài”. Bởi vậy ông không trách cứ, xử tội họ. Ông cử Ngô Thì Nhậm – người có tài mưu lược để bên cạnh mà hỗ trợ hai vị tướng. Cách hiểu người, dùng người đúng đắn, trách người đúng tội đúng việc làm cho quân tướng ai nấy đều hài lòng và khâm phục. Nhờ có sự am hiểu như vậy, đã giúp ông thu phục nhân tâm của mọi người.

Và cuối cùng sự sáng suốt của ông còn thể hiện trong tầm nhìn xa trông rộng. Ông nắm rõ tình hình, quân Thanh bành trướng đang đóng quân gần hết Bắc Hà, nhưng ông cùng vô cùng tự tin chỉ trong mười ngày sẽ đánh đuổi sạch bóng quân Thanh. Nhưng ông không chỉ lo nghĩ đến việc dẹp yên giặc, mà con nghĩ trước cách ứng xử với chúng sau khi chúng bị đánh đuổi về nước. Là một nước lớn, khi thua trận tất yếu sẽ sinh sự cay cú mà đem quân trả thù, bởi vậy ông đã cử Ngô Thì Nhậm, dùng “khéo lời để dẹp yên binh đao”. Làm việc ấy cũng là để cho nhân dân nghỉ sức, ta có điều kiện trong vòng mười năm xây dựng đất nước, củng cố quân sự, lúc bấy giờ giặc Thanh có xâm lược ta cũng không còn phải ngần ngại gì nữa. Qua tất cả những sự việc đó, đã cho hậu thế thấy một con người tài trí sáng suốt, liệu việc như thần.

Không chỉ dừng lại là một con người có tài trí sáng suốt, mà dưới ngòi bút của Ngô Gia Văn Phái, Quang Trung còn là một người có tài thao lược hơn người. Ngay sau khi hạ lệnh xuất quân ra Bắc, ông lập tức lên đường, vừa đi vừa tuyển quân, khiến cho binh lực mạnh lên không ngừng. Ông có cuộc hành quân thần tốc nhất trong lịch sử, làm cho ai cũng không khỏi kinh ngạc, từ Phú Xuân ra đến kinh thành Thăng Long ông chỉ đi mất có bốn ngày, trong khi đi còn tuyển quân, phương tiện di chuyển thô sơ chủ yếu đi bộ, phần còn lại đi ngựa. Chính tốc độ hành quân thần tốc ấy cũng là một yếu tố làm cho kẻ địch bất ngờ.

Đồng thời ông lựa chọn thời cơ chính xác, chớp cơ hội tết nguyên đán giặc sơ hở, lo ăn chơi để đánh một trận tiến quân lớn, đập tan tất các các ngả quân của chúng. Ở mỗi trận đánh có có cách đánh hết sức linh hoạt, khiến cho kẻ thù choáng váng, tưởng “tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở dưới đất chui lên”. Và chính điều đó đã dẫn đến thắng lợi tất yếu của quân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thug. Quang Trung cùng với các tướng sĩ của mình đánh một mốc son chói lọi và hào hùng vào trang sử vẻ vang dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Đẹp đẽ nhất là khi vua Quang Trung chỉ huy đội quân tướng sĩ trên chiến trường, đó là vẻ đẹp của sự oai phong, lẫm liệt, khó ai có thể bì kịp. Vua Quang Trung thân chinh cầm một mũi tiến công, chỉ huy xông ra trận. Trong ánh sáng của buổi sớm, khói của súng đạn, vị anh hùng thân cưỡi voi, mình mặc áo bào lẫm liệt xông ra chiến đấu với kẻ thù. Một tạo hình uy nghi, lẫm liệt và vô cùng đẹp đẽ. Hình ảnh đó đã trở thành tượng đài bất hủ của dân tộc Việt Nam.

Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14 đã tạc lên tượng người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ thành công xuất sắc. Ông là con người toàn tài, vị vua anh dũng, sáng suốt, đánh tan quân xâm lược, đem lại độc lập cho dân tộc. Vẻ đẹp trí tuệ của vua Quang Trung cũng chính là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp, khí phách của dân tộc Việt Nam.

24 tháng 9 2019

Từ sau cách mạng Cu Ba 1959 thành công 1 cao trào đấu tranh bùng nổ => Mĩ La Tinh được mệnh danh "Lục địa bùng cháy".

24 tháng 9 2019

Từ sau cách mạng Cu Ba 1959 thành công 1 cao trào đấu tranh bùng nổ => Mĩ La Tinh được mệnh danh "Lục địa bùng cháy"