Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn kham khảo câu trả lời này nhé !
Truyền thông yêu nước, giữ nước và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta vốn sẩn tự bao đời nay. Truyền thống đó truyền đời từ cha ông chúng ta cho đến thế hệ con cháu sau này. Niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ: ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Toản, ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi, ‘Sông núi nước Nam’ của Lý Thường Kiệt… và một số những tác phẩm khác.
Nhân dân ta luôn tự hào mình là một dân tộc ‘con rồng, cháu tiên’, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào về nền độc lập, như Lý Thường Kiệt đã viết:
‘Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời‘
Đây cũng là lời khẳng định, lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta. Đất nước ta, dân tộc ta là một đất nước tự do có thể sánh vai cùng các nước đại bang khác. Đất nước ta đã được độc lập, tự do thì không một nước ngoại bang nào được xâm phạm, sách trời cũng đã ghi như thế. Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong tác phẩm ‘Bình Ngô Đại Cáo’, Nguyễn Trãi đã viết:
‘Như nước Đại Việt ta từ trước Vấn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khúc’.
Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ về diện tích nhưng cũng có một nền văn hoá riêng. Nền văn hoá đó được duy trì rất lâu, bên cạnh đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta:
‘Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã’
Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của quân nhà Minh, thế nhưng đứng trước những vị anh hùng của dân tộc ta, chúng chỉ như những kẻ tầm thường bị giết chết, bị bắt sống. Qua đó ta thấy được sức mạnh của quân và dân ta. Tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc còn thể hiện ởniềm tự hào về những vị anh hùng bất khuất. Người anh hùng áo vải Quang Trung đã phá tan đạo quân Thanh.
Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, ông đã chôn vùi bao đạo quân, chiếc thuyền, khí giới của giặc xuống dòng sông. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân ba lần cầm quân chống giặc Mông cổ đem lại hoà bình cho đất nước. Một loạt hình ảnh của những người anh hùng đó được ghi mãi vào trang sử sách, được lưu truyền muôn đời, luôn in đậm trong lòng mỗi người.
Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta còn có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân căm tức trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, đau lồng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, ông khuyên răn, chỉ dẫn cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ lo cho vận mệnh của Tổ quốc: ‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù’. Lòng căm tức, đau đớn đến tột cùng đến nỗi ông chỉ muốn xé xác quân giặc. Điều này đã thể hiện lòng yêu nước của ông. Nguyễn Trãi cũng đã nói trong tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’:
‘Ngậm thù lớn hú đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sông’
Hai câu thơ này cho ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra lời thề ‘không cùng sống’ với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta:
‘Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ‘
… ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khổng rửa sạch mùi’
Xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn:
‘Khi Linh Sơn lưc/ng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội’…
… ‘Nhãn tài như lá mùa thu Tuấn kiệt như sao buổi sớm ‘
Những áng văn, thơ cổ kể trên đã ghi biết bao hình ảnh đẹp, biết bao chiến công oanh liệt, hiển hách của các anh hùng dân tộc, thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc và lòng yêu nước nồng nàn. Ngày nay chúng ta sống trong thời độc lập, hoà bình, chúng ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh cả
cuộc đời mình để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ. Chúng ta phải biết tự hào mình là ‘con rồng, cháu tiên’, tiếp tục giữ vững truyền thống yêu nước, yêu nhân dân, tiếp nối bước đường xây dựng đất nước của cha ông chúng ta, làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.
Tham khảo !
Truyền thông yêu nước, giữ nước và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta vốn sẩn tự bao đời nay. Truyền thống đó truyền đời từ cha ông chúng ta cho đến thế hệ con cháu sau này. Niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ: ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Toản, ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi, ‘Sông núi nước Nam’ của Lý Thường Kiệt… và một số những tác phẩm khác.
Nhân dân ta luôn tự hào mình là một dân tộc ‘con rồng, cháu tiên’, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào về nền độc lập, như Lý Thường Kiệt đã viết:
‘Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời‘
Đây cũng là lời khẳng định, lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta. Đất nước ta, dân tộc ta là một đất nước tự do có thể sánh vai cùng các nước đại bang khác. Đất nước ta đã được độc lập, tự do thì không một nước ngoại bang nào được xâm phạm, sách trời cũng đã ghi như thế. Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong tác phẩm ‘Bình Ngô Đại Cáo’, Nguyễn Trãi đã viết:
‘Như nước Đại Việt ta từ trước Vấn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khúc’.
Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ về diện tích nhưng cũng có một nền văn hoá riêng. Nền văn hoá đó được duy trì rất lâu, bên cạnh đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta:
‘Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã’
Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của quân nhà Minh, thế nhưng đứng trước những vị anh hùng của dân tộc ta, chúng chỉ như những kẻ tầm thường bị giết chết, bị bắt sống. Qua đó ta thấy được sức mạnh của quân và dân ta. Tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc còn thể hiện ởniềm tự hào về những vị anh hùng bất khuất. Người anh hùng áo vải Quang Trung đã phá tan đạo quân Thanh.
Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, ông đã chôn vùi bao đạo quân, chiếc thuyền, khí giới của giặc xuống dòng sông. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân ba lần cầm quân chống giặc Mông cổ đem lại hoà bình cho đất nước. Một loạt hình ảnh của những người anh hùng đó được ghi mãi vào trang sử sách, được lưu truyền muôn đời, luôn in đậm trong lòng mỗi người.
Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta còn có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân căm tức trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, đau lồng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, ông khuyên răn, chỉ dẫn cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ lo cho vận mệnh của Tổ quốc: ‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù’. Lòng căm tức, đau đớn đến tột cùng đến nỗi ông chỉ muốn xé xác quân giặc. Điều này đã thể hiện lòng yêu nước của ông. Nguyễn Trãi cũng đã nói trong tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’:
‘Ngậm thù lớn hú đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sông’
Hai câu thơ này cho ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra lời thề ‘không cùng sống’ với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta:
‘Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ‘
… ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khổng rửa sạch mùi’
Xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn:
‘Khi Linh Sơn lưc/ng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội’…
… ‘Nhãn tài như lá mùa thu Tuấn kiệt như sao buổi sớm ‘
Những áng văn, thơ cổ kể trên đã ghi biết bao hình ảnh đẹp, biết bao chiến công oanh liệt, hiển hách của các anh hùng dân tộc, thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc và lòng yêu nước nồng nàn. Ngày nay chúng ta sống trong thời độc lập, hoà bình, chúng ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh cả
cuộc đời mình để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ. Chúng ta phải biết tự hào mình là ‘con rồng, cháu tiên’, tiếp tục giữ vững truyền thống yêu nước, yêu nhân dân, tiếp nối bước đường xây dựng đất nước của cha ông chúng ta, làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.
Nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa,đạt độ chính xác cao và có định hướng.
Vai trò của ngành giáo dục nói chung và nhà trường rất quan trọng trong việc đào tạo ra nhân tài, tạo nên nguồn nguyên khí của quốc gia.
- Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là đội ngũ giáo viên. Họ đều là những người được đào tạo trong các trường Sư Phạm. Họ không những có trình độ tay nghề mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực.
- Cha ông ta từ xa xưa đã rất coi trọng vai trò của nhà trường trong việc mở mang truyền bá kiến thức. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được xây dựng từ những thế kỉ đầu của quốc gia phong kiến Đại Việt. Các nước tiên tiến trên thế giới sở dĩ phát triển nhanh, mạnh vì coi trọng vai trò của giáo dục, trong đó trường học chiếm vị trí hàng đầu.
- Trong thời đại thông tin hiện nay, có rất nhiều nguồn cung cấp tri thức thì vai trò truyền bá kiến thức từ nhà trường càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- Trong việc truyền thụ kiến thức văn hóa, ngoài vai trò quan trọng của người thầy, học sinh cũng cần phải có thái độ tích cực chủ động.
- Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.
- Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Giải trí
- Sách
- Làng văn
Thứ tư, 22/2/2006, 09:45 (GMT+7)
'Đi đường' - một bài thơ triết lý từ cuộc sống
Trong thơ của Bác Hồ có nhiều bài viết về đề tài Đi đường. Đặc biệt trong Nhật ký trong tù có tới gần chục bài (Giải đi sớm, Trên đường đi, Đáp thuyền tới huyện Ung, Mới đến nhà lao Thiên Bảo...). Con đường Bác đi trong Nhật ký trong tù là con đường chuyển lao. Bác bị giải đi từ nhà tù này đến nhà tù khác ở tỉnh Quảng Tây.
Trên con đường đó Bác đã xúc động, đã suy ngẫm thành thơ - trong đó có bài Đi đường:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
Nguyên tác:
Tẩu Lộ Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian
Dịch nghĩa:
Có đi mới biết đường đi khó. Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác. Lên đến đỉnh cao chót vót của rặng núi trùng điệp ấy. Ngoái nhìn lại, muôn dặm non sông đã thu cả vào tầm mắt.
(Nhật ký trong tù - Nhà xuất bản Văn học - 1990).
Mở đầu bài thơ là một phán đoán: Đi đường mới biết gian lao.
Một phán đoán luận lý có nội dung và hình thức rất gần với phán đoán hiện thực (chỉ thêm một chữ “mới”). Đó là một nhận thức, một nhận thức có tính khái quát rút ra từ thực tiễn, rất phù hợp với quy luật của nhận thức: “Thực tiễn - nhận thức - thực tiễn”. Câu thơ tiếp là hình ảnh miêu tả cụ thể khách quan về đường đi gian khó, cũng là sở cứ của câu thứ nhất: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. Con đường ấy là con đường chuyển lao nhưng cũng là con đường cách mạng, con đường sự nghiệp, con đường đời.
Một con người đã trải qua con đường cách mạng dài lâu như Bác vẫn nghiệm lại nhận thức của mình. Một ý thức chủ động lao vào thực tế... Nhận thức và thực tiễn, thực tiễn và nhận thức đã chuyển thành ý chí và hành động...
