K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5

TK ạ :     Hùng Linh Công sinh ra và hóa ở vùng đất Hiệp Hòa, Bắc Giang, hiện ông được thờ phụng ở Đền IA (Yên Sơn linh tích) đến nay khoảng 3700 năm. Đời Hùng Vương thứ VI, quan xứ Kinh Bắc là Hùng Nhạc hơn 60 tuổi, vợ ngoài 40 tuổi, vẫn chưa có con trai. Ngày đầu xuân, ông bà đi vãn cảnh trên dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu), qua vùng núi thì trời tối. Họ vào đền Y Sơn nghỉ, lễ phật cầu phúc. Đêm ấy xảy ra thần mộng, từ đó, phu nhân có thai. 12 tháng sau, nhằm vào ngày 12/10 năm Đinh Hợi, bà sinh ra con trai "tay chân mập mạp, hình dong tựa lân hổ, cốt cách tựa bách tùng". Ông bà đặt tên là Hùng Linh Công. Hùng Linh Công khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, 15 tuổi cao 9 thước, hàm én, mắt phượng, mày ngài. Đôi vai có thể đỡ trăm cân đá rắn, lại tỏ ra là thiên tư hiểu biết, đức độ hơn người. Một hôm, muốn trực tiếp xem sự thật của tin đồn, vua Hùng truyền chỉ gọi Linh Công vào triều để thử tài. Linh Công đối đáp trôi chảy về quản quân, trị nước, an dân, được vua xuống chỉ giao làm Bồ Thống. Tương truyền, lúc bấy giờ, nhiều nơi thường có hổ dữ hại dân. Vua bèn sai Linh Công đem 500 binh mã vào nơi núi cao, rừng sâu để trừ diệt. Chỉ sau 5 tháng, tất cả hổ dữ đều bị bắt sống. Từ đó, nhà nhà được yên ổn. Vua phong cho Hùng Linh Công làm Thống quốc quân giám tả phụ, trông coi xứ Kinh Bắc. Lúc bấy giờ, giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta. Trước tình thế nguy nan, vua cho triệu Hùng Linh Công về triều. Linh Công tâu rằng "vua sai tới đó không dám từ nan. Đất này đánh thì khó, giữ thì dễ do dựa vào mép sông, có thế ỷ dốc". Vua liền ban cho Hùng Linh Công một thanh kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng mệnh, bái tạ trước thềm rồng, lĩnh chỉ điều quân đánh giặc. Khi đến đất Hiệp Hòa, danh tướng còn chiêu mộ thêm hàng trăm dân khỏe mạnh. Linh Công trú quân tại đây, kiên trì giữ vững để bồi dưỡng binh sĩ trước khi xuất quân đánh giặc. Sau khi Linh Công xuất binh, vua cho lập đàn tế trời đất. Ba ngày sau, gió mưa bỗng nổi đùng đùng, trời đất tối tăm, một ông già cao 9 thước xuất hiện. Vua cẩn mời vào nội điện hỏi việc dẹp giặc ngoại xâm, ông lão nói "nếu cầu được bậc hiền tài thì giặc Ân sẽ bình được".

5 tháng 5

nghị luận à

4
456
CTVHS
5 tháng 5

đúng r

5 tháng 5

bán muốn hỏi gì ?

5 tháng 5

nêu ?

5 tháng 5

- Giới: Trong cuộc sống hàng ngày, gặp phải tai nạn là điều không thể tránh khỏi. Trong đó, tai nạn mà có lẽ xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi học sinh là đuối nước, đặc biệt là vào mùa hè. Chính vì vậy, đuối nước đã trở thành một vấn đề lớn gây xôn xao dư luận.

- Giải: Vậy, đuối nước là gì? Đuối nước là quá trình bị ngạt hay khó thở khi nước xâm nhập vào đường hô hấp của con người, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. 

- Thực: Tình trạng đuối nước hiện nay xảy ra nghiêm trọng, với con số gần 2.000 vụ tai nạn mỗi năm và đáng buồn thay, hơn một nửa trong số các nạn nhân là học sinh và thanh thiếu niên.

- Nguyên: Nguyên nhân chủ yếu của tai nạn này được đánh giá do những sơ suất vô cùng nhỏ bé; sự bất cẩn, chủ quan của người lớn khi trông trẻ hay kém kĩ năng phòng tránh đuối nước.

- Hậu: Tai nạn đuối nước không chỉ gây thiệt hại về tài chính và sức khỏe con người mà thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của các nạn nhân. Làm sao ta không khỏi đau lòng, khi thấy những người cha, người mẹ lặng lẽ gục khóc trước tang lễ của con, khi muốn dõi theo con từng bước trưởng thành trên con đường đời, nhưng đã ra đi mãi mãi do đuối nước chỉ vì một lần không cẩn thận.

- Biện: Vậy, ta có thể làm gì để góp phần phòng tránh tai nạn đuối nước? Học sinh có thể bắt đầu từ những việc làm nhỏ như không đi tắm ở các chỗ ao, hồ, sông, suối,... sâu khi không có người lớn đi kèm; khởi động trước khi bơi hay tuyên truyền và trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước.

- Kết: Nêu bài học rút ra, kết luận (có thể bắt đầu bằng từ "Hãy", "Đừng")

5 tháng 5

đùa ak?

5 tháng 5

Chợ ngoại thành Hà Nội mang lại cho tôi một ấn tượng rất đặc biệt và sống động. Đó không chỉ là nơi để mua sắm hàng hóa, mà còn là một phần không thể tách rời khỏi cuộc sống và văn hóa của cộng đồng nơi đó.

Mỗi chợ ngoại thành thường có một bản sắc riêng, với các gian hàng bày bán đủ mọi thứ từ rau củ, hoa quả tươi sống, thực phẩm đến hàng may mặc, đồ gia dụng, và nhiều mặt hàng khác. Không chỉ vậy, chợ còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của người dân địa phương, nơi họ trò chuyện, chia sẻ và trao đổi thông tin.

Cảm giác đi qua các lối hẻm nhỏ trong chợ, ngắm nhìn màu sắc rực rỡ của hoa quả, hương thơm của rau củ, và tiếng cười, tiếng đàm đạo của người bán hàng và người mua làm tôi cảm thấy gần gũi với đời sống hàng ngày của người dân nơi đây.

Đôi khi, tôi cũng bắt gặp những hoạt động văn hóa truyền thống như hát xẩm, đàn đáy, hay thậm chí là các gian hàng bày bán đặc sản vùng miền, làm tăng thêm sự phong phú và đa dạng cho không gian chợ.

Tất cả những điều này khiến cho chợ ngoại thành Hà Nội trở thành một nơi rất đặc biệt, không chỉ là nơi mua sắm mà còn là một phần quan trọng của văn hóa và cuộc sống cộng đồng.
( đây là bài viết tham khảo mong bạn hãy viết theo cảm nhận của mình để được bài viết ưng ý )

 

Giúp mình với Đọc - hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ai trong chúng ta cũng có ước mơ một ngày mai thật đẹp. Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn trở ngại và thử thách bất ngờ - con đường đi đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng. Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng và sức chịu đựng của con người....
Đọc tiếp

Giúp mình với Đọc - hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ai trong chúng ta cũng có ước mơ một ngày mai thật đẹp. Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn trở ngại và thử thách bất ngờ - con đường đi đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng. Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng và sức chịu đựng của con người. Đó có thể là những trở ngại mà ta vấp phải vào một thời kiên điểm nhẫn nào đó trước khi có thê tự đứng thăng trên đôi chân của mình, đôi lúc chúng như những đám mây đen kịt bảo hiệu một cơn giông bão lớn đang đến, khiến ngay cả những tâm hồn dũng cảm nhất cũng phải tìm kiếm sự chở che.(Trích “Hạt giống tâm hồn”)

 

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2. Chỉ ra các phép liên kết trong hai câu đầu đoạn.

 

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Đó có thể là những trở ngại mà ta vấp phải vào một thời điểm nào đó trước khi có thể tự đứng thẳng trên đôi chân của mình, đôi lúc chúng như những đám mây đen kịt báo hiệu một cơn giông bão lớn đang đến, khiến ngay cả những tâm hồn dũng cảm nhất cũng phải tìm kiếm sự chở che."

 

Câu 4 Qua đoạn trích hay rút ra thông điệp cho mình và giải thích vì sao?"

0