K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4

Vị ngữ trong câu văn "Trong buổi giao lưu hôm đó, mọi người đều ấn tượng với lời ông nói" là "đều ấn tượng với lời ông nói". Vị ngữ này có tác dụng chính là mô tả hoặc nói lên tình trạng, hành động, hoặc trạng thái của chủ ngữ "mọi người" trong câu. Nó chỉ rõ phản ứng hay cảm xúc của mọi người đối với những gì ông nói trong buổi giao lưu, từ đó làm nổi bật ảnh hưởng hoặc tầm quan trọng của lời nói đó đối với những người tham dự. Vị ngữ còn giúp người đọc hiểu được rằng lời nói của ông đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, qua đó thể hiện giá trị hoặc ý nghĩa của những lời ông nói trong ngữ cảnh cụ thể đó.

21 tháng 4

TK

Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này đổi tên thành Văn Miếu Hà Nội. Trong lịch sử, di tích này là nơi thờ Thánh Nho (Khổng Tử), Chu Công, tứ phối, thất thập nhị hiền, Chu Văn An và là trường Quốc Học đào tạo trí thức Nho học của nước ta từ thời Lý đến thời Lê; đồng thời cũng là nơi dựng bia “đề danh” (hiện còn 82 bia) những tiến sĩ đã đỗ đạt trong các kỳ thi tiến sĩ từ thời Lý đến thời Lê, trong đó có nhiều danh nhân trong lịch sử nước ta. Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước đầu tư phục dựng năm 1999- 2000. Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu - nơi thờ tự tiên Nho, và Quốc Tử Giám - trường đào tạo trí thức Nho học. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

21 tháng 4

LÁ BÀNG

21 tháng 4

cây bàng

 

21 tháng 4

ở sách nào vậy bạn

21 tháng 4

 bà là người hiền lành, nhân hậu giống như là người mẹ của mọi người trên thế giới

21 tháng 4

a)danh từ

b)động từ

c)tính từ

tick mk nha

21 tháng 4

a)danh từ

b)Động từ

c)Tính từ

21 tháng 4

Mà không được chép mạng

21 tháng 4
   

Trước cổng nhà em, có trông một cây sấu rất to và đẹp. Nghe mẹ bảo, năm nay cây sấu đó cũng đã hơn năm tuổi rồi.

Cây sấu rất cao, có khi phải gần 3m, vì nó còn cao hơn cánh cổng của nhà em nữa. Thân cây thẳng đứng, to như bắp chân người lớn, vô cùng chắc chắn. Bọc bên ngoài thân cây là lớp vỏ thô ráp, màu nâu sẫm. Ở phía dưới gốc, có mấy chỗ xám trắng như là bị mốc. Cách gốc khoảng gần một mét rưỡi, các cành bắt đầu tỏa ra. Các cành ở thấp to như cổ tay, các cành ở trên cao thì có phần bé hơn. Từ các cành đó, các nhánh con lại thi nhau tỏa ra, đan cài vào nhau, dày đặc. Khiến cả cây sấu nhìn từ xa như một cây nấm rơm màu xanh.

Lá cây sấu có hình như lá cây vải, cây nhãn, nhưng dài hơn và màu xanh ít sẫm hơn. Đặc biệt, so với các loại cây bóng mát khác như cây bàng, cây đa, thì lá của cây sấu dày hơn nhiều. Đến mức, mùa hè đứng dưới tán cây, thì thật khó để có thể xuyên qua vòm lá nhìn lên trời xanh. Vào khoảng tháng 5, tháng 6 cây sấu sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa sấu nhỏ li ti, màu trắng pha chút xanh nhạt. Thường, hoa sấu mọc thành từng chùm, trên cả một cành dài như hoa lay-ơn. Thế nhưng, một phần vì hoa nhỏ, màu lại lẫn với lá, một phần vì tán lá quá dày và cao, nên thường khi hoa sấu nở, chẳng mấy ai phát hiện sớm. Chỉ khi hoa đã nở rầm rộ, trắng xóa thì người ta mới nhận ra. Khoảng gần ba tuần sau khi hoa nở thì sẽ kết quả. Giống như hoa, quả sấu mọc từng chùm xanh biếc. Khi lớn, quả sấu thường to bằng một chén rượu nhỏ của các bố, các ông. Ăn giòn và có vị chua nhẹ. Những quả sấu ấy, làm ra đủ các món ngon vào mùa hè. Nào là sấu dầm đường, hay sấu muối giòn, canh sấu, ô mai sấu… Đôi khi chỉ là một quả sấu chua với ít muối ớt cũng đủ làm tụi trẻ con thèm thuồng.

Mỗi ngày, khi đi qua cổng, em luôn nhìn thấy cây sấu đầu tiên. Nó như một người bảo vệ thầm lặng cho cả ngôi nhà. Em mong rằng, cây sẽ luôn khỏe mạnh, xanh tốt, để tiếp tục đồng hành cùng em qua thật nhiều, thật nhiều mùa hè nữa.

20 tháng 4

Mùa hè về, ruộng hoa loa kèn của dì em bắt đầu nở rộ. Đây là loài hoa chỉ nở vào tháng ba hằng năm, báo hiệu một mùa hè rạo rực sắp về.

Những cây loa kèn mà dì em trồng trên ruộng xếp thẳng hàng ngay ngắn như chúng em xếp hàng vào lớp. Cây nào cũng cao đến thắt lưng của em. Chúng được trồng từ củ, không có thân cây chính. Các chiếc lá đều mọc trực tiếp từ củ hoa, bọc sát vào nhau. Lớp lá trong cùng mọc thẳng, cuộn phần gốc lại cho lớp lá ngoài ôm vào, cứ thế tạo nên một bụi lá um tùm. Lá loa kèn có dáng như lá mía. Mỗi chiếc lá dài khoảng chừng 30cm, bề ngang khoảng bằng hai đến ba đốt ngón tay. Lá cây khá dày, màu xanh thẫm, mép lá bo tròn nên rất an toàn cho người chăm sóc. Các chiếc lá đó cong con như vầng trăng, uốn một đường cong duyên dáng, ưỡn phần bụng lên cao rồi chúi đầu lá xuống gần mặt đất. Lá càng ở phía ngoài cùng sẽ càng đậm màu hơn và ngả ra nhiều hơn, bởi nó phải nhường chỗ cho những chiếc lá ở trong nữa. Và từ chính giữa bụi lá đó, ngồng hoa sẽ mọc lên.

Ngồng hoa thoạt đầu là một cây trụ tròn màu xanh lá. Phía trên đầu là một cái nụ bé xíu cùng màu rất khó nhìn ra. Theo sự dài ra của ngồng hoa, nụ hoa cũng to lên rõ rệt. Chờ khi phần ngòng cao vượt lên hẳn so với phần lá thì mới dừng lại. Lúc đó, phần nụ cũng lớn hẳn rồi. Lúc này điều kì diệu sẽ xuất hiện. Chiếc nụ lớn đó nứt ra, để lộ hai đến ba, thậm chí là bốn nụ hoa loa kèn ở bên trong. Vỏ bọc vừa nứt, các nụ hoa liền háo hức chui ra ngoài. Chúng nỗ lực kéo cái cuống hoa nhỏ nối liền ngồng hoa dài hơn, để khi nở không va chạm vào anh chị. Mỗi nụ sẽ tự chọn một hướng để nhô ra, không bao giờ chúng va nhau trong quá trình này. Và rồi, nụ hoa cũng ngày một lớn dần, to bằng cái nụ mẹ lúc ban đầu. Lúc đó, nó cũng đã chín đỏ rục như rượu vang. Lúc này, dì em và các cô, các bác sẽ thu hoạch hoa loa kèn. Người thu hoạch sẽ cắt từ gốc sát với củ hoa, để lấy được cành loa kèn dài nhất. Các chiếc lá sát ngồng hoa cũng được hái để làm phụ kiện trang trí cho bình hoa. Các cành hoa này mang về nhà, cắm vào bình nước sẽ nở dần chỉ sau hai ba ngày. Bông hoa khi nở ra có đến năm cánh hoa to như cái thìa, dài đến cả 10cm. Các cánh hoa chụm lại với nhau ở phần gốc, che chở cho nhụy hoa ở giữa. Còn đuôi thì dãn nở ra, tạo nên cái dáng như chiếc loa phường.

 

20 tháng 4

    Mỗi sáng, khi bước chân ra khỏi cánh cửa nhà, ánh nắng mặt trời đầu tiên của ngày len lỏi qua hàng cây cao rợp bóng mát. Và giữa dòng chảy bình thường của cuộc sống, có một điểm nhấn tinh tế, làm tô điểm cho không gian bằng sắc hoa tươi thắm, nở rộ và đầy sức sống. Đó là cây hoa phượng đỏ, một biểu tượng của mùa hè nồng nàn và sự trỗi dậy của thiên nhiên sau những ngày dài đông lạnh giá.
    Trên cành cây cao vút, những bông hoa phượng đỏ tỏa ra một sức hút khó cưỡng, thu hút ánh nhìn của mọi người qua lại. Mỗi cánh hoa phượng đỏ như một bức tranh tinh tế của tự nhiên, với những cánh hoa màu đỏ tươi rực rỡ, xen lẫn với các cánh lá xanh mát. Hương thơm dịu dàng của hoa phượng đỏ lan tỏa khắp không gian, mang lại cảm giác dễ chịu và thư thái cho người đi qua. Dưới bóng cây phượng, những cánh lá mảnh mai và màu xanh mướt tạo nên một màn che chắn dịu dàng, tạo nên một không gian yên bình và ấm áp. Đôi khi, những chiếc lá xanh nhấp nhô theo nhịp gió, tạo ra những âm thanh nhẹ nhàng, làm cho không gian trở nên sống động hơn.
    Nhìn thấy cây hoa phượng đỏ, lòng người không chỉ cảm thấy bình yên và hạnh phúc mà còn đầy kích thích và hứng khởi. Cây hoa phượng đỏ không chỉ là một phần của cảnh quan mà còn là biểu tượng của sự sống và sức mạnh, luôn làm cho mỗi ngày trở nên đặc biệt hơn.

19 tháng 4

D mong mỏi