K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2020

      Những người lính chiến sĩ trong bài thơ '' Tiểu đội xe không kính'' thật dũng cảm! Những người lính bộ đội ấy lạc quan, yêu đời, dũng cảm quyết “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” như nhà thơ Tô’ Hữu đã từng nói, để đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn. Mặc cho bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi; các chú vẫn ung dung buồng lái,'' ta ngồi; nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng; không có kính, ừ thì ướt áo; mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời; chưa cần thay, lái trăm cây số nữa, bắt tay nhau qua kính vỡ rồi''. Tinh thần ấy thật đáng khâm phục, một tinh thần gan dạ, lòng hăng hái cứu nước. Bài thơ ca ngợi tinh thần gan dạ dũng cảm của những người lính lái xe trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Họ đã vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khố dưới làn bom đạn của giặc Mĩ để tiếp tế súng đạn, lương thực cho bộ đội ta ở chiến trường đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.

12 tháng 11 2020

Hình ảnh người lính trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nhà văn, nhà thơ. Với giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra rất gay go, ác liệt nhất bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật ra đời trong hoàn cảnh đó. Những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn, thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu nhưng họ không coi đó là khó khăn mà lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp.  Họ hiện lên với một sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn. Những người lính vẫn hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe: dũng cảm, hiên ngang, phớt đời, bất chấp hiểm nguy trước biết bao thử thách. Họ đạp bằng gian khó tiến về phía trước với một quyết tâm: giải phóng miền Nam. Đúng là chiến tranh ác liệt có thể tàn phá những phương tiện kĩ thuật vật chất nhưng không thể đè bẹp được sức mạnh tinh thần của con người. Trái lại, nó chỉ càng làm nổi rõ thêm tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nếu không có ý chí, lòng dũng cảm thì chắc chắn rằng những người chiến sĩ ấy cũng sẽ không thể vượt qua được những khó khăn đó. Nếu trong kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu đã viết nên " Đồng chí" họ hiện lên với tình đồng chí, và vượt lên những khó khăn vật chất " áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá". Chúng ta thấy được thời kì nào những người chiến sĩ cũng rất dũng cảm, ý chí, kiên cường và đúng với tinh thần " xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.

12 tháng 11 2020

My thân mến,   
Tớ là Phạm Yên Hà, lớp 4A0 trường TH & THCS Ngôi Sao Hà Nội. Hôm qua sau khi xem ti vi tớ thấy bố cậu qua đời vì đã cứu người trong trận bão lũ lịch sử này nên hôm nay tớ viết bức thư này để động viên và làm quen với cậu.    
My ơi! Tớ hiểu nỗi đau mất đi người cha kính mến của cậu vì bác của tớ cũng hi sinh trong trận lũ này. Bên cạnh My còn có mẹ,bà,anh,..., và cả người bạn mới như mình. Suốt tuần nay,lớp tớ có tổ chúc ủng hộ tiền cho đồng báo lũ lụt miền Trung và tớ đã đóng 100 nghìn. Riêng tớ gửi My một số tiền nho nhỏ và mấy quyển truyện nhé.   
 Cuối thư,tớ chúc cậu nghe lời bố mẹ và lũ lụt qua đi để đường đến trường không còn xa nữa nhé.   
                                                                          Bạn mới quen  

                                                                          Phạm Yên Hà

8 tháng 11 2020

các bạn k trả lời đúng yêu cầu nha!

chỉ có 6 từ mượn từ Châu Âu thôi

xà phòng, AIDS, ca nố, xe đạp, xăng, lốp

8 tháng 11 2020

Đề 1:

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng là một bức tranh tâm trạng có bố cục chặt chẽ và khéo léo. Thiên nhiên ở đây liên tục thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con người. Kết cấu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích rất hợp lí: Phần đầu tác giả giới thiệu cảnh Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích; phần thứ hai: trong nỗi cô đơn buồn tủi, nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ; phần thứ ba: tâm trạng đau buồn của Kiều và những dự cảm về những bão tố cuộc đời sẽ giáng xuống đời Kiều. Lời thơ như chứa đựng nhịp thổn thức của một trái tim yêu đương đang chảy máu! Nỗi nhớ của Kiều thật tha thiết, mãnh liệt! Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm chờ mong tin mình một cách đau khổ và tuyệt vọng. Mới ngày nào nàng cùng với chàng Kim nặng lời ước hẹn trăm năm mà bỗng dưng, nay trở thành kẻ phụ bạc, lỗi hẹn với chàng. Chén rượu thề nguyền vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề nguyền vẫn còn kia, vậy mà bây giờ mỗi người mỗi ngả. Rồi bất chợt Kiều liên tưởng đến thân phận Bên trời góc bể bơ vơ của mình và tự dằn vặt: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Kiều nuối tiếc mối tình đầu trong trắng của mình, nàng thấm thía tình cảnh cô đơn của mình, và cũng hơn ai hết, nàng hiểu rằng sẽ không bao giờ có thể gột rửa được tấm lòng son sắt, thủy chung của mình với chàng Kim. Và thực sự, bóng chàng Kim cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí Kiều trong suốt mười lăm năm lưu lạc. Thiên nhiên ở đây liên tục thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con người. Mỗi nét tưởng tượng của Nguyễn Du đều phản ánh một mức độ khác nhau trong sự đau đớn của Kiều. Qua đó, cho thấy Nguyễn Du đã thực sự hiểu nỗi lòng nhân vật trong cảnh đời bất hạnh để ca ngợi tấm lòng cao đẹp của nhân vật, để giúp ta hiểu thêm tâm hồn của những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh.

Những giấc mơ là những phút giây tuyệt vời nhất giúp ta được sống trong những gì mà cuộc sống đời thường không đem lại. Tôi cũng đã mơ rất nhiều, nhưng giấc mơ có thể để lại một giá trị tinh thần to lớn cho tôi chỉ có thể là khi tôi được gặp lại người ông thân yêu của mình. Đó là một giấc mơ thần tiên, tuy ngắn ngủi nhưng đầy xúc động.

Đầu tiên, tôi cảm thấy như đang lạc bước vào một thế giới hư vô, vô tận. Những vông xoáy sâu hút làm cho tôi bối rối, hoảng hốt. Bỗng một tia sáng chói lóa đã bao phủ tất cả và đã đưa tôi đến một gian nhà, ở đó có một cô bé đang nũng nịu đòi ông kể chuyện, bế đi chơi. Tôi giật mình khi biết cô bé đó chính là mình khi bé, còn người ông chiều cháu đó chính là ông nội tôi, người đã làm tôi oán giận rất nhiều khi đã lìa bỏ tôi để đi sang thế giới bên kia. Toàn thân tôi mềm nhũn, bồng bềnh, lặng dõi theo những kí ức ngày xưa bỗng ùa về trong khoảnh khắc. Nào là lúc tôi ngã, khóc; ông đã nhẹ nhàng bế tôi lên, đập tay xuống đất mà mắng rằng: Á à, đất hư nhé, làm Chuột Nhắt của ông ngã à! Hay những lúc mẹ trốn đi làm lúc tôi đang ngủ, khi dậy, tôi khóc đòi mẹ; ông đã đặt tôi ngồi lên yên sau xe đạp, lọc cọc đèo tôi đi chơi, mua kẹo, mua bóng bay, làm tôi mải vui quên luôn cả nhớ mẹ. Nào là những lúc tôi hư, tôi bướng; dù thương nhưng ông vẫn nghiêm nghị bắt tôi úp mặt vào tường, đánh cho tôi mấy cái thành ra tôi giận ông mất mấy ngày trời nhưng lại lon ton theo sau làm lành với ông trước. Tất cả, tất cả đã hiện lên thật sống động trong tôi. cổ họng tôi dường như nghẹn lại khi định cất tiếng gọi ông; nước mắt tôi bỗng trào ra khi bỗng những hình ảnh đó mờ nhạt dần đi, nhỏ dần lại, tôi đưa tay ra như muốn níu kéo lại nhưng không được, bởi tất cả đã thuộc về quá khứ, về kí ức, là điều thiêng liêng mà không gì có thể mua được. Tiếng khóc của tôi giờ đã thành tiếng nấc. Một màn đêm lạnh lẽo bao trùm lấy tôi, chung quanh lặng im như tờ, chỉ có tiếng khóc, hơi thở của tôi. Và một lần nữa, một ánh sáng mờ ảo lại bao trùm lấy tôi. Từ xa thấp thoáng bóng một người đang tiến lại gần. Tôi thu mình, cất tiếng hỏi: Ai đó? Một khuôn mặt xương xương rất thân quen, một đôi mắt dịu hiền sưởi ấm cả màn đêm xung quanh lạnh lẽo. Ông đây, cháu không nhận ra sao? Đó chính là ông tôi.

