K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn văn sau:      " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".                                                                                            ( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)a. Đoạn văn trên gồm...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

      " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

                                                                                            ( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)

a. Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào?

b. Viết đoạn văn (6 - 8 câu) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn?

c. Kể tên 2 văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước (Nêu rõ tên văn bản, tác giả)

0
Cho đoạn văn sau:      " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".                                                                                            ( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)a. Đoạn văn trên gồm...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

      " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

                                                                                            ( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)

a. Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào?

b. Viết đoạn văn (6 - 8 câu) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn?

c. Kể tên 2 văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước (Nêu rõ tên văn bản, tác giả)

0
Cho đoạn văn sau:      " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".                                                                                            ( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)a. Đoạn văn trên gồm...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

      " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

                                                                                            ( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)

a. Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào?

b. Viết đoạn văn (6 - 8 câu) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn?

c. Kể tên 2 văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước (Nêu rõ tên văn bản, tác giả)

0
24 tháng 3 2021

Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc

24 tháng 3 2021

ai jup vs

23 tháng 3 2021

Hoạt động thể dục giữa giờ ở mỗi trường học có ý nghĩa rất quan trọng, không những rèn luyện sức khỏe mà còn giúp học sinh giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Trường em cũng vậy, đến giờ ra chơi của các thứ Hai, Tư, Sáu trong tuần, nhà trường lại có hoạt động thể dục thể dục giữa giờ. Còn thứ Ba và Năm thì để bạn liên đội trưởng đọc các bản tin măng non theo kì.

Như thường lệ, hôm nay là thứ hai đầu tuần, có lịch hoạt động thể dục giữa giờ vào giờ ra chơi. Tiếng trống trường đã điểm báo hiệu kết thúc hai tiết học đầu tiên, và chỉ ngay sau đó tiếng trống thể dục giữa giờ vang lên đều đều, rền vang như giục giã các bạn học sinh mau chóng xuống sân trường xếp hàng để chuẩn bị cho buổi thể dục.

 

Mỗi lớp, dưới sự chỉ đạo của bạn lớp trưởng xếp thành hai hàng ngang đều tăm tắp, các bạn khối lớp Một, Hai, Ba đứng trên còn các anh chị lớp Bốn, Năm xếp hàng phía dưới, các bạn dàn hàng đúng khoảng cách một xải tay như cô tổng phụ trách đã dạy ngay từ buổi đầu tiên để khi tập tránh các động tác dang tay không bị va chạm giữa bạn này với bạn khác Sau khi việc chỉnh đốn đội hình đã xong, hàng dọc thẳng, hàng ngang cũng thẳng bài tập thể dục được bắt đầu theo tiếng trống nhịp nhàng của bạn đánh trống.

Bài thể dục đã được cô tổng phụ trách hướng dẫn ngay từ buổi đi học đầu tiên, và giờ đây với sự tập luyện chăm chỉ các bạn tập đã tập rất đều, không còn tình trạng quên hay nhầm giữa các động tác với nhau, cô giáo không còn phải đi kiểm tra rồi chỉnh cho từng bạn như mấy buổi đầu nữa. Những động tác khỏe khoắn, dứt khoát cứ liên tục nhau đều đặn, những bàn tay giơ lên như những búp măng non hướng về phía mặt trời. Mặc dù có những hôm trời nắng nhưng các bạn không tỏ ra mệt mỏi và tập thể dục chỉ như một hoạt động bắt buộc, ai cũng tỏ ra say mê và tập rất hăng say.

Có nhiều thầy cô trong trường cũng hay theo dõi buổi tập thể dục của chúng em, mặc dù các thầy cô không bắt buộc phải theo dõi buổi tập, có thầy cô còn đứng trên tầng cao chụp ảnh toàn trường để ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp đó để cho vào khung ảnh các hoạt động của nhà trường. Bài thể dục có tất cả mười lăm động tác và chỉ trong vòng mười phút bài thể dục đã kết thúc, toàn trường đồng thanh hô khẩu hiệu theo tiếng trống và trở về lớp đợi vào giờ chuẩn bị cho các tiết học sau.

Sau mỗi lần tập thể dục giữa giờ, em chắc chắn rằng không chỉ có riêng em mà tất cả các bạn tham gia đều cảm thấy khỏe khoắn và tinh thần thoải mái hơn để chuẩn bị cho những giờ học tiếp theo. Đối với em, đây là một hoạt động rất bổ ích đối với các bạn học sinh vừa nâng cao sức khỏe đồng thời còn tăng cường tinh thần thể dục thể thao của mỗi bạn

23 tháng 3 2021

Giữa dòng chảy xô bồ của mưu sinh, giữa toan tính và ganh ghét, tình yêu thương ở đâu đó vẫn lặng lẽ toả sáng. O. Henry - nhà văn hiện thực xuất sắc của Mỹ đã rất thành công khi diễn đạt điều đó trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của mình. Trong tác phẩm này, ông đã phản ánh một cách sâu sắc tình yêu thương giữa những người cùng khổ, giữa những hoạ sĩ nghèo Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men mà nổi lên, toả sáng hơn cả đó chính là hình tượng Bơ-men - một đấng xả thân với nhân cách cao đẹp và sự hi sinh cho người khác. Chính tình yêu thương giữa con người với con người đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men.
Cụ là một hoạ sĩ nhưng nghèo. Cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác để lại cho đời. Rồi một ngày kia, khi những con gió mùa đông bắc tràn về, hơi thở lạnh lẽo của nó bao trùm cả thành phố Oa-Sinh-Tơn còn bàn tay gầy gò, những xương là xương của nó thì ôm lấy, dày xéo những con người ốm yếu, mỏng manh. Giôn-xi mắc bệnh sưng phổi. Căn bệnh sẽ dễ mất đi nếu cô dược chăm sóc chu đáo và thuốc thang đầy đủ. Nhưng nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, cô không muốn sống nữa. Cô quẫn trí, đánh cược tính mạng mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng. Xiu đau đớn, buồn bã, cô hết lòng an ủi Giôn-xi mãi nhưng Giôn-xi chẳng chịu nghe mà trái lại cô tàn nhẫn ra lệnh kéo chiếc mành mành lên mỗi ngày để xem chiếc là thường xuân đã rụng chưa. Xiu không biết làm thế nào đành đem chuyện kể với cụ Bơ-men. Đánh cược cuộc đời mình váo chiếc lá thường xuân cuối cùng ư? Ngốc nghếch quá chừng. Chiếc là ấy thật mỏng manh so với cơn gió mùa đông lạnh lùng kia, nó có thể thổi bay chiếc lá yếu ớt bất cứ lúc nào. Chiếc lá rụng tức Giôn-xi lìa đời. Chắc Giôn-xi mất trí thật rồi, bệnh tật, nghèo túng khiến cô mất hết niềm tin, mất hết hi vọng sống.
Ấy vậy mà cô vẫn sống, vẫn qua khỏi. Mừng thay. Nhưng chưa hẳn đã vui vẻ. Để cho Giôn-xi được sống, ta đã phải hi sinh một mạng người. Sau cái đêm bão tố, mưa gió, tuyết rơi, kì diệu thay chiếc lá thường xuân bé bỏng, nom yếu ớt kia vẫn kiên cường bám trụ và giữ lại mạng sỗng cho Giôn-xi. Tưởng chừng như một bàn tay vô hình nào đó của thần linh đã giúp đỡ vậy nhưng không, đó là bàn tay tài năng của một người hoạ sĩ già giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương - cụ Bơ-men. Trong cái đêm mưa gió khủng khiếp ấy, cụ Bơ-men đã một mình vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng, chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Vẽ trong đêm mưa to gió lớn đối với một người già như cụ quả là khó khăn vô cùng, ấy vậy mà cụ vẫn hoàn thành bức vẽ thật sống động, thật có hồn. Đó là tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu đó đủ để cụ Bơ-men bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt, coi thường tính mạng mình để hi sinh cho người khác. Chính tình yêu đó đã trở thành xúc cảm, thành đòn bẩy để cụ hoàn thành tác phẩm, hoàn thành kiệt tác của mình. Sức mạnh đó thật mãnh liệt, thật nóng bỏng, dữ dội và diệu kì. Bốn mươi năm qua cụ không vẽ được một kiệt tác, nay, trong đêm bão tố đó, cụ đã vẽ được một kiệt tác, một kiệt tác vĩ đại mà cái chất liệu của nó đố ai mua nổi, chất liệu của lòng vị tha, sự hi sinh và tình yêu thương mãnh liệt.
Nhưng Giôn-xi được sống ta mất đi một linh hồn. Một linh hồn ra đi nhưng không biết mình để lại một kiệt tác cho đời. Cụ ra đi nhưng cái kiệt tác đó làm người ta nhớ mãi như hình ảnh cụ hiện diện vậy. Cụ thật vĩ đại, nhân hậu. Chao ôi, tình yêu của cụ mới to lớn, mênh mông làm sao, nó đủ để quật ngã cả mưa giông, bão tố, đủ để cứu sống tính mạng cho một con người. Cụ Bơ-men, cái chết của cụ không hề hoài phí, ý nghĩa của nó cao quý vô cùng. Cụ bất tử. Cụ để lại cho đời một kiệt tác của tình yêu thương.Vậy đấy, chính tình yêu thương đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men. Ta nhớ mãi hình ảnh một lão già cặm cụi trong đêm mưa gió với tác phẩm chiếc lá cuối cùng của mình với tình yêu mãnh liệt, phi thường.
Nếu xã hội này, ai cũng được như cụ Bơ-men thì tốt biết bao. Mặc dù một linh hồn đánh đổi một linh hồn nhưng linh hồn kia ra đi mà không vô nghĩa hay nói cánh khác cụ không chết mà cụ sống mãi với thời gian, với đất trời, với tâm hồn của Giôn-xi, của Xiu, của tất cả mọi người và hơn hết cụ bất tử với tình yêu thương thánh thiện, cao quý, vô giá của cụ.

GOOD LUCK