Nếu hai câu đầu là nhận thức về gian lao của đường đi thì hai câu sau lại là kết quả của quá trình trải qua gian lao đó: Núi cao lên đến tận cùng/ Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Đỉnh cao của đường đi cũng là đỉnh cao của gian lao chuyển hóa thành đỉnh cao của cảm xúc và nhận thức. Một hình ảnh thực (Núi cao tận cùng), kết quả thực của tri giác, chuyển hóa thành một thu hoạch của tâm hồn, trí tuệ (thu vào tầm mắt...), câu thơ là một kết luận triết học nhưng trước nhất vẫn là một cảm giác sảng khoái, cảm giác thực của con người khi lên tới đỉnh núi sau một chặng đường dài khó nhọc, được đứng lại nhìn cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp trải rộng dưới chân đến hút tầm mắt. Nhưng cảm giác đó mặc dù rất nhân bản vẫn không hẳn là đích của bài thơ. Đích của bài thơ là một bài học, một quy luật: Muốn có tầm cao về tâm hồn, trí tuệ phải chịu khó vượt qua nhiều gian lao thử thách. Gian lao càng nhiều, thử thách càng cao thì tâm hồn, trí tuệ càng được nâng cao, mở rộng. Đỉnh cao của gian khó chuyển thành đỉnh cao của tâm hồn, trí tuệ, cũng là đỉnh cao của hạnh phúc, hạnh phúc của “đại giác”. Gian khó được coi là cái giá của tầm cao tư tưởng và tâm hồn. Cao Bá Quát xưa cũng viết:
“Bất kiến ba đào tráng/ An tri vạn lý tâm”. (Nếu không thấy ba đào hùng tráng, Thì biết sao được tấm lòng muôn dặm).
Những tư tưởng lớn gặp nhau, nhưng Hồ Chí Minh nói giản dị hơn. Vương Chi Hoán, nhà thơ đời Đường xưa trong bài: Đăng quán tước lâu, cũng có câu: “Dục cùng thiên lý mục - Cánh thượng nhất tằng lâu”. (Muốn tầm mắt nhìn thấu ngàn dặm. Hãy lên cao thêm một tầng lầu). (Thơ Đường tập I - Nhà xuất bản Văn học năm 1987 - tr.111).
Nhưng kết quả thu nhận ở đây giành được có vẻ dễ dàng hơn vì đó là thu nhận, dẫu có tính triết học, cũng là của người ngoạn cảnh, còn trong bài Đi đường của Hồ Chí Minh, sự thu hoạch thuộc về người tự xác định mình là “chinh nhân” ở trên “chinh đồ” (Giải đi sớm, Nhật ký trong tù). Người đó là chiến sĩ nhưng cũng là thi sĩ nên đã trải trái tim mình trên suốt chặng đường đi. Người ấy cũng là triết nhân nhưng không hề tư biện, không minh hoạ tư tưởng có sẵn bằng hình ảnh sáo mòn mà suy ngẫm trong sự sống đầy cảm xúc của chính mình. Điều đó làm cho bài thơ triết lý vẫn rung động lòng người và tư tưởng của nó đã đi sâu vào tâm trí người đọc và ở lại đó như một điều tâm đắc, một điều chiêm nghiệm và từ đó trở thành phương châm sống, thành ý chí và hành động của con người. Và đó cũng là một bí quyết thành công, một đặc điểm thi pháp thơ triết lý, thơ suy tưởng của nhà thơ Hồ Chí Minh.
Nhưng gần đây có ý kiến khác về nội dung tư tưởng của bài Đi đường. Đó là ý kiến của ông Lê Xuân Đức được ông Trịnh Thanh Sơn tán thành. Trong bài Đọc “Nay ở trong thơ…” của Lê Xuân Đức đăng trên Văn nghệ số 35, 36 (27/8/2005), ông Trịnh Thanh Sơn có khen ý kiến có tính phát hiện của ông Lê Xuân Đức về bài Đi đường trong bài Giang sơn nhìn lại động lòng cố hương. Tôi đã đọc bài của Lê Xuân Đức khi còn đăng trên báo với nhan đề “Cần hiểu đúng bài Tẩu lộ - Đi đường của Bác Hồ”, nay đọc đoạn viết của Trịnh Thanh Sơn về bài đó dưới cái tên mới Giang sơn nhìn lại động lòng cố hương, tôi vẫn giữ ý kiến không đồng ý với cách hiểu mới của ông Lê Xuân Đức cũng như với ý kiến đồng tình của ông Trịnh Thanh Sơn.
Ông Lê Xuân Đức viết: “Vạn lý dư đồ là non sông muôn dặm”. Cụm từ “Cố miện gian” trong văn học cổ được dùng để chỉ mối tình Tổ quốc tha hương. Như vậy, câu thơ “Vạn lý dư đồ cố miện gian” có nghĩa là: “Quay đầu nhìn Tổ quốc thêm lưu luyến non sông muôn dặm”… Từ đó, ông Lê Xuân Đức xác định chủ đề bài thơ là “Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình thế nào, tình yêu Tổ quốc vẫn luôn thường trực trong tâm trí Bác. Chính vì Tổ quốc mà Bác đã vượt qua muôn trùng non nước, vượt qua muôn vàn gian lao nguy hiểm làm việc vì nước, vì dân”.