Tình cảm gia đình là một thứ tình cảm gần gũi, bình dị mà bền vững sâu xa. Ẩn trong tâm thức, trái tim của mỗi người đều chất chứa sự yêu thương, lòng cảm thông, xót thương đối với những người thân yêu ruột thịt. Và trong gia đình tôi, bên cạnh cha mẹ, anh chị em trong gia đình thì người mà tôi luôn kính trọng và luôn tìm thấy được sự bình yên mỗi khi ở bên, đó là ông nội tôi. Mặc dù ông đã xa cách nhân gian, từ biệt mọi người về với thế giới người hiền, nơi yên nghỉ ngàn thu vĩnh hằng bất diệt nhưng không lúc nào trong tôi không nguôi ngoai đi nỗi nhớ thương, tiếc nuối về người ông quá cố. Có lẽ vì thế mà thỉnh thoảng những giấc mơ về ông cứ hiện về trong tiềm thức và vô thức, chập chờn trong giấc ngủ của tôi. Tất cả đều sống động như một bức tranh hiện thực hằng ngày diễn ra vậy.

   Cũng như bao ngày bình thường khác, mỗi khi trong tâm tôi nhớ về ông là trong đêm đó ông lại hiện về trong giấc mơ đó. Và giấc mơ gần nhất về người ông yêu quí của tôi đó là cách đây khoảng một tháng trước. Cứ thành lệ, hàng đêm tôi thường đọc truyện trước khi đi ngủ, hôm đó không hiểu sao mới mở quyển sách lật đi lật lại được vài trang thì tôi ngủ gục xuống bàn tự bao giờ không hay biết. Bỗng giấc mơ đưa tôi đến ngôi đền Kim Liên Hà Nội. Đây là một ngôi đền linh thiêng bậc nhất trong "Tứ trấn Thăng Long". Do sinh ra trong một gia đình rất sùng bái về Phật giáo và tín ngường thờ Mẫu nên trong tôi luôn có một nguồn giác quan thứ sáu rất mạnh, mọi thứ về thế giới bên kia tôi luôn được trải nghiệm và tôi cũng thường được "ngao du" khắp nơi về đình chùa miếu mạo trong dân gian Việt Nam. Chuyện chẳng đáng nói nếu như trong giấc mơ ấy tôi không gặp người ông quá cố của tôi. Đang tiến vào trong hậu cung để chiêm bái Phật Thánh, bỗng tôi gặp lại ông nội. Vẫn khuôn mặt có hai má núm đồng tiền hai bên má, ông nở nụ cười nhìn tôi âu yếm từ xa. Tôi như chết sững, bật khóc, nước mắt ngắn dài nức nở như một đứa con nít, chạy tới ôm chầm lấy ông. Ông mặc bộ quần áo màu đỏ, râu tóc bạc phơ hiền từ xoa đầu tôi. Lúc sau, có người hành hương vào gọi ông tôi là cụ Từ, rồi biếu lộc thì tôi mới biết, hóa ra ông là người coi sóc cửa đình, kính thờ Phật Thánh nơi ngôi đền thiêng này. Ngày xưa, hồi còn tại thế, vì thấy ông đức độ hơn người mà ông tôi được người dân trong làng tin tưởng, nhờ vả trông coi đình làng. Khi mất đi, hóa ra ông lại được cắt cử tiếp tục sớm chiêu chiều mộ bên nhà Ngài.

Tường Vi thân!

Chưa bao giờ nghĩ đến bạn mà mình thấy bồi hồi như lúc này. Bao nhiêu cảm xúc ùa về và mình biết khoảnh khắc này chỉ bạn mới có thể chia sẻ với mình. Hôm nay, mình về thăm ngôi trường cấp 2 thân yêu của chúng ta, sau hai mươi năm xa cách...

Cái nắng gay gắt của mùa hè vẫn còn vương lại dù đã là buổi xế chiều, những tia nắng vẫn đang mải đùa nghịch trên mấy tán cây, ngôi trường cũ hiện ra thân thương, quen thuộc và không còn vẻ nghiêm trang như hồi trước nữa... Mình lặng lẽ dạo quanh sân, ngắm nhìn từng vòm cây để cảm nhận sự khác biệt trong lòng cái khung cảnh đã từng quá thân thuộc này. Có lẽ, dù đã hai mươi năm xa cách, dù có bao lớp học sinh đến rồi lại đi, thì trường vẫn thế, vẫn chẳng thay đổi gì trong tâm hồn mỗi người, mãi mãi...

Nhìn đồng hồ đeo tay, đã đến giờ tan trường, mình tạm lánh vào một góc khuất - Tường Vi đoán xem, đó là chỗ nào? Cái gầm cầu thang mà chúng mình thường trốn ngày xưa khi chơi trò ú tim ấy! Nhắm mắt lại và mình cảm thấy như đang nghe bên tai ba hồi trống trường thân quen ngày nào. Mình tưởng tượng ra hình ảnh của lũ trẻ ùa ra từ các phòng học, chúng hồn nhiên gọi nhau, cãi nhau, ríu rít đùa nhau, nhí nhảnh như bọn mình hồi xưa... Màu áo trắng, sao mà nhớ thế! Chỉ một hai năm nữa thôi, ngày chia tay, chúng sẽ giống chúng mình ngày xưa, chìa lưng áo trắng cho nhau ghi dòng lưu bút...

Một lúc lâu sau, mình vẫn chưa muốn rời đi, mình tần ngần nhìn lại ngôi trường. Cả sân trường rợp bóng cây xanh, lặng lẽ với mùa hè đầy nắng vàng và ve sầu. Xa xa, nơi góc hồ nước, một cây me cao lớn trông tràn đầy sức sống. Mình chợt nhận ra đó chính là gốc me non tụi mình trồng năm nào, tự nhiên lại thấy bồi hồi. Bước dần lên cầu thang, mình tìm lại phòng học cuối tầng ba, nơi ngày xưa bốn mươi sáu quỷ sứ lớp mình từng trú ngụ. Đây rồi, lớp học đó, cá cái ban công quen thuộc đang ở ngay trước mắt, chờ mình bước vào và tìm kiếm lại hình ảnh của hai mươi năm trước. Chỗ ngồi cạnh cửa sổ bàn ba là của mình, nơi đã từng chứng kiến mình khóc, mình cười và cả khi mình nói chuyện riêng nữa. Còn cách đó hai bàn, là chỗ của bạn đó nhớ không? Cách xa như thế mà hai đứa còn nói chuyện riêng được thì thật tài!

Hôm ấy mình không gặp được thầy cô giáo cũ, chỉ còn thấy lại những kỷ niệm thuở học trò, những buổi ngồi truy bài dưới gốc cây phượng, những giờ kiểm tra gay cấn, hồi hộp đến toát mồ hôi. Tất cả đã rất xa mà cũng lại như vừa mới hôm qua.

Tường Vi ơi! Nhất định hôm nào chúng ta gặp nhau nhé! Biết rằng công việc của ai cũng bận rộn nhưng mình tha thiết muốn gặp bạn dưới những vòm cây của ngôi trường cũ yêu dấu này để ôn lại những ngày xưa!

Hẹn gặp bạn một ngày không xa.☘️

Thân ái!

Bạn của cậu