Câu 1. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu là
A. vai trò của trồng trọt. B. chức năng của trồng trọt.
C. nhiệm vụ của trồng trọt. D. ý nghĩa của trồng trọt.
Câu 2. Nhiệm vụ nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt?
A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu.
B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người.
C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường.
D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà.
Câu 3. Để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp nào trong số các biện pháp dưới đây?
1. Khai hoang, lấn biển.
2. Tăng vụ trên diện tích đất trồng.
3. Sử dụng thuốc hóa học.
4. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật.
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 4. Đất trồng bao gồm những thành phần nào?
A. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ. B. Phần khí, phần rắn, phần lỏng.
C. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ. D. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ.
Câu 5. Sự khác biệt giữa đất trồng và đá?
A. Nước. B. Ánh sáng. C. Độ ẩm. D. Độ phì nhiêu.
Câu 6. Đất trung tính có pH bằng bao nhiêu?
A. pH < 6,5. B. pH > 6,5. C. pH > 7,5. D. pH = 6,6 - 7,5.
Câu 7. Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất?
A. Thành phần hữu cơ và vô cơ. B. Thành phần vô cơ.
C. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng. D. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất.
Câu 8. Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?
A. Đất cát. B. Đất sét. C. Đất thịt nhẹ. D. Đất thịt nặng.
Câu 9. Độ chua và độ kiềm của đất được đo bằng gì?
A. Độ pH. B. NaCl. C. MgSO4. D. CaCl2.
Câu 10. Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được áp dụng cho loại đất nào?
A. Đất dốc. B. Đất đồi núi. C. Đất phèn. D. Đất xám bạc màu.
Câu 11. Cây nào dưới đây thuộc nhóm cây lương thực?
A. Cây ổi. B. Cây cam. C. Cây ngô. D. Cây mía.
Câu 12. Đối với đất xám bạc màu, chúng ta cần sử dụng biện pháp nào để cải tạo đất?
A. Bón vôi.
B. Làm ruộng bậc thang.
C. Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ.
D. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
Câu 13. Nhóm phân bón nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ?
A. Đạm, kali, vôi. B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác.
C. Phân xanh, phân kali. D. Phân chuồng, kali.
Câu 14. Phân bón có những tác dụng nào?
1. Diệt trừ cỏ dại.
2. Tăng năng suất cây trồng.
3. Tăng chất lượng nông sản.
4. Tăng độ phì nhiêu của đất.
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4.
Câu 15. Nhóm phân bón nào sau đây dùng để bón lót?
A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm. B. Phân xanh, phân kali, phân NPK.
C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng. D. Phân DAP, phân xanh, phân vi sinh.
Câu 16. Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết nào là hợp lí?
A. Mưa lũ. B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhẹ.
C. Mưa rào. D. Nắng nóng.
Câu 17. Khi ủ phân chuồng người ta thường trát bùn hoặc đậy kỹ nhằm mục đích gì?
A. Giúp phân nhanh hoai mục. B. Hạn chế mất đạm.
C. Giữ vệ sinh môi trường. D. Tất cả đều đúng.
Câu 18. Một giống cây trồng tốt cần đạt những tiêu chí nào sau đây?
1. Sinh trưởng tốt.
2. Có năng suất cao.
3. Có chất lượng tốt.
4. Có năng suất cao và ổn định.
5. Chống, chịu được sâu, bệnh.
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4, 5. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5.
Câu 19. Trong trồng trọt, giống cây trồng có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất cây trồng?
A. Làm tăng chất lượng nông sản. B. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng.
C. Làm tăng vụ gieo trồng. D. Quyết định đến năng suất cây trồng.
Câu 20. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào sau đây dễ thực hiện ở địa phương và thường được áp dụng?
A. Phương pháp lai. B. Phương pháp gây đột biến.
C. Phương pháp chọn lọc. D. Phương pháp nuôi cấy mô.
Câu 21. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường áp dụng với loại cây nào sau đây?
A. Cây xoài. B. Cây bưởi. C. Cây ngô. D. Cây mía.
Câu 22. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho loại cây nào?
A. Cây ăn quả. B. Cây ngũ cốc. C. Cây họ đậu. D. Tất cả đáp án trên.
Câu 23. Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?
A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng.
B. Tăng năng suất cây trồng.
C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng.
D. Tăng vụ gieo trồng.
Câu 24. Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện thế nào?
A. Sinh trưởng và phát triển giảm. B. Tốc độ sinh trưởng tăng.
C. Tăng năng suất cây trồng. D. Chất lượng nông sản không thay đổi.
Câu 25. Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hoại mạnh nhất?
A. Sâu non. B. Nhộng. C. Trứng. D. Sâu trưởng thành.
Câu 26. Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất?
A. Sâu non. B. Nhộng. C. Trứng. D. Sâu trưởng thành.
Câu 27. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?
A. Biện pháp canh tác. B. Biện pháp thủ công.
C. Biện pháp hóa học. D. Biện pháp sinh học.
Câu 28. Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường?
A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh.
B. Biện pháp thủ công.
C. Biện pháp hóa học.
D. Biện pháp sinh học.
Câu 29. Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ cành, lá bị bệnh là biện pháp gì?
A. Biện pháp hóa học. B. Biện pháp sinh học.
C. Biện pháp thủ công. D. Biện pháp canh tác.
Câu 30. Thế nào là biện pháp canh tác?
A. Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh.
B. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.
C. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng.
D. Dùng sinh vật để diệt sâu hại.
Câu 31. Đất chua có pH là bao nhiêu?
A. pH < 6,5. B. pH = 7,5. C. pH > 7,5. D. pH = 6,5 - 7,5.
Câu 32. Để cây trồng có năng suất cao thì cần có đặc điểm gì?
A. Đất trồng có độ phì nhiêu.
B. Giống tốt.
C. Chăm sóc tốt và điều kiện thời tiết thuận lợi.
D. Tất cả các đáp án đưa ra.
Câu 33. Biện pháp nào là biện pháp cải tạo đất trong các biện pháp dưới đây?
A. Thâm canh tăng vụ. B. Không bỏ đất hoang.
C. Chọn cây trồng phù hợp với đất. D. Làm ruộng bậc thang.
Câu 34. Phân Urê được bảo quản bằng cách nào?
A. Phơi ngoài nắng thường xuyên. B. Để nơi khô ráo.
C. Đậy kín, để đâu cũng được. D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát.
Câu 35. Sử dụng các tác nhân vật lý hoặc chất hóa học để xử lí các bộ phận của cây gây ra đột biến, chọn những dòng có lợi để làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào?
A. Phương pháp chọn lọc. B. Phương pháp gây đột biến.
C. Phương pháp lai. D. Phương pháp nuôi cấy mô.
Câu 36. Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy của cây mẹ, lấy hạt của cây mẹ gieo trồng, chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào?
A. Phương pháp chọn lọc. B. Phương pháp gây đột biến.
C. Phương pháp lai. D. Phương pháp nuôi cấy mô.
Câu 37. Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang là gì?
A. Rửa phèn. B. Giảm độ chua của đất.
C. Hạn chế xói mòn. D. Tăng bề dày lớp đất trồng.
Câu 38. Mục đích của biện pháp chọn cây trồng phù hợp với đất là gì?
A. Tăng diện tích đất trồng.
B. Tăng sản lượng.
C. Giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
D. Tăng độ phì nhiêu cho đất.
Câu 39. Loại phân bón nào sau đây không phải là phân bón hữu cơ?
A. Than bùn. B. Than đá. C. Phân xanh. D. Phân chuồng.
Câu 40. Căn cứ vào trị số pH, có những loại đất chính nào?
A. Đất cát, đất thịt, đất sét. B. Đất chua, đất kiềm, đất trung tính.
C. Đất cát, đất thịt nhẹ, đất thịt nặng. D. Đất chua, đất phèn, đất mặn.