Để khẳng định thêm ý kiến của mình, ông Lê Xuân Đức còn dẫn ra một loạt câu thơ nói lên nỗi nhớ Tổ quốc của Bác trong Thu dạ, Tức cảnh, Tân xuất ngục học đăng sơn…
Trước nhất, ta hoan nghênh ý thức và công sức suy nghĩ tìm tòi để hiểu thơ Bác của ông Lê Xuân Đức. Đối với tác phẩm văn học, do tính đa nghĩa của ngôn ngữ hình tượng và do quy luật tiếp nhận văn học, việc có những cách hiểu khác nhau, cách hiểu mới về một hình tượng, một câu thơ, một tác phẩm văn học xưa nay là chuyện thường tình. Song tôi thấy cách hiểu của ông Lê Xuân Đức đối với 2 câu thơ của Bác trong Tẩu lộ không đúng, từ đó dẫn đến cách hiểu cả bài thơ cũng không đúng, vì những lý do sau đây:
- “Dư đồ” không có nghĩa là giang san Tổ quốc mà chỉ có nghĩa là: “Địa đồ (carte géographique) (Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh trang 223).
- Cụm từ “Cố miện gian” không có nghĩa là “giang sơn Tổ quốc” mà chỉ có nghĩa là "trong khoảng giữa cái nhìn ngoái lại". Ông Lê Xuân Đức đã nhầm, cụm từ “cố miện sơn hà” (ngó liếc núi sông) thì mới nói lên niềm trìu mến nước cũ (cũng theo Đào Duy Anh, từ điển Hán Việt trang 111).
- Bác Hồ viết bài thơ Tẩu lộ trên đường giải đến Thiên Bảo tức là khi đã ở sâu trong nội địa Trung Quốc cách biên giới Trung Việt đến hơn 100 km thì làm thế nào có thể thấy “giang sơn Tổ quốc” ở giữa khoảng nhìn lại của mình.
- Nếu hiểu 2 câu thơ trên là nhớ nước thì làm cho lôgíc hình tượng của bài thơ bị phá vỡ, tư tưởng triết lý của bài thơ bị giảm mất tính nhất quán, tính hệ thống đã được lĩnh hội trong cách hiểu xưa nay mà ông Lê Xuân Đức đã nhắc lại ở phần đầu đầu bài viết của ông: “Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao nhất, đỉnh cùng thì thu được muôn trùng non nước vào tầm mắt… Mục tiêu là thu lại non sông vào trong tầm mắt nhưng phải trải qua hết chặng đường gian khổ này đến chặng đường gian khổ khác” (đã thể hiện một phần trong 2 câu đầu của bài thơ: Đi đường mới biết gian lao, núi cao rồi lại núi trập trùng) chỉ có điều ông hiểu nhầm non + nước thành Đất nước, Tổ quốc, làm cho ý của câu 1+2 và ý câu 3+4, rồi ý câu 3 và ý câu 4 không ăn nhập với nhau phá vỡ lôgíc của tứ.
- Việc ông Lê Xuân Đức dẫn thêm 3-4 bài thơ (Thu dạ, Tức cảnh, Mới ra tù tập leo núi…) chỉ chứng minh tình yêu Tổ quốc là một chủ đề lớn trong thơ Bác - điều mà ai cũng biết - chứ không chứng minh được gì cho luận điểm của ông là bài thơ Tẩu lộ có chủ đề tình yêu giang sơn Tổ quốc (Trong bài Mới ra tù tập leo núi, Bác cũng chỉ “trông lại trời Nam” chứ không phải đã thấy “Việt Nam dư đồ” hiện ra trước tầm mắt).
Đưa ra một ý kiến mới, một cách hiểu mới và một câu thơ, bài thơ, một tác phẩm đã được mọi người hiểu theo một cách gần như thống nhất, đó là điều cần chú ý, cần xem xét nhưng tất nhiên cách hiểu mới đó phải có lý. Trong trường hợp này, theo tôi, cần hiểu hai câu thơ cuối của bài Tẩu lộ cũng như chủ đề của bài thơ như bây lâu nay mọi người vẫn hiểu. Điều này cũng đã thể hiện trong ngôn ngữ thơ dịch của Nam Trân:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
Còn dịch như ông Trần Đắc Thọ trong 2 câu cuối của bài thơ mà ông Lê Xuân Đức đã dẫn là một cảm nhận không đúng nguyên tác dẫn đến cách hiểu sai nguyên tác:
Đèo cao lên tới vừa xong
Giang sơn nhìn lại, động lòng cố hương
Theo giáo sư Lê Trí Viễn, lúc đầu dịch Nhật ký trong tù, cũng có người dịch 2 câu cuối ấy như sau:
Vượt núi trèo non lên chót vót
Trông về muôn dặm nước non nhà (hoặc nước non xa)
Nhưng tập thể ban dịch đã bác bỏ bản dịch này vì không đúng tinh thần nguyên tác và sau đó đã chọn bản dịch của Nam Trân, rất đúng rất hay như ta đã biết (Hồ Chí Minh - Tác gia, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. NXB Giáo dục 1997 trang 349).
