các bn nghĩ sao về " con đường nào cux có đầy hoa hồng" tuy có nhiều "hoa" nhưng ta vẫn có thể không đi dc: nhiều gai, bùn lầy, hiểm trở ...... nếu ta bt cách đi và cố gắng vượt qua thì sẽ thật đào hoa tốt đẹp. ( con đuog của tôi . Học lệch toán. tôi biết don đường này rất nhiều hoa và tốt đẹp (trở thành thầy giáo, nhà toán học, ....) tuy vậy vẫn chông gai từ gia đình giáo viên yêu cầu tôi học đều lại, suýt bị tụt lớp vì hk khá ..... tôi vẫn cố gắng bước đi trên con đường đó dài vô tận của toán học). Con đường nào cux trải đầy hoa hồng. Con đường đó thể thể gấp khúc , nhiều lối và chông gai nhưng nếu ai vượt qua dc đó đều sẽ thành công có những ng fai ở lại
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trường từ vựng chỉ hoạt động của con người : túm ,ấn dúi, xô đẩy , ngã chỏng quèo , sấn sổ , giơ , giằng co , du đẩy , vật ,lẳng, ngã nhào.
TD : thể hiện sức mạnh phản kháng mãnh liệt của chị Dậu , thái độ hùng hổi của tên người nhà lí trưởng và cho thấy cảnh đánh nhau hết sức sinh động của chị Dậu với tên cai lệ và tên người nhà lí trưởng
trường từ vựng hoạt động con người của mình còn thiếu ! Bạn bổ sung cả từ "lẳng" nữa nhé
Tình cảm tương thân tương ái của con người luôn là một tình cảm đẹp và là mạch cảm hứng bất tận của thơ văn . Chính những tình cảm cao đẹp ấy đã giúp con người có được nghị lực và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn ''Chiếc lá cuối cùng". Đặc biệt trong bài có chi tiết chiếc lá cuối cùng đã để lại ấn tượng trng người đọc.
Chiếc lá thường xuân trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của tác giả O Hen-ri mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét là một kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác trước hết vì nó rất đẹp, sinh động, giống lá thật đến nổi con mắt nhà chuyên môn của cả hai họa sĩ mà cũng không phân biệt được là thật hay giả. Đó còn là bởi nó có giá trị nhân sinh rất cao, đem lại sự sống cho Giôn-xi, cứu sống Giôn-xi. Chiếc lá được vẽ bằng tình thương yêu bao la, đức hy sinh cao cả, có giá trị nhân sinh rất cao. Nó có cái giá quá đắt, nó cứu sống được một người nhưng lại cướp đi một người khác – chính người đã tạo ra nó. Với kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình, cụ Bơ-men đã ra đi mãi mãi nhưng hành động cao cả - xả thân vì sự sống của Giôn-xi, vì hạnh phúc của con người thì hình ảnh cụ Bơ-men đã khiến Giôn-xi xúc động, cảm phục với lòng biết ơn vô hạn. Tác phẩm được hoàn thành trong gió rét, tuyết rơi, dưới ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn bão. Trên chiếc thang lênh khênh là cụ họa sĩ già sắt xéo cũng đang run run, miệt mài đậm tô từng nhát cọ vào bức tường gạch-đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng. Bức tranh ấy không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng cả đức hi sinh thầm lặng, cao quí của cụ Bơ- men.
Chiếc lá thường xuân cuối cùng còn lại sau đêm mưa gió phũ phàng, dai dẳng, điều mà Giôn-xi không thể hiểu nổi và khó có thể xảy ra. Không phải chỉ có chúng ta kinh ngạc về sự kỳ diệu của chiếc lá mà Giôn-xi cũng cảm thấy ngạc nhiên. Cô tự so sánh mình với chiếc lá mong manh và thấy yêu cuộc sống hơn. Chính chiếc lá đã khơi dậy niềm tin ở nơi cô, giúp cô có nghị lực vượt lên trên bệnh tật. Sức sống tiềm tàng của Giôn-xi đã trỗi dậy.
Như vậy, chiếc lá chính là một chi tiết nghệ thuật đắt giá, là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng nhân ái của cụ Bơ men. Từ đó tiếp thêm cho Gioon xi niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống.