K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2021

Câu ca dao như một lời nhắn nhủ chứa chan tình nghĩa "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vẫn hàng nhắc nhở chúng ta.

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta được gọi là hạt ngọc, hạt vàng. Bát cơm dẻo thơm ta ăn hằng ngày, các loại bánh như bánh cốm, bánh chưng, bánh giầy, bánh phở... những món ăn ngon đều được chế biến từ hạt gạo. Cốm Vòng dẻo thơm bọc trong lá sen xanh, ai đã được một lần thưởng thức cái thức dâng của Trời, cái ngọt ngon của đồng quê nội cỏ nước Nam.

Ai đã làm ra hạt gạo để mọi người được bưng những bát cơm đầy dẻo thơm, được no ấm? Chính là người dân cày Việt Nam đã một nắng hai sương, quanh năm vất vả cày bừa, cấy hái, làm cỏ, tát nước, bón phân, bắt sâu mới làm nên những mùa vàng. Trời mưa gió, lúc bão táp mưa sa, lúc nắng hạn, đồng khô nứt nẻ, làm ra bát cơm ngon lành, dẻo thơm, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi vật lộn với lo âu vất vả, nếm trải "đắng cay muôn phần".

Câu ca dao đã ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Họ là động lực, là nguồn sống của xã hội. Nhờ họ mà mọi người, mọi nhà được no ấm. Nhờ họ, mà đất nước ta có nhiều triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhờ họ mà quê hương ta ngày một giàu có, thịnh vượng.

Câu ca dao còn ca ngợi và khẳng định giá trị của bông lúa, hạt gạo. Nó nhắc nhở mọi người khắc sâu trong trái tim mình lòng biết ơn người dân cày Việt Nam.

Từ câu ca dao, em nghĩ về đất nước, tự hào về nền văn minh sông Hồng, nền văn minh trồng lúa nước. Em nghĩ về nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển, hiện đại hóa. Điện và máy móc (máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước,...) đã đến với đồng quê. Mỗi năm đất nước ta sẽ sản xuất được 50 triệu, 100 triệu tấn lúa... là mơ ước của cả dân tộc.

Học câu ca dao: "Ai ơi bưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần", bài học "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" càng trở nên sâu sắc, thấm thía.

13 tháng 10 2021

bạn ơi mình bảo là nhận xét từ ai chứ ko phải nhận xét câu ca dao nhé

                                TIẾNG VIỆT                                        ÔN TẬP Câu 1. Các từ in đậm trong đoạn thơ sau là :Hàng chuối lên xanh mướtPhi lao reo trập trùngVài ngôi nhà đỏ ngóiIn bóng xuống dòng sôngA.từ láy                                    B. từ chỉ hoạt động          C. từ chỉ đặc điểm                    D. danh từ Câu 2 : Từ nào không phải là danh từ chỉ khái niệm?A.   Tư...
Đọc tiếp

 

                               TIẾNG VIỆT

                                       ÔN TẬP

Câu 1. Các từ in đậm trong đoạn thơ sau là :

Hàng chuối lên xanh mướt
Phi lao reo trập trùng
Vài ngôi nhà đỏ ngói
In bóng xuống dòng sông

A.từ láy                                    B. từ chỉ hoạt động        

 C. từ chỉ đặc điểm                    D. danh từ

Câu 2 : Từ nào không phải là danh từ chỉ khái niệm?

A.   Tư tưởng           B.khả năng       B. tinh thần           D. hoa cúc

Câu 3 :Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên người:

A. Thu Hà                   B. Dế Mèn            C.  Tiền Phong       D.Cả A và B đều đúng.

Câu 4 : Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên địa lí:

A. cầu Khỉ            B. sông con        C. Trần Trung Tá        D. Tất cả các đáp án trên

 Câu 5 . Các từ in nghiêng trong đoạn văn dưới đây là :

 “Cây hoa hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu ngạo. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to, sắc và nhọn. Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lấy ánh nắng và bầu không khí trong vắt, mát mẻ của mùa xuân. Những chiếc lá màu xanh thẫm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa khẽ lung lay trong gió.”

A.   danh từ        B. từ ghép      C. từ láy          D. từ phức

Câu 6 : Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu từ láy ?

“Mặt trời đã đứng bóng. Từng đám mây trắng bồng bềnh trên nền trời xanh biếc in xuống mặt hồ phẳng lặng. Hàng cây ven hồ lặng im, trầm ngâm soi bóng. Có đàn chim nào bỗng nhiên bay qua, cất tiếng gọi nhau ríu rít như muốn xé toang không gian yên tĩnh. Chừng như gió bị tiếng chim làm giật mình, trở dậy làm lao xao hàng cây. Sóng nhỏ gợn lăn tăn; lấp lánh dưới ánh mặt trời.”

 A.       4                     B. 5                     C. 6                  D. 7

Câu 7.Các từ: lạnh lùng, trầm ngâm, ngỡ ngàng, rõ ràng, thấm thoắt, thập thò thuộc kiểu láy :

A.   láy âm          B. láy vần       C. láy  âm và  láy vần      D. láy tiếng

Câu 8 : Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại :

A.   trường học     B. sách vở        C. bút thước     D. thầy cô

Câu 9 : Ghép các tiếng :yêu, thương, mến, kính ta được bao nhiêu từ ghép ?

A.   7 từ              B. 8 từ            C. 9 từ           D. 10 từ

Câu 10 : Đoạn thơ dưới đây có bao nhiêu danh từ ? gạch chân các danh từ đó

      Trái Đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển

Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!

          A.7                      B. 8                     C. 9                 D. 10

Câu 11 : Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu từ láy ?

Nói xong, lòng sư cụ tự nhiên thắm đượm một nỗi buồn mang mác. Bao nhiêu kỷ niệm xa xăm về Tết đều sống lại đầy vơi trong lòng sư cụ. Sư cụ muốn quên, cố quên thì những ý ấy lại nảy nở dồi dào và rõ ràng hơn nữa. Sư cụ buồn. Một thứ buồn lạ lùng trên gương mặt chỉ biết bình tĩnh và trầm ngâm.

          A.7                      B. 8                     C. 9                 D. 10

 

 

 

 

 

Bài 2 : Nối

Thành phố Đà Lạt                        thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Khu du lịch Tuần Châu                 thuộc tỉnh Ninh Bình.

Bãi biển Sầm Sơn                         thuộc Quảng Bình.

Bãi biển Đồ Sơn                         thuộc tỉnh Khánh Hoà.

Vườn quốc gia Cúc Phương            thuộc thành phố Đà Nẵng.                                                  

Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng    thuộc  tỉnh Lào Cai.

Khu du lịch Bà Nà                              thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Cố đô Huế                                              thuộc thành phố Hải Phòng.

Thị trấn Sa Pa                                     thuộc tỉnh Thanh Hoá.

Bãi biển Nha Trang                             thuộc tỉnh Lâm Đồng.

 

Bài 3 :Tìm các danh từ thích hợp điền vào các chỗ chấm để hoàn thành khổ thơ sau:

…………… rong ruổi trăm miền
Rù rì ………….  nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với ……………. xa
…………… nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu …………… có ở trời cao
Thì …………  cũng mang vào mật thơm
.

NGUYỄN ĐỨC MẬU

Bài 4 : Tìm các danh từ chỉ hiện tượng điền vào chỗ chấm trong các câu:

a. Thảm hoạ ............. đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.

b. Những .............. ấm áp xua tan màn ............. dày đặc.

c. Trong mưa xuất hiện những ............. long trời, lở đất.

d. Chúng tôi phản đối ............. và mong muốn hoà bình.

e. Các tỉnh miền Trung thường xảy ra ......... hàng năm.

g. Nắng nhiều làm ruộng đồng ................. và .............

2
13 tháng 10 2021

Nội dung bài tre việt nam

13 tháng 10 2021

Các bạn giải hộ mình nhé

                                                            Nhận xét từ "ai" trong các câu ca dao sau                                                     a)                   Ai ơi có nhớ ai không                                                             Trời mưa một mảnh áo bông che đầu                                                                         Nào ai có tiếc ai đâu                                                             Áo bông ai ướt...
Đọc tiếp

                                                            Nhận xét từ "ai" trong các câu ca dao sau
                                                     a)                 
 Ai ơi có nhớ ai không
                                                             Trời mưa một mảnh áo bông che đầu
                                                                         Nào ai có tiếc ai đâu
                                                             Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô

                                                     b)                Ai ơi bưng bái cơm đầy  
                                                              Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

                                                     c)                Ai làm cho bể kia đầy 
                                                               Cho ao kia cạn, cho gầy cò con

0
12 tháng 10 2021

Tưởng người dưới chén nguyệt đồng 
Tin sương luống những rày trông mai chờ 
Bên trời góc bể bơ vơ 
Tấm son gột rửa bìa giờ cho phai 
Xót người tựa cửa hôm mai 
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ 
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm 

12 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ:

1) Em bé đã tưởng tượng ra những trò chơi:

- Trò chơi thứ nhất: Em bé sẽ là mấy và mẹ sẽ là trăng

=> Hai ban tay em ôm lấy mẹ, mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm

- Trò chơi thứ hai: Em bé sẽ là sóng và mẹ là bờ biển

=> Em sẽ lăn mãi, lăn mãi, cười vang, vỡ tan vào lòng mẹ.

Sự đặc biệt của chúng:

+ Trò chơi của em bé rất hay, thú vị và sáng tạo, vừa giúp em thỏa mãn mong làm mây, làm sóng lại vừa được quấn quýt bên mẹ.

2) Em cảm nhận được:

+ Tình cảm của mẹ con là thứ tình cảm sâu sắc, thiêng liêng, bao la và vĩnh cửu

3) Em cảm nhận:

+ Câu thơ cho em thấy về cách trân trọng tình cảm của em bé dành cho mẹ và mẹ dành cho em bé. Em yêu mẹ và mẹ cũng rất yêu em.

* P/s: Bạn hiểu câu thơ, câu văn như thế nào là tùy thuộc vào độ cảm nhận thơ của bạn, mình chỉ đưa ra vài gợi ý thôi, cố gắng nhé *

Cre: Huy (me)

Học tốt ạ

12 tháng 10 2021

  Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú.Bốn câu ca dao là bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những niềm thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm.

____________________________________________________________________________________________________________