Về một tác phẩm văn học có thể có những cách hiểu khác nhau nhưng không phải cách nào cũng gần với chân lý như nhau. Có những ý mới, những phát hiện mới, đó là điều đáng khuyến khích, song không phải ý kiến mới bao giờ cũng đúng. Và điều này cũng là điều bình thường trong nghiên cứu văn học.
Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.
“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”.
Bài thơ được dịch là:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.
“Đi đường mới biết gian lao”
Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?
“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"
Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. Vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:
“Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”
Hai câu thơ được dịch khá sát là:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.
Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.
Nhà văn Nga Leonit Leonop từng khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. Sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức là yếu tố quyết định nên giá trị bất hủ của tác phẩm, là kết quả chứa đựng tài năng, tâm huyết và sức sáng tạo miệt mài của người nghệ sĩ. Không chỉ đem lại giá trị độc đáo trong văn chương, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp cho thơ ca. Có ý kiến cho rằng: “Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật, nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ đẹp khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung tư tưởng sâu sắc”.
“Ngôn ngữ thơ” là những câu từ, con chữ được người nghệ sĩ mã hóa, trau chuốt, chắt lọc từ đời sống, là phương tiện bật lên toàn bộ sức sống cho bài thơ. “Hình thức nghệ thuật” bao gồm các hình ảnh thơ, từ ngữ, cú pháp,…làm vỏ bọc bên ngoài cho tác phẩm thêm phần sinh động, sâu sắc; được biểu hiện qua nội dung tư tưởng. Nội dung và hình thức gắn bó với nhau như máu cùng huyết quản. “Nội dung tư tưởng” chính là những quan điểm, tình cảm, cảm hứng của nhà thơ về con người và về cuộc đời. Nhận định trên khẳng định vai trò của nội dung và hình thức đối với văn chương nói chung và với tác phẩm thơ ca nói riêng. Một tác phẩm thơ l Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể được biểu hiện qua mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nội dung là những mảnh ghép vụn vỡ lấy chất liệu từ hiện thực đời sống và được khai thác bằng nghệ thuật, bộc lộ tư tưởng, quan điểm mà người viết muốn gửi gắm. Hình thức được xay dựng nên bằng hệ thống phương tiện bên ngoài cũng như nội dung bên trong tác phẩm. Nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức còn hình thức là sự thể hiện của nội dung. Sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức thể hiện ở mọi phương diện khác nhau: ngữ âm, cú pháp, thể loại, nhạc điệu,.. để tạo nên tác phẩm thơ giá trị, chân chính. Nội dung giá trị khi hướng người đọc đến tinh thần Chân-Thiện-Mĩ, còn hình thức đẹp phải có sự kết hợp giữa kết cấu, cú pháp câu thơ. Nội dung nào-hình thức ấy. Một hình thức đẹp đẽ sẽ phát huy tối đa chức năng bộc lộ sâu sắc nội dung nó biểu hiện, nguọc lại, tác phẩm có nội dung mới mẻ, ý nghĩa mới lôi cuốn được độc giả khám phá hình thức ngôn từ. Nội dung và hình tthức luôn gắn liền, bổ sung cho nhau, không tách rời. Bielinxki có câu: “Nội dung và hình thức gắn bó với nhau như tâm hồn và thể xác”. Để tạo nên sự gắn bó giữa hai yếu tố nội dung-hình thức, yêu cầu người nghệ sĩ phải trải qua quá trình tìm tòi, sáng tạo, có cá tính và phong cách riêng. Có thể nói, quá trình lao động nghệ thuật là quá trình công phu, ghi nhận toàn bộ quá trình đóng góp của người nghệ sĩ trên con đường hoạt động nghệ thuật của mình. Sự sáng tạo trong văn chương không có phép bất cứ người nghệ sĩ nào dẫm lên lối mòn của người khác đặc biệt là con đường mình đã tạo ra. Chỉ có như thế, họ mới sáng tạo ra những vần thơ bất hủ, giá trị, những đứa con tinh thần đặc sắc có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức, bởi “Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật” biểu hiện ” một nội dung tư tưởng sâu sắc”.
A, MB
- giới thiệu tác giả: Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong nhà thơ tiêu biểu lớp đầu của phong trào thơ mới. Thơ của ông thường đậm chất thương người và nỗi niềm hoài cổ. Bài thơ "Ông đồ" chính là một trong những bài thơ tiêu biểu và thành công nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên trong phong trào thơ mới.
