K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2020

Tham khảo :3 :

Đó là một câu chuyện buồn năm lớp bảy của tôi. Một năm rồi nhưng tôi nhớ rất rõ. Vào một buổi sáng thứ hai, trời đẹp, cảnh đẹp, người cũng đẹp nhưng chỉ có tôi là không đẹp bởi vì tôi đang buồn rầu, lo lắng và hồi hộp - bài viết khảo sát ra về nhà tôi chưa hoàn thành để nộp cho cô giáo. Giờ chào cờ hôm ấy tôi chẳng nghe được gì và cũng chẳng vui vẻ gì. Đáng lẽ lúc đó tôi có thể "tranh thủ" lấy ra viết tiếp nhưng chẳng hiểu sao tôi lại không làm mà cứ ngồi thừ ra. Khi tiết chào cờ kết thúc, có lớp lũ lượt ra về, có lớp vào học tiếp ca sau. Còn bảy đứa trong đội tuyển chúng tôi, gồm có Oanh, Vi, Nhi, Duyên, Phương, Tú phải ở lại để học bồi dưỡng thêm. Chúng tôi chờ rất lâu mà cô vẫn chưa đến. Đứa than vãn: "Bài của tui dở ẹc à!", đứa thì thảnh thơi: "Tui làm cũng tạm ổn". Chúng nó vui vẻ chuyền bài cho nhau xem, bình phẩm tán loạn. Nhưng trong nhóm có nhỏ Oanh với tôi chưa làm bài. Tranh thủ nó xộc vào thư viện và mở vở làm liền, tôi cũng vội lao theo. Nhưng vừa viết được dăm ba câu, tôi lại bị những câu chuyện của mấy bạn làm bài rồi cuốn theo. Vui quá! Thế là bài vở lo lắng hay hồi hộp tôi đều dẹp sang một bên...

suốt thời gian chờ đợi ấy chúng tôi đi lòng vòng quanh sân trường, rồi ngồi trên ghế đá tán dóc đủ mọi thứ chuyện trên trời dưới đất, cười đùa ầm ĩ rồi chạy xuống căng tin mua quà ăn vặt. Thỉnh thoảng nhớ lại vụ bài tập về nhà tôi cũng có lo có sợ nhưng những trò vui hấp dẫn quá nên nó khiến tôi nhắm mắt làm ngơ, và tự nhủ: "Trễ quá rồi, chắc cô không đến đâu. Vả cô có đến thì cũng không nhớ việc ra bài cho chúng tôi đâu mà lo." Đến khi cái Oanh làm xong bài, hãnh diện đem ra khoe với chúng tôi thì nỗi lo sợ của tôi đã thành nỗi buồn. Vậy là trong cả nhóm đứa nào cũng có bài, chỉ trừ tôi, mà tôi lại là đứa học cũng khá và được cô đặt niềm tin lớn nhất trong đội chứ đâu phải bình thường ...

Đang lo buồn, thì kia rồi, bóng dáng quen thuộc của cô giáo đang xuất hiện ngoài cổng trường. Giờ "tử hình" cũng đã đến. Cô giáo vội vã vào phòng học quen thuộc dành riêng cho đội chúng tôi. Cô xin lỗi vì có việc nhà đột xuất nên đã đến trễ khiến chúng tôi phải chờ, rồi cô lặng lẽ ngồi vào bàn và nghiêm nghị nhắc chúng tôi: "Nộp bài khảo sát đi các em!". Các bạn lẹ làng chuyển bài cho cô. Khi cô xem sơ qua xấp bài thì ngạc nhiên lên tiếng: "Sao chỉ có sáu bài vậy các em? Em nào chưa làm bài vậy?". Và tôi cúi gầm mặt rụt rè lên tiếng nghe hai má nóng bừng: "Thưa cô, em ạ!". Cô chuyển hướng nhìn sang tôi không bằng lòng. Những trách móc của cô lúc đó chẳng có gì sai, nhưng chẳng hiểu sao lúc đó tôi giận ngược lại cô. Tôi bướng bỉnh lên tiếng: "Nhưng em bận lắm ạ! Đây đâu có phải là bài kiểm tra định kì quan trọng đâu cô !". Tôi nói là nói vậy thôi chứ tôi biết rất rõ đây là bài khảo sát năng lực đợt một cho đội chúng tôi, và có thể thầy giáo hiệu trưởng sẽ kiểm tra kết quả ngay hôm sau.

Chính vì vậy nên, sau khi câu nói bướng vừa vọt ra khỏi miệng tôi, là một sự hối hận vây kín. Mặt cô tôi đanh lại, ánh mắt như có một đám mây mờ thoáng qua đầy vẻ thất vọng và lạnh lẽo làm sao! "Lấy sách ra, hôm nay ta học thơ các em!"- mãi đến năm phút sau cô giáo mới cất tiếng. "Ôi. Cô giáo muôn vàn kính yêu của em. Thật sự em đã quá ngu dốt và hỗn xược khi khi mở miệng ra để nói với cô cậu ấy." Và tôi biết là cô đã giận tôi ghê gớm lắm vì suốt buổi học hôm đó cô không nhìn tôi và không nói với tôi một câu nào. Sau đó cô vẫn còn buồn, dù liền hôm sau đó tôi đã mang bài đến nộp cho cô. Tôi không dám xin lỗi cô vì thái độ lạnh lùng ấy nhưng trong lòng luôn ray rứt rằng không biết cô có bị thầy hiệu trưởng khiển trách vì lỗi không quản lí tốt học sinh không?

Từ hôm ấy, tinh thần tôi gần như suy sụp, cứ vẩn vẩn vơ vơ. Tôi không còn tinh nghịch trêu ghẹo chọc phá mọi người như lời tôn xưng là "hiệp nữ giang hồ" nữa. Lúc nào tôi cũng nghĩ đến "chuyện ấy". Tôi vừa giận mình kinh khủng vừa hối hận tràn trề. Nhưng có hối cũng cũng đã muộn rồi. Người ta cho rằng "Lời nói gió bay" nhưng với tôi thì lời đã nói ra rồi thì không sao rút lại được? Và dù tôi có cố cách mấy cũng vẫn không dám lại gần cô để nói một lời xin lỗi và mong cô tha thứ cho tôi. Tôi biết cô bao dung lắm nhưng nỗi day dứt ấy cứ bám theo tôi mãi (vì chỉ một tuần sau là cô lại vui vẻ trò chuyện cùng tôi như không có gì xảy ra vậy).

Đến bây giờ, khi tôi đã là một học sinh lớp tám rồi, tôi vẫn chưa thể mở miệng nói lời xin lỗi cùng cô, vì tôi quá rụt rè và ngại ngùng hay vì mặc cảm tội lỗi tôi cũng không phân biệt được. Tuy vậy trong lòng tôi lúc nào cũng vang lên bốn tiếng: "Em xin lỗi cô!" với hi vọng điều thầm kín này sẽ đến với cô như một phép màu tôi vẫn thường đọc thấy trong cổ tích để cô không còn phải buồn vì những đứa học trò vì ham chơi mà phát ngôn vô tâm như tôi.

Các bạn ạ! Thầy cô là những người đã sinh ra chúng ta lần thứ hai, những con người ấy vĩ đại không khác gì cha mẹ ta vậy. Vì thế ta không được làm những điều sai trái, mắc những lỗi lầm không đáng có để thầy cô phải buồn. Ta phải biết kính trọng yêu quí thầy cô như cha mẹ chúng ta, đừng làm gì để phải hối hận ray rứt suốt cuộc đời. Câu chuyện buồn của tôi sẽ là bài học đáng nhớ không những cho tôi mà cho cả những ai là học trò. Hi vọng bài viết nhỏ của tôi sẽ bật lên được lời xin tha lỗi đến với cô -cô giáo yêu quí của em. Như vậy tôi mới thôi day dứt về mình.

#Hoctot

21 tháng 11 2020

Đề bài: Hãy tả về quê hương của em

Một hình ảnh đẹp về con người Việt Nam đó là phong tục, là ẩm thực, là lý tưởng hòa bình. Không ai có thể quên được chiếc bánh chưng xanh, cánh đồng lúa chín, tà áo dài Việt và cả chiếc nón lá. Nón lá từ lâu đã trở thành nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chắc hẳn ai đó vẫn còn nhớ, hình ảnh người con gái Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá đã trở thành biểu tượng du lịch. Quả thực hình ảnh ấy có sức gợi cảm rất tốt. Đó là điểm ấn tượng của chúng ta đối với du khách và bạn bè quốc tế. Tại sao lại như vây? Tà áo dài là trang phục truyền thống của chúng ta, vậy còn nón lá thì sao? Nón lá là vật dụng không thể thiếu của người Việt. Bởi lẽ, chúng ta là một nước nông nghiệp, việc làm ngoài trời rất nhiều lại cộng thêm thời tiết nhiệt đới nắng nóng nên cần có một vật dụng tiện lợi để che nắng khi làm việc và nón lá ra đời. Hình ảnh những chiếc nón trắng mấp mô giữa đồng luôn là hình tượng khó có thể phai nhòa. Không chỉ thế, nón lá còn ra đời ở Huế – địa điểm hội tụ những tinh hoa văn hóa của người Việt, từ lịch sử, cho đến ẩm thực, các loại hình nghệ thuật giải trí. Do đó, chiếc nón lá ngày càng trở nên quen thuộc với khách thập phương. Nón lá cũng giống như các loại mũ khác có công dụng che nắng, che mưa. Nón lá có dạng hình chóp (hình nón). Đáy nón lá tròn trịa thường có đường kính khoảng 60 cm. Tuy nhiên ngày nay, nón lá không chỉ được sản xuất để đội đầu mà còn dùng làm vật trang trí nên đường kính có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn rất đa dạng. Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa. Bởi tính chất dai, không thấm nước và héo lụi khi gặp nắng của hai loại lá này nên người ta chọn để làm nón. Cái tên nón lá cũng xuất phát từ hình dáng cũng như nguyên liệu chính để làm nón. Ngoài ra, nguyên liêu làm nón còn có nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí. Trước tiên là về lá làm nón. Lá dừa hoặc lá cọ sẽ được chọn lựa kĩ càng. Thường nón sẽ được làm bằng lá cọ nhiều hơn. Vì lá cọ mềm mại và dai hơn lá dừa. Lá làm nón phải đủ tiêu chuẩn xanh, nổi gân, bóng bẩy. Lá được chọn sẽ man về đem phơi héo từ 2 đến 4 tiếng để lá mềm hơn. Khi lá mềm, lá sẽ phẳng sẵn sàng để làm thành nón. Nguyên liệu tiếp theo là nan tre. Nan tre được chế biến từ thân cây tre, có độ mềm dẻo dễ uốn nắn. Nan tre thường được vót tròn đường kính khoảng 1 đến 2 cm. Nan tre là vật dụng dễ kiếm ở Việt Nam. Bởi nó được là từ cây tre, một loài cây mọc thành bụi, có tốc độ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Nguyên liệu cuối cùng là kim chỉ màu và hình ảnh trang trí, sơn dầu. Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ các loại nguyên liệu, người làm nón sẽ bắt đầu vào các giai đoạn các bước làm thành sản phẩm – nón lá. Trước tiên là khâu làm vành nón. Đây là khâu vô cùng quan trọng để tạo ra sự chắc chắn cũng như bền đẹp của chiếc nón. Vành nón được làm bằng nan tre, người làm nón sẽ dùng sự khéo léo của mình để uốn nan tre đó thành những vòng tròn có đường ính từ nhỏ đến lớn sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn. Khung nón đã xong. Tiếp theo là giai đoạn chằm nón. Giai đoạn này, người làm nón sẽ dùng một loại dây có chất liệu đặc biệt, có độ dai và màu trong suốt được làm từ nilon hoặc polieste. Nhờ loại dây chỉ đặc biệt này mà khung nón và lá nón được gắn kết với nhau. Người làm nón sẽ lấy từng lớp lá từng lớp để khâu tỉ mỉ chúng chắc chắn vào khung nón. Làm xong giai đoạn chằm nón này có thể được coi như đã thành sả phẩm hoàn chỉnh. Bước cuối cùng là trang trí và hoàn tất sản phẩm. Trang trí nón lá có rất nhiều cách. Thường họ sẽ thểu hình ảnh hoặc chữ nên trên bề mặt nón hoặc bên trong nón có khâu kèm các hình ảnh thần tượng hoặc diễn viên. Ngày nay, trang trí nón rất đa dạng và không giới hạn, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ của người tiêu dùng. Cuối cùng sau khi trang trí xong, họ sẽ phết một lớp sơn dầu để tạo độ bóng cho bề mặt ngoài nón và để bảo quản độ bền màu cũng như độ mềm của lá nón khi sử dụng. Bây giờ, người dùng chỉ cần chọn quai nón theo sở thích là có thể dùng được. Dây quai nón thường là một dải lụa hoặc vải tổng hợp, chiều dài từ 70 đến 80 cm. Dây quai nón có tác dụng giữ chắc nón trên đầu khi sử dụng hoặc để treo nón lên cao khi không sử dụng đến. Giúp việc sử dụng và bảo quản nón dễ dàng hơn. Ngày nay, nón lá được biết đến không chỉ là vật dụng không thể thiếu của các chị em, các bà các mẹ mà còn trở thành món quà lưu niệm của du khách, một đạo cụ trên sân khấu nghệ thuật. Nón lá đã trở thành một điểm đẹp nền văn hóa của nước ta. Là người Việt, không ai là không biết đến hình ảnh nón Huế nghiêng nghiêng của người con gái. Một biểu tượng dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam – nón lá
19 tháng 11 2020

Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến nón lá là tôi lại nhớ đến “Bài thơ đan nón” của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bài thơ chứa đựng sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt.

Chiếc nón lá ra đời từ 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Mỗi chiếc nón lá là biểu tượng lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay, đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt, đặc biệt là người phụ nữ, hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến Huế- mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết đến là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà. Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy. Nón lá có thể được làm bằng lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón lá làm từ dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ vì đây là nơi trồng nhiều dừa. Tuy nhiên, làm từ lá dừa sẽ không đẹp, tinh tế như lá cọ, lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm, vừa thẳng. Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai, khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào công đoạn uốn công thì không sợ bị gãy. Sau đó, người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn. Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong sẽ đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilon mỏng nhưng giai, có màu trắng và trong suốt. Lúc xong thì người làm sẽ quết dầu, làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc mọi miền đất nước, không nơi nào không có nón lá. Không chỉ che mưa, che nắng mà nó còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, được đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo vệ, giữ gìn. Nhắc đến nón lá chắc chắn phải nhắc đến áo dài Việt Nam, đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời.

Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng phải khéo léo bôi dầu thường xuyên, tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.

cô bé bán diêm là một cô bé rất đáng thương được an đéc en kể một cách rất chi là thực. Cô bé được miêu tả rất kĩ và đã hiện lên trong mắt người đọc là một người bất hạnh khổ sở nhỏ nhắn nhưng chịu nhiều bất hạnh, bất công trong cuộc sống xã hội thời bấy giờ ai ai cũng tấp nập đón giao thừa cô bé thì phải đi bán diêm kiếm sống. Ôi! Dù nhỏ mà phải chịu biết bao đau thương như vậy quả là một cô bé hiền lành và rất chịu cực khổ nhẫn nại phải không nào ? Em cần được mọi người che trở đùm bọc và người trong xã hội phải cần sự chia sẻ cảm thông trước số phận cảu cô bé...
24 tháng 11 2020

Câu trả lời mang tính chất ko chấp chận nhờ vả(ko trả lời :) )

17 tháng 11 2020

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thuở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra

17 tháng 11 2020

Một đời người – một dòng sông

Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ

“Muốn qua sông phải lụy đò”

Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa

Tháng năm dầu dãi nắng mưa

Con đò tri thức thầy đưa bao người

Qua sông gửi lại nụ cười

Tình yêu xin tặng người thầy kính thương

Con đò mộc – mái đầu sương

Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày

Khúc sông ấy vẫn còn đây

Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông…

16 tháng 11 2020

ăm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi te tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé.

- Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi. - Thầy tôi nhắc nhở.

- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

16 tháng 11 2020

đồng ý vs ý kiến trên vì hình tượng con chó Vàng là một nhân vật mấu chốt của câu chuyện. giả sử nếu không có cậu Vàng ai sẽ là người bầu bạn với lão Hạc trong những ngày tháng sống khổ sở đơn độc? mặt khác nhân vật cậu Vàng còn là phương diện giúp lão Hạc bộc lộ lên được tính cách của bản thân: lối sống tình nghĩa thủy chung, giàu lòng yêu thương và lòng lương thiện. nếu k có cậu Vàng thì k có chi tiết lão Hạc đắn đo vc bán chó và mang vẻ đau đớn, đầy dằn vặt sang kể chuyện bán cho vs ông giáo. có thể nói cậu vàng là nhân tố quan trọng của mạch truyện, thiếu hình tượng con chó vàng câu chuyện chưa chắc sẽ hay

15 tháng 11 2020

Cầu khiến: an lau nhà đi !

Nghi vấn: an lau nhà à ?

(Em mới lớp 6 anh ạ)