- giới thiệu bài thơ: Bài thơ Ông đồ đã thể hiện được nỗi niềm và sự thương cảm của nhà thơ đối với một thế hệ những người bị lãng quên trong sự chuyển giao của xã hội và thời thế. Ông đồ chính là đại diện của vẻ đẹp của Nho giáo, của thú vui chơi chữ một thời nay bị lãng quên trong thời kỳ chuyển giao sang xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân. Tình cảm mà nhà thơ truyền tải đã chứ đựng và truyền tải trong từng dòng thơ.
- Có ý kiến cho rằng"Thơ ca bắt rễ từ lòng người nở hoa nơi từ ngữ". Quan điểm này hoàn toàn đúng với bài thơ Ông đồ. Vì bài thơ xuất phát từ sự thương cảm, tiếc nuối, trân trọng của tác giả đối với nền Nho học truyền thống đã qua, cùng với những lớp người xưa cũ như ông đồ. Từ ngữ tài hoa và hình ảnh nghệ thuật tác giả sử dụng đã làm cho bài thơ trở thành tác phẩm văn thơ giá trị.
B, TB
1, Giải thích:
- "Thơ ca bắt rễ từ lòng người" có nghĩa là những tác phẩm văn học thơ ca đều được lấy cảm hứng từ cảm xúc, tâm trạng và tâm hồn của chính con người.
- "Nở hoa từ từ ngữ" có nghĩa là việc sử dụng từ ngữ tài hoa, độc đáo sẽ làm cho bài thơ trở nên xúc động và gây ấn tượng mãi với bạn đọc.
- Ta tưởng tượng những bài thơ cũng giống như một cái cây. Cái cây đó được nảy nở, ươm mầm từ trong chính tâm hồn, đời sống tình cảm của con người, của nhà thơ, nhà văn. Và những ngôn từ tài hoa đã làm cho bài thơ đó nở hoa, đơm hoa kết trái và để lại ấn tượng mãi trong lòng người đọc.
2, Phân tích bài thơ.
a, Phân tích hai khổ thơ đầu
- Hai khổ thơ đầu của bài thơ Ông đồ đã thể hiện được thời kỳ mà ông đồ hay Nho học vẫn còn được ưa chuộng. Câu thơ "Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già" cho thấy một sự thường niên theo năm cứ vào mùa xuân tết đến xuân về là các ông đồ lại xuất hiện bên đường. Ông xuất hiện với "mực tàu, giấy đỏ" là những biểu tượng không thể thiếu một thời của nền Nho học, của thú vui chơi chữ của người dân lúc bấy giờ.
- Vào thời kỳ đó, thú vui chơi chữ chính là nét đẹp văn hóa dân tộc của nhân dân VN. Họ sùng bài chữ Nho như một môn nghệ thuật và mua những nét chữ Nho đó về để treo trong nhà như một sự tinh hoa. Những dòng thơ tiếp theo đã thể hiện được sự ưa chuộng bậc nhất và sự tài hoa của ông đồ. Hình ảnh "Bao nhiêu người thuê viết....bay" đã thể hiện được sư tài hoa vô cùng của những nét chữ ông đồ. Dường như, người đọc hoàn toàn cảm nhận được sự thịnh hành và ưa chuộng của thú chơi chữ ông đồ lúc bấy giờ.
b, Phân tích khổ 3 và 4
- Thế nhưng, hai khổ thơ tiếp theo đã thể hiện được sự chuyển biến của thời thế mà những người thuộc thế hệ trước như ông đồ dần bị quên lãng đến xót xa. "Nhưng mỗi năm mỗi vắng/Người thuê viết nay đâu?" chính là câu nghi vấn không có câu trả lời của chính ông đồ và tác giả về sự chuyển biến của xã hội. Những hình ảnh thơ "giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu" đã cho thấy một nỗi buồn thấm đượm cả không gian vì sự thay đổi thời thế của xã hội. Thật vậy, khi xã hội và đất nước chuyển sang giai đoạn du nhập văn hóa phương Tây và Nho học thất thế, ông đồ dường như cũng bị lãng quên và gạt ra khỏi lề của cuộc sống.
- Tác giả Vũ Đình Liên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ "buồn không thắm, đọng trong nghiên sầu". Sự lãng quên và thất thế của ông đồ xưa, của nền văn hóa Nho học xưa như lan tỏa cả không gian. Kết quả là, giấy đỏ vì nỗi buồn ấy mà dường như chẳng còn sắc thắm, mực thì đọng lại. Phải chăng, hình ảnh giấy đỏ và mực là nỗi buồn thương của chính tác giả. Nỗi sầu và buồn của tác giả lan toả khắp không gian và in hằn lên đồ vật, gợi ra thời kỳ chuyển giao của thời đại. Tóm lại, hình ảnh thơ đã thể hiện nỗi buồn sâu sắc và man mác của tác giả, của thời thế về sự chuyển giao của xã hội, ông đồ và những lớp người xưa cũ bị lãng quên. Hình ảnh thơ tiếp theo cũng khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng đau lòng và xót xa.
- "Ông đồ vẫn ngồi đấy/Qua đường không ai hay" cho thấy sự tồn tại của ông đồ hoàn toàn đi vào quên lãng đến xót xa. Ông như bất động và bị gạt ra khỏi lề của dòng chảy thời gian và không gian. Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài giời mưa bui bay" cho thấy nỗi buồn buốt giá thấu tim can bao trùm cả không gian và lòng người. Lá vàng rụng xuống như sự lụi tàn của chính nền Nho học còn những hạt mưa chỉ làm lòng người trở nên đau xót và buồn thương.
c, Khổ thơ cuối:
- Khổ thơ cuối đã chính thức thể hiện việc ông đồ hoàn toàn bị quên lãng, một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một và biến mất. Mùa xuân vẫn đến, người ta vẫn đi chơi hội nhưng lại chẳng thấy ông đồ ngày xưa nữa. Hình ảnh "những người muôn năm cũ" chính là hình ảnh ẩn dụ của những lớp người ngày xưa, lớp người từng một thời giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc.
- Câu hỏi tu từ được đặt ở cuối bài thơ dường như không có câu trả lời của tác giả cho thấy sự đau đớn đến tột cùng của nhà thơ "Hồn ở đâu bây giờ?". Hồn ở đây chính là chỉ hồn cốt của dân tộc, của giá tị tinh hoa một thời đã qua.
--> Kết luận: Tóm lại, bài thơ đã thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ Vũ Đình Liên về sự chuyển mình, về sự thay đổi đến xót xa của thời thế, đã đẩy một nét văn hóa dân tộc rơi vào quên lãng. Những tâm sự ấy của tác giả đã thể hiện bằng những vần thơ chan chứa cảm xúc dành cho những người thuộc thế hệ trước bị lãng quên. Các hình ảnh nghệ thuật và ngôn từ tài hoa được sử dụng đã góp phần truyền tải thông điệp của bài thơ.
3, Liên hệ với bài thơ "Khi con tu hú"
- Bài thơ "Khi con tu hú" đã xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, khát vọng tự do và tinh thần tuổi trẻ tham gia cách mạng của nhà thơ Tố Hữu. Trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối, nhà thơ khao khát được tự do, được tham gia cống hiến cho cách mạng và tận hưởng không gian mùa hè tươi đẹp bên ngoài. Chỉ bằng tiếng chim tu hú, khao khát ấy đã trào dâng và sục sôi đến mãi mãi trong tâm tưởng của người tù cách mạng, làm cho người tù thực sự khát khao được tự do đến tột cùng
- Ngôn từ của bài thơ vô cùng chọn lọc, không chỉ thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp mà còn thể hiện được khát khao tự do mãnh liệt của người cách mạng trẻ Tố Hữu
C, KB
Tóm lại, hai bài thơ Ông đồ và Khi con tu hú đều là những bài thơ xuất sắc của nền thơ ca Việt Nam. Tuy tư tưởng nội dung khác nhau, hoàn cảnh sáng tác và đối tượng sáng tác khác nhau, điểm chung của hai bài thơ đó là xuất phát từ tình cảm của tác giả và sử dụng từ ngữ một cách chọn lọc, tinh tế và tài hoa.
Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong nhà thơ tiêu biểu lớp đầu của phong trào thơ mới. Thơ của ông thường đậm chất thương người và nỗi niềm hoài cổ. Bài thơ "Ông đồ" chính là một trong những bài thơ tiêu biểu và thành công nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên trong phong trào thơ mới. Có ý kiến cho rằng "Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ". Và em thấy ý kiến này thật đúng với bài thơ Ông đồ. Bài thơ Ông đồ đã thể hiện được nỗi niềm và sự thương cảm của nhà thơ đối với một thế hệ những người bị lãng quên trong sự chuyển giao của xã hội và thời thế. Ông đồ chính là đại diện của vẻ đẹp của Nho giáo, của thú vui chơi chữ một thời nay bị lãng quên trong thời kỳ chuyển giao sang xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân. Tình cảm mà nhà thơ truyền tải đã chứ đựng và truyền tải trong từng dòng thơ.
Hai khổ thơ đầu của bài thơ Ông đồ đã thể hiện được thời kỳ mà ông đồ hay Nho học vẫn còn được ưa chuộng. Câu thơ "Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già" cho thấy một sự thường niên theo năm cứ vào mùa xuân tết đến xuân về là các ông đồ lại xuất hiện bên đường. Ông xuất hiện với "mực tàu, giấy đỏ" là những biểu tượng không thể thiếu một thời của nền Nho học, của thú vui chơi chữ của người dân lúc bấy giờ. Vào thời kỳ đó, thú vui chơi chữ chính là nét đẹp văn hóa dân tộc của nhân dân VN. Họ sùng bài chữ Nho như một môn nghệ thuật và mua những nét chữ Nho đó về để treo trong nhà như một sự tinh hoa. Những dòng thơ tiếp theo đã thể hiện được sự ưa chuộng bậc nhất và sự tài hoa của ông đồ. Hình ảnh "Bao nhiêu người thuê viết....bay" đã thể hiện được sư tài hoa vô cùng của những nét chữ ông đồ. Dường như, người đọc hoàn toàn cảm nhận được sự thịnh hành và ưa chuộng của thú chơi chữ ông đồ lúc bấy giờ.
Thế nhưng, hai khổ thơ tiếp theo đã thể hiện được sự chuyển biến của thời thế mà những người thuộc thế hệ trước như ông đồ dần bị quên lãng đến xót xa. "Nhưng mỗi năm mỗi vắng/Người thuê viết nay đâu?" chính là câu nghi vấn không có câu trả lời của chính ông đồ và tác giả về sự chuyển biến của xã hội. Những hình ảnh thơ "giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu" đã cho thấy một nỗi buồn thấm đượm cả không gian vì sự thay đổi thời thế của xã hội. Thật vậy, khi xã hội và đất nước chuyển sang giai đoạn du nhập văn hóa phương Tây và Nho học thất thế, ông đồ dường như cũng bị lãng quên và gạt ra khỏi lề của cuộc sống. Tác giả Vũ Đình Liên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ "buồn không thắm, đọng trong nghiên sầu". Sự lãng quên và thất thế của ông đồ xưa, của nền văn hóa Nho học xưa như lan tỏa cả không gian. Kết quả là, giấy đỏ vì nỗi buồn ấy mà dường như chẳng còn sắc thắm, mực thì đọng lại. Phải chăng, hình ảnh giấy đỏ và mực là nỗi buồn thương của chính tác giả. Nỗi sầu và buồn của tác giả lan toả khắp không gian và in hằn lên đồ vật, gợi ra thời kỳ chuyển giao của thời đại. Tóm lại, hình ảnh thơ đã thể hiện nỗi buồn sâu sắc và man mác của tác giả, của thời thế về sự chuyển giao của xã hội, ông đồ và những lớp người xưa cũ bị lãng quên. Hình ảnh thơ tiếp theo cũng khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng đau lòng và xót xa. "Ông đồ vẫn ngồi đấy/Qua đường không ai hay" cho thấy sự tồn tại của ông đồ hoàn toàn đi vào quên lãng đến xót xa. Ông như bất động và bị gạt ra khỏi lề của dòng chảy thời gian và không gian. Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài giời mưa bui bay" cho thấy nỗi buồn buốt giá thấu tim can bao trùm cả không gian và lòng người. Lá vàng rụng xuống như sự lụi tàn của chính nền Nho học còn những hạt mưa chỉ làm lòng người trở nên đau xót và buồn thương.
Khổ thơ cuối đã chính thức thể hiện việc ông đồ hoàn toàn bị quên lãng, một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một và biến mất. Mùa xuân vẫn đến, người ta vẫn đi chơi hội nhưng lại chẳng thấy ông đồ ngày xưa nữa. Hình ảnh "những người muôn năm cũ" chính là hình ảnh ẩn dụ của những lớp người ngày xưa, lớp người từng một thời giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc. Câu hỏi tu từ được đặt ở cuối bài thơ dường như không có câu trả lời của tác giả cho thấy sự đau đớn đến tột cùng của nhà thơ "Hồn ở đâu bây giờ?". Hồn ở đây chính là chỉ hồn cốt của dân tộc, của giá tị tinh hoa một thời đã qua.
Tóm lại, bài thơ đã thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ Vũ Đình Liên về sự chuyển mình, về sự thay đổi đến xót xa của thời thế, đã đẩy một nét văn hóa dân tộc rơi vào quên lãng. Những tâm sự ấy của tác giả đã thể hiện bằng những vần thơ chan chứa cảm xúc dành cho những người thuộc thế hệ trước bị lãng quên.
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu quí gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
I. Mở bài: (0,5 điểm)
Dẫn dắt, đưa nhận định
II. Thân bài:
1. Giải thích: (0,5 điểm)
Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.
2. Chứng minh: (8 điểm)
HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:
a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:
- Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)
- Bài thơ “Ngắm trăng”:
- Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)
- Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)
- Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)
b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:
- Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.
- Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.
c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).
3. Tổng hợp: (0,5 điểm)
- Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.
- Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.
III. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ…
I. Mở bài: (0,5 điểm)
Dẫn dắt, đưa nhận định
II. Thân bài:
1. Giải thích: (0,5 điểm)
Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.
2. Chứng minh: (8 điểm)
HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:
a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:
- Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)
- Bài thơ “Ngắm trăng”:
- Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)
- Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)
- Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)
b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:
- Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.
- Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.
c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).
3. Tổng hợp: (0,5 điểm)
- Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.
- Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.
III. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ…
- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
- Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ
nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng:
- Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng).
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).
* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng).
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh…
* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng.
- Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử – một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.
c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:
- Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người….
- Kết bài: Khẳng định vấn đề.
1/ Mở bài:
Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.
2/ Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.
* Chị Dậu: Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể:
– Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.
– Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng.
* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở:
– Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
– Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng)
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.
* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm:
– Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người.
– Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất…
3/ Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề.