K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau: XINH NHÃ TRẢ THÙ NHÀ (Trích sử thi Xinh Nhã)     Mấy ngày sau, cây kơ-lông mới đổ. Xinh Nhã tiếp tục chặt cành. Một tháng, hai tháng, ba tháng. Xinh Nhã mới làm xong chiếc khiên. Hàng trăm, hàng nghìn dân làng nhấc khiên không nổi. Xinh Nhã bước tới, một tay nâng khiên, một tay giơ lên đầu, đội về buôn. Về tới nhà, ở một ngày, nghỉ một tháng, Xinh Nhã suy tính chuyện...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

XINH NHÃ TRẢ THÙ NHÀ

(Trích sử thi Xinh Nhã)

    Mấy ngày sau, cây kơ-lông mới đổ. Xinh Nhã tiếp tục chặt cành. Một tháng, hai tháng, ba tháng. Xinh Nhã mới làm xong chiếc khiên. Hàng trăm, hàng nghìn dân làng nhấc khiên không nổi. Xinh Nhã bước tới, một tay nâng khiên, một tay giơ lên đầu, đội về buôn. Về tới nhà, ở một ngày, nghỉ một tháng, Xinh Nhã suy tính chuyện đi đòi xương cho cha, trả thù cho mẹ.

    (Đoạn dưới đây miêu tả cuộc chiến đấu cuối cùng của Xinh Nhã với anh em Gia-rơ Bú.)

    [...] Hai bên đánh nhau. Năm em trai của Gia-rơ Bú đã bỏ đầu tại gốc cây đa, bỏ thân tại núi lạ. Gia-rơ Bú bứt rứt, ngồi không yên, nằm không được, tay trái lấy chiếc khiên, tay phải nắm cán đao, Gia-rơ Bú đi vào rẫy của Hơ-bia Bơ-lao.

    Xinh Nhã: - (Gặp Gia-rơ Bú) Ở Gia-rơ Bú, ai chạy trước?

    Gia-rơ Bú: - Hỡi con chim linh mọc chưa đủ lông cánh, hãy múa thử đi!

    Xinh Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mù mịt như mây trời tháng Bảy. Xinh Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, phăng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều, chim ó. Gia-rơ Bú nhìn theo, tối mày tối mặt, không đoán được đường đao của Xinh Nhã chĩa về hướng nào.

    Gia-rơ Bú: - Được, bây giờ ta không giết được mày thì ta sẽ tìm cách phá sạch làng mày! Té ra đứa nào cũng là đầu đen máu đỏ cả sao?

    Xinh Nhã: - (Ngừng múa) Ơ Gia-rơ Bú! Ta đang đứng ở phía Mặt Trời mọc đây rồi. Bây giờ thì ngươi múa đi, ta đuổi theo.

    Gia-rơ Bú múa lúng túng, múa loanh quanh như con gà mắc tóc, như sao lạc đường. Đường đao chỉ đâm vào giữa trống không. Xinh Nhã mới đi một bước, đã chém trúng ngay chân Gia-rơ Bú.

    Xinh Nhã: - Ơ Gia-rơ Bú, máu gì chảy ở chân đấy?

    Gia-rơ Bú: - Máu con vắt ở núi Hơ-mũ cắn tao.

    Gia-rơ Bú múa tiếp, Xinh Nhã chém luôn cánh tay phải, chiếc đao rơi rỏn rẻn...

    Xing Nhã: - Tại sao khiên của ngươi rơi mất rồi?

    Gia-rơ Bú: - Không phải! Đó là tiếng kêu của chiếc lục lạc cho trẻ con chơi, tiếng và của con diều đói gió đấy!

    Gia-rơ Bú cố sức múa nữa, nhưng lần này chưa kịp trở tay thì chiếc khiên đã bị Xinh Nhã đánh vỡ tung, rơi xuống đất. Cuối cùng đôi bên chỉ còn Pơ-rong Mưng và Xinh Nhã đánh nhau.

    [...] Trên trời, dưới đất, mây mưa mịt mù, gió bão ầm ầm, đổ cây lở núi. Hai bên đánh nhau từ khi trái kho-la chín, đến mùa kê trổ, vẫn không phân thắng bại. Cả hai đều kiệt sức, ngã trước chòi của Hơ-bia Bơ-lao.

    (Cuối cùng, nhờ sự giúp sức của Hơ-bia Bơ-lao, Xinh Nhã giết chết Pơ-rong Mưng - người cuối cùng trong bảy anh em nhà Gia-rơ Bú, trả thù cho cha, cứu mẹ già thoát khỏi cuộc sống nô lệ.)

(Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Câu 2. Xinh Nhã tìm gặp Gia-rơ Bú để làm gì?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu sau: Gia-rơ Bú múa lúng túng, múa loanh quanh như con gà mắc tóc, như sao lạc đường. 

Câu 4. Nhận xét một phẩm chất nổi bật của Xinh Nhã được thể hiện trong văn bản.

Câu 5. Theo anh/chị, qua hình ảnh người anh hùng Xinh Nhã, người dân Ê-đê muốn thể hiện ước mong gì?

0

Đề thi đánh giá năng lực

Đọc văn bản sau:     Thần Mưa là vị thần hình Rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

    Thần Mưa là vị thần hình Rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày. Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành Rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi Rồng đó, Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do đó mà trong dân gian đã có câu hát về việc cá gáy hóa Rồng: Mồng ba cá đi ăn thề, Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn.

    Khi trời đất mới sinh, chính Trời phải làm mưa cho dân sự làm ăn. Sau vì khó nhọc quá, Trời không làm lấy mưa nữa. Trời mới sai Rồng lấy nước phun xuống làm ra mưa. Nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho điều hòa khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm Rồng gọi là thi Rồng. Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Sau có con cá rô nhảy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng, thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống, lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi, thì gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sống, vào lọt cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dáng bộ oai nghi, cá chép hóa Rồng phun nước làm ra mưa.

(Trích Thần Mưa, Quyển ba: Thần thoại (Việt Nam - Trung Hoa), Tuyển tập văn chương nhi đồng, Doãn Quốc Sĩ, NXB Sáng Tạo, 1970, tr. 32 - 33)​

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo văn bản, vì sao có cuộc thi vượt Vũ Môn?

Câu 3. Vì sao có thể khẳng định Thần Mưa là nhân vật thần thoại?

Câu 4. Các chi tiết kì ảo được sử dụng trong văn bản có ý nghĩa gì?

Câu 5. Theo anh/chị, hình ảnh cá chép vượt Vũ Môn có ý nghĩa gì đối với giới trẻ ngày nay?

0
Đọc đoạn trích sau: SỰ TÍCH ÔNG ĐÙNG, BÀ ĐÙNG     Ngày xửa ngày xưa, ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. Người Mường hay gọi họ là ông Đùng, bà Đùng, nghĩa là ông bà khổng lồ.    Hồi ấy, đất thì cao thấp, lồi lõm. Cây cối hoang dại mọc chằng chịt. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

SỰ TÍCH ÔNG ĐÙNG, BÀ ĐÙNG

    Ngày xửa ngày xưa, ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. Người Mường hay gọi họ là ông Đùng, bà Đùng, nghĩa là ông bà khổng lồ.

   Hồi ấy, đất thì cao thấp, lồi lõm. Cây cối hoang dại mọc chằng chịt. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi. Thấy vậy, ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.

   Ông Đùng bàn với vợ làm một con đường dẫn nước đi, tránh để nước tràn lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm, cùng trò chuyện vui vẻ. Thế rồi, theo con đường ông bà Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi. Đó chính là sông Đà ngày nay.

   Xong mọi việc, ông bà Đùng ngẩng đầu nhìn lại mới biết: Do vét đất ban đêm, không nhìn rõ, dòng sông đã không thẳng. Nơi chưa được vét, đất đá cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ.

(Theo Truyện cổ dân tộc Mường)

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Câu 2. Theo văn bản, vì sao hai nhân vật chính được gọi là ông Đùng, bà Đùng?

Câu 3. Nêu tác dụng của của những chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 4. Nêu nhận xét về thời gian, không gian trong văn bản.

Câu 5. Qua văn bản, anh/chị hãy cho biết vì sao người thời cổ lại lí giải sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng bằng quá trình sáng tạo thế giới của các nhân vật siêu nhiên?

0
Đọc văn bản sau: Có tiếng hát nào văng vẳng khơi xa Tôi đi tìm em nàng tiên bé nhỏ Em ở đâu giữa muôn trùng sóng bể Sóng bồn chồn vỡ dưới chân tôi… Tôi đã tin cổ tích tự lâu rồi, Như em vẫn tin tình yêu có thực. Đi hết tuổi thơ tôi còn day dứt, Hoàng tử vô tình hay Andecxen quên? Biển mặn mòi như nước mắt của em, Cho tôi mơ về những điều không thể. Em là nàng tiên mang trái tim...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

Có tiếng hát nào văng vẳng khơi xa
Tôi đi tìm em nàng tiên bé nhỏ
Em ở đâu giữa muôn trùng sóng bể
Sóng bồn chồn vỡ dưới chân tôi…

Tôi đã tin cổ tích tự lâu rồi,
Như em vẫn tin tình yêu có thực.
Đi hết tuổi thơ tôi còn day dứt,
Hoàng tử vô tình hay Andecxen quên?

Biển mặn mòi như nước mắt của em,
Cho tôi mơ về những điều không thể.
Em là nàng tiên mang trái tim trần thế,
Bởi biết yêu nên đã hoá con người.

Thôi ngủ đi em biển đã xa rồi,
Biển đã xa em đừng thao thức nữa…
Khi tình yêu không là hai nửa
Nguyên vẹn bao giờ mà vỡ tan thêm…

Thôi ngủ đi nào, đêm Andecxen
Dẫu tuyết lạnh vào ngày mai bão tố,
Dẫu thạch thảo nở hoa bốn mùa dang dở,
Que diêm cuối cùng sẽ cháy trọn tình yêu.

(Lời ru miền cổ tích, Hoàng Cẩm Giang, rút từ tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 12/2008)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Văn bản gợi nhắc đến những tác phẩm nào của nhà văn Andecxen?

Câu 3. Theo anh/chị, việc gợi nhắc các tác phẩm của nhà văn Andecxen trong văn bản có tác dụng gì?

Câu 4. Phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ Biển mặn mòi như nước mắt của em.

Câu 5. Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình được thể hiện trong khổ thơ cuối.

0
Đọc văn bản sau: Miền Trung Câu ví dặm nằm nghiêng Trên nắng và dưới cát Đến câu hát cũng hai lần sàng lại Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm. Miền Trung Bao giờ em về thăm Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ Không ai gieo mọc trắng mặt người. Miền Trung Eo đất này thắt đáy lưng ong Cho tình người đọng mật Em...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

Miền Trung
Câu ví dặm nằm nghiêng
Trên nắng và dưới cát
Đến câu hát cũng hai lần sàng lại
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm.

Miền Trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai gieo mọc trắng mặt người.

Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Em gắng về
Đừng để mẹ già mong...

(Trích Miền Trung, Hoàng Trần Cương, Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa Thông tin, 2006, tr. 81 - 82)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung.

Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về con người và mảnh đất miền Trung?

Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật

Câu 4. Việc vận dụng thành ngữ trong dòng thơ Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt có tác dụng gì?

Câu 5. Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích.

0
Đọc văn bản sau: Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng Rút những cọng rơm vàng về kết tổ Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ Biết kéo về cả một sắc trời xanh Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành "Tuổi của mụ" con nằm tròn bụng mẹ Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi... Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng
Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
Biết kéo về cả một sắc trời xanh

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành
"Tuổi của mụ" con nằm tròn bụng mẹ
Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...

Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly
"Chuyền chuyền một..." miệng, tay buông bắt
Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt
Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga...

Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa
Những dấu chân trần, bùn nặng vết
Ta đi học quen dẫm vào không biết
Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi...

(Trích Lời chào - trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Dẫn theo Tư liệu Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, tr.69)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình bày tỏ lòng biết ơn đối với những đối tượng nào?

Câu 3. Dấu ngoặc kép trong dòng thơ "Chuyền chuyền một..." miệng, tay buông bắt có công dụng gì? 

Câu 4. Nêu hiệu quả của phép lặp cú pháp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 5. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

0
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Đoạn trích 1:    (Lược dẫn: Dung là con thứ bốn trong gia đình bị sa sút kinh tế. Nàng lớn lên trong sự hờ hững, lạnh nhạt của gia đình. Rồi bị mẹ già bán cho một nhà giàu để lấy mấy trăm đồng bạc.)    Khốn nạn cho Dung từ bé đến nay không phải làm công việc gì nặng nhọc, bây giờ phải tát nước,...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau:

Đoạn trích 1:

   (Lược dẫn: Dung là con thứ bốn trong gia đình bị sa sút kinh tế. Nàng lớn lên trong sự hờ hững, lạnh nhạt của gia đình. Rồi bị mẹ già bán cho một nhà giàu để lấy mấy trăm đồng bạc.)

   Khốn nạn cho Dung từ bé đến nay không phải làm công việc gì nặng nhọc, bây giờ phải tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày. Đã thế lại không có người an ủi. Chồng nàng thì cả ngày thả diều, chả biết cái gì mà cũng không dám cãi lại bà cụ. Còn hai em chồng nàng thì ghê gớm lắm, thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm.

   Những lúc Dung cực nhọc quá, ngồi khóc thì bà mẹ chồng lại đay nghiến:

  - Làm đi chứ, đừng ngồi đấy mà sụt sịt đi cô. Nhà tôi không có người ăn chơi, không có người cả ngày ôm lấy chồng đâu.

   Rồi bà kể thêm:

 - Bây giờ là người nhà tao rồi thì phải làm. Mấy trăm bạc dẫn cưới, chứ tao có lấy không đâu.

  Dung chỉ khóc, không dám nói gì. Nàng đã viết ba bốn lá thư về kể nỗi khổ sở của nàng, nhưng không thấy cha mẹ ở nhà trả lời.

  (Lược dẫn: Dung ăn trộm tiền của mẹ chồng để trốn về nhà nhưng bị mẹ đẻ đay nghiến. Sáng hôm sau, mẹ chồng xuống tìm nàng.)

   Bị khổ quá, nàng không khóc được nữa. Nàng không còn hi vọng gì ở nhà cha mẹ nữa. Nghĩ đến những lời đay nghiến, những nỗi hành hạ nàng phải sẽ chịu, Dung thấy lạnh người đi như bị sốt. Nàng hoa mắt lên, đầu óc rối bời, Dung ước ao cái chết như một sự thoát nợ.

   Nàng không nhớ rõ gì. Ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết. Như trong một giấc mơ, Dung lờ mờ thấy cái thành cầu, thấy dòng nước chảy. [...] Nàng uất ức lịm đi, thấy máu đỏ trào lên, rồi một cái màng đen tối kéo đến che lấp cả.

   Bỗng nàng mơ màng nghe thấy tiếng nhiều người, tiếng gọi tên nàng, một làn nước nóng đi vào cổ. Dung ú ớ cựa mình muốn trả lời.

   […] Hai hôm sau, Dung mạnh khỏe hẳn. Bà mẹ chồng vẫn chờ nàng, hỏi có vẻ gay gắt thêm:

   - Cô định tự tử để gieo cái tiếng xấu cho tôi à? Nhưng đời nào, trời có mắt chứ đã dễ mà chết được. Thế bây giờ cô định thế nào? Định ở hay định về?

   Dung buồn bã trả lời:

   -  Con xin về.

(Trích Hai lần chết, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2008)

Đoạn trích 2:

    (Lược dẫn: Dì Hảo là con nuôi của bà tôi. Bố đẻ của dì chết đã lâu. Dù công việc buôn bán thuận lợi nhưng vì phải nuôi hai đứa con nheo nhóc cùng với đống nợ chồng chất nên bà để dì Hảo đi ở. Mới đầu về nhà mẹ nuôi, dì Hảo khóc ghê lắm nhưng rồi cũng quen dần và trở thành một người con gái rất ngoan đạo. Đến khi lấy chồng, dì dành cho chồng tất cả tình yêu thương nhưng chồng dì lại là một kẻ cờ bạc, rượu chè, vũ phu, không yêu dì.)

    Hắn khinh dì là đứa con nuôi, còn hắn là con dòng cháu giống. Và tuy rằng nghèo xác, hắn nhất định không làm gì. Hắn lấy vợ để cho vợ nó nuôi. Dì Hảo cũng nghĩ đúng như thế ấy; dì làm mà nuôi hắn. Người vợ đảm đang ấy kiếm mỗi ngày được hai hào, dì ăn có năm xu. Còn một hào thì hắn dùng mà uống rượu. Và dì Hảo sung sướng lắm. Và gia đình vui vẻ lắm. Nhưng sự tai ác của ông trời bắt dì đẻ một đứa con.

   Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi không là một ngày không có hai hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy.

    Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm, người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say.

   Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc.

   Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ đi bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương.

    Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.

(Trích Dì Hảo, Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB Văn học, 2017)

0
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá hình tượng nhân vật vua Lia trong đoạn trích sau. Hồi I (Một lễ đường trong cung điện vua Lia.) LIA – Bây giờ ta muốn nói ra những điều bấy nay ta giữ kín. Truyền lấy bản đồ! Đây, ta đã chia đất nước làm ba phần. Ta quyết định cất khỏi tuổi già này bao nỗi lo toan cùng công việc nước, đem gánh nặng đặt lên sức vóc trẻ...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá hình tượng nhân vật vua Lia trong đoạn trích sau.

Hồi I

(Một lễ đường trong cung điện vua Lia.)

LIA – Bây giờ ta muốn nói ra những điều bấy nay ta giữ kín. Truyền lấy bản đồ! Đây, ta đã chia đất nước làm ba phần. Ta quyết định cất khỏi tuổi già này bao nỗi lo toan cùng công việc nước, đem gánh nặng đặt lên sức vóc trẻ trung hơn, để cho ta được thênh thang bước vào cõi thọ. Hiền tế của ta, Cor-nơ-uôn, và con ta nữa, hỡi An-ba-ni mà lòng ta thương chẳng kém, giờ đây ta tuyên bố rõ ràng về từng phần đất đai chia cho mỗi nàng công chúa của ta để tránh về sau mọi điều xích mích. Hai vương công nước Pháp và xứ Bơ-găn-đi, hai vị giai tế cao sang cùng rắp ranh công chúa út của ta, hai người qua chơi đây ướm hỏi cũng đã khá lâu, ta nên trả lời dứt khoát. Vậy, ta hỏi các con gái của ta, ngày nay ta đã từ thoái mọi phần: quyền lợi, đất đai, cũng như quan tâm việc nước; vậy thì trong các con, kẻ yêu ta nhất là ai, để cho ân trạch của ta biết mưa đổ xuống tấm lòng nào là nơi xứng đáng nhất. Gô-rơ-nin, công chúa đầu lòng của ta, cho con nói trước.

GÔ-RƠ-NIN – Thưa phụ vương, lòng con yêu phụ vương thực không lời nào tả xiết, con yêu phụ vương thiết tha hơn cả yêu ánh sáng, yêu vũ trụ, yêu tự do, yêu trên hết mọi vật quý giá nhất đời; yêu như yêu sự sống đầy duyên, đầy sức, đầy nhan sắc, đầy vinh quang; yêu như chưa có con yêu cha nào bằng, yêu như chưa có cha nào được con yêu đến thế; yêu tới mức không còn hơi sức nữa và yêu tới độ lời lẽ hóa nghèo nàn; con yêu cha thực vượt xa mọi bờ bến.

COR-ĐÊ-LI-A (nói riêng) – Cor-đê-li-a thì sao đây? Yêu mà im tiếng!

LIA – Cả cõi đất này, từ đây đến đấy, với bao nhiêu rừng cây bóng cả và đồng ruộng phì nhiêu, với bao nhiêu sông cá đầy nguồn cùng bãi bờ bát ngát, ta cho con làm nữ chủ. Đó là sở hữu của con và An-ba-ni, truyền cho con cháu đời đời. Nào, đến thứ nữ của ta thì nói sao? Rê-gan, con rất yêu quý của ta, vợ của Cor-nơ-uôn, con nói đi.

RÊ-GAN – Con với chị con đều đúc nên cùng một chất và so với chị, con biết mình con nào có kém chị? Nghe trong trái tim chân thật của con, con thấy lời chị con vừa thốt ra chính là tiếng của lòng con yêu kính đó; có điều lời ấy còn xa mới đạt tới độ nồng nàn. Con nói thực, con thù ghét mọi sinh thú ở đời, duy nhất chỉ thấy được hạnh phúc trong tấm tình con yêu đấng phụ vương rất tôn kính.

COR-ĐÊ-LI-A (nói riêng) – Hẩm hiu thay cho Cor-đê-li-a này! Không! Đâu đến nỗi vậy? Tình ta dào dạt còn phong phú hơn lời lẽ ta nhiều.

LIA – Thuộc về con và dòng dõi của con hưởng thụ đời đời là cả một phần ba phong tục đất nước đẹp tươi này, cũng rộng lớn, cũng hữu tình chẳng kém chi phần dành cho Gô-rơ-nin. Còn bây giờ, nào hòn ngọc báu rất nâng niu tuy út ít của ta, trang thục nữ thanh tân mà cả vườn nho nước Pháp và cả đồng cỏ sữa Bơc-gơ-đin đang cùng ganh nhau để chiếm được trái tim: con nói sao đây để đáng được hưởng phần ba đất nước còn trù phú hơn cả phần của hai chị con? Con nói đi.

COR-ĐÊ-LI-A – Thưa phụ vương, con chẳng có gì đáng nói.

LIA – Chẳng có gì?

COR-ĐÊ-LI-A – Con chẳng có gì.

LIA – Chẳng có gì thì chẳng được gì hết. Nói đi nào!

COR-ĐÊ-LI-A – Tội thay cho con! Trái tim con, con không sao nâng nó lên đầu lưỡi được. Con yêu cha đúng theo đạo nghĩa kẻ làm con. Vậy đó thôi, không hơn không kém.

LIA – Thế nào, thế nào? Cor-đê-li-a? Con nên lựa lại lời mà nói, kẻo nữa con sẽ phải thiệt thòi nhiều!

COR-ĐÊ-LI-A – Thưa phụ vương của con, phụ vương đã sinh ra con, nuôi nấng con, thương yêu con; nghĩa nặng đó con xin đền đáp lại sao cho phải đạo; con vâng lời cha, yêu quý cha và hơn nữa, làm rõ ràng công đức phụ vương. Hai chị con nói là yêu cha đến trọn hết cả tấm tình yêu; nếu thực thế thì sao hai chị lại lấy chồng? Một ngày kia mà con lấy chồng thì vị phu tướng nào đưa tay ra đón lấy tâm nguyện của con cũng sẽ đón theo về phân nửa tấm tình con, phân nửa công phụng dưỡng với phân nửa bổn phận của con. Chắc chắn là con phải đừng lấy chồng như hai chị con mới có thể toàn tâm toàn ý dâng trọn tình con cho cha con được.

LIA – Cô nói đúng theo lòng cô đấy chứ?

COR-ĐÊ-LI-A – Thưa phụ vương, vâng.

LIA – Ít tuổi thế mà đã vô tình đến thế sao?

COR-ĐÊ-LI-A – Thưa phụ vương, ít tuổi thế nhưng mà chân thực.

LIA – Được lắm. Đem cái chân thực ấy đi mà làm của hồi môn. Vì rằng, thề với ánh sáng thần thiêng mặt trời, thề với bầu bí mật của Hê-cat và của trời đêm, thề với các tinh cầu có quyền năng cho ta được sống hay phải chết; tại đây, ta gạt bỏ hẳn mọi ân tình phụ tử, mọi quan hệ huyết mạch tông môn và từ đây ta coi mi vĩnh viễn là người dưng: đối với ta không vương, không bận. Đối với cái giống man rợ phải ăn thịt con mới đủ thỏa cơn thèm lòng ta gớm ghét như thế nào thì đối với mi, lòng ta cũng thế, hỡi kẻ trước đây đã từng là con gái của ta.

(Lược một đoạn: Vua Lia cho mời hai người cầu hôn công chúa út vào để bàn chuyện hôn sự. Trước mặt hai người cầu hôn, vua Lia vẫn nhất quyết không chia cho công chúa út chút của hồi môn nào, khiến cho công tước Bơ-găn-đi từ bỏ mối hôn sự.)

LIA – Vậy, ngài thôi nó là phải; vì nhân danh thứ quyền phép đã dựng nên ta, ta đã nói rõ cả với ngài về tài sản của nó rồi đấy! (Với vua nước Pháp) – Còn đối với vị anh quân đây, thì nếu ta lại đem gả cho Ngài kẻ mà ta gớm ghét, tức là làm tổn hại lớn cho tình hữu hảo của chúng ta; lòng ta sao nỡ? Vậy ta mong ngài chuyển hướng cầu duyên về một nơi xứng đáng hơn, chớ như kẻ khốn nạn kia thì tạo vật thiên nhiên cũng phải hổ ngươi vì có nó.

VUA PHÁP – Thực là chuyện kỳ dị! Có lẽ nào mà một người mà chỉ mới vừa đây thôi vẫn còn là châu báu nhất, nhà vua mở miệng là ban khen, coi là hương hoa tuổi thọ của Người, không ai tốt nết hơn, không ai đáng quý hơn, – vậy mà chỉ trong thoáng chốc lại phạm những tội gớm ghê, đến mất sạch sành sanh bao nhiêu từng ân huệ. Đến nỗi này thì: hoặc là tội lỗi nàng phải hết sức dị thường, bạo thiên nghịch địa; hoặc là lòng yêu thương của nhà vua nay đã hóa ra lẫn cẫn mất rồi! Nhưng muốn tin được là nàng có tội, họa chăng phải có một thứ tín điều mà nếu không có phép quỷ thần thì lý trí tôi không đời nào chịu chấp nhận.

COR-ĐÊ-LI-A – Tuy rằng lỗi của con là không biết khôn ngoan ngọt ngào đầu lưỡi, chỉ muốn làm hay hơn là nói giỏi, con cũng xin phụ vương truyền phán cho thiên hạ hay rằng, con mất ân sủng của phụ vương không phải vì bất cứ một hành vi nhơ nhuốc nào hoặc một bước lầm đường vô hạnh nào, mà chỉ vì con không có được ánh mắt tha thiết khẩn cầu, không có được thứ miệng đong đưa mà con vui lòng chịu thiếu, mặc dầu sự thiếu thốn đó đã khiến con mất luôn cả lòng từ ái của phụ vương.

LIA – Thà mày đừng sinh ra đời còn hơn là sinh ra lại làm thất ý ta như thế.

VUA PHÁP – Chỉ là thế thôi sao? Chỉ là chuyện một bản tính chậm lời, khéo làm mà vụng nói? Bơ-găn-đi tướng công, ngài trả lời cho nàng sao đây? Tình mà còn suy tính vấn vương thì còn tình đâu nữa? Ngài có yêu thương nàng? Bản thân nàng là một kho châu ngọc đó.

BƠ-GĂN-ĐI – Muôn tâu hoàng thượng, người cứ chỉ ban cho nguyên cái phần người đã hứa là tôi xin bái lĩnh Cor-đê-li-a về làm nữ công tước Bơ-găn-đi.

LIA – Ta không cho chi hết, ta đã thề là ta nhất quyết.

BƠ-GĂN-ĐI – Tôi đành lấy làm tiếc vậy thôi: vì nàng làm mất lòng cha, nên phải thiệt mất người chồng.

COR-ĐÊ-LI-A – Xin ngài Bơ-găn-đi yên tâm. Ngài tính lấy tài sản tôi làm đối tượng tình yêu, thì tôi không thể nào làm vợ ngài được.

VUA PHÁP – Nàng Cor-đê-li-a kiều diễm! Nàng giàu có biết bao khi chỉ có đôi bàn tay trắng, nàng càng thêm quý giá vì bị bỏ rơi, càng thêm đáng yêu bởi bị người khinh miệt. Nàng, cùng với đức hạnh của nàng, ta xin chiếm lĩnh. Ta đoạt cho ta được lắm chứ, cái phần mà thiên hạ rẫy ruồng gạt đi. Hỡi thiên địa thần minh! Lạ lùng thay, đối trước những lòng rẻ rúng giá băng kia, tình của ta trên muôn kính ngàn yêu thêm bừng cháy. Nàng công chúa không của hồi môn này, thưa hoàng thượng, tay không về với kẻ gặp phước may này, sẽ là hoàng hậu của tôi, của thần dân tôi, của cả nước Pháp thân yêu và tươi đẹp. Không một vị công tước nào của xứ Bơ-găn-đi ẩm ướt chuộc lại được nơi tôi người con gái bị hạ giá mà quý giá vô ngần này! Tạm biệt họ hàng đi, em Cor-đê-li-a! Mặc dầu người ta không tình không nghĩa. Thôi đành nơi này em mất hết nhưng chốn khác em lại được nhiều.

LIA – Thì đấy, nhà vua nước Pháp cứ việc đem nó về! Ngữ này, ta không còn chấp nhận là con gái của ta, cũng chẳng còn bao giờ ta thèm nhìn mặt nữa. Thôi đi đi! Đừng hòng ta thương, ta ân xá, hay ta ban một chút ơn lành! Nào mời, ngài công tước xứ Bơ-găn-đi.

(Lia, Bơ-găn-đi, Cor-nơ-uôn, An-ba-ni, Glô-xtơ và bọn tùy tùng vào.)

VUA PHÁP – Nàng từ biệt hai chị đi.

COR-ĐÊ-LI-A – Thưa hai chị, ngọc báu của cha, Cor-đê-li-a không khỏi rơi châu khi từ biệt hai chị. Em biết lòng hai chị lắm, và nết của hai chị; vì tình ruột thịt, em không tiện gọi thẳng tên nó ra. Xin hai chị cư xử tốt với cha. Em phó thác cha cho những tấm lòng kia đã thốt nên lời tâm nguyện. Thương thay! Giá em vẫn được lòng thương của Người, thì em ưng thấy Người trong tay phụng dưỡng khác tốt hơn. Thôi, vĩnh biệt hai chị.

RÊ-GAN – Cô không phải dạy chúng tôi cách ăn ở.

GÔ-RƠ-NIN – Cô cứ gắng mà chiều đức phu quân của cô cho khéo, người ta đã cứu vớt cô khỏi chỗ khốn cùng. Cô chi li cả với điều vâng thuận ý cha; cho cô đáng đời, cô muốn tay trắng thì được tay trắng rồi đó.

COR-ĐÊ-LI-A – Thời gian rồi sẽ phơi bày ra những nhân tâm lẩn núp sau khôn khéo. Ai che giấu lỗi, thế nào cũng phải hối về sau. Mong cho các chị mọi điều thịnh vượng.

VUA PHÁP – Ta ra thôi, nàng Cor-đê-li-a mỹ lệ.

(Vua Pháp và Cor-đê-li-a vào.)

GÔ-RƠ-NIN – Em này, chị có nhiều điều rất cần bàn với em, quan hệ đến cả hai chị em ta! Chị chắc tối nay cha chúng ta lên đường.

RÊ-GAN – Đúng rồi, cha đi với chị đấy. Tháng sau thì đến lượt cha sang em.

GÔ-RƠ-NIN – Em xem, tuổi già tính nết cha đổi thay như thế đấy. Những điều trông thấy vừa đây không phải là chuyện nhỏ. Ông cụ vẫn yêu con Cor-đê-li-a hơn cả, vậy mà, đùng một cái, ruồng bỏ nó, đủ biết ông cụ thiếu suy nghĩ biết chừng nào?

RÊ-GAN – Bệnh não tuổi già! Với lại thực ra ông cụ cũng chẳng bao giờ biết giữ mình một tý gọi là có.

GÔ-RƠ-NIN – Thời ông cụ tỉnh táo phương cương nhất, cũng đã thường sinh ra cơn trận đùng đùng. Bây giờ, già rồi, bọn mình coi chừng không những rồi phải chịu đựng cái cố tật đã kinh niên mà còn phải tính đến cả những lúc dở chứng thất thường của cái tuổi khật khừ đâm cắm cảu.

RÊ-GAN – Thế nào rồi chúng mình chẳng bị ông cụ thình lình giáng cho những vố đáo để, như việc phóng trục lão Ken vừa rồi?

GÔ-RƠ-NIN – Lúc này ông cụ đang dở cuộc tiễn biệt nhà vua Pháp. Chị em ta hội ý với nhau ngay đi. Nếu cứ với tình trạng thế kia mà ông cụ vẫn nắm vững uy quyền thì chuyện tự ý thoái vị mới đây đối với chúng ta có thể trở thành một mối hậu họa.

RÊ-GAN – Chúng ta sẽ nghĩ kỹ vấn đề này.

GÔ-RƠ-NIN – Phải tính cách nào, càng sớm càng tốt.

(Trích Vua Lia, Uy-li-am Sếch-xpia)

Tóm tắt: Vua Lia là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia. Nội dung vở kịch như sau:

     Vua Lia nước Anh đã già, có ba cô con gái là Gô-rơ-nin, Rê-gan và Cor-đê-ni-a. Nhà vua định chia vương quốc cho các con gái làm của hồi môn, rút lui khỏi công việc triều chính. Ông hỏi các con xem ai yêu mình nhất để quyết định việc phân chia. Sau khi quyết định việc phân chia xong xuôi, vua Lia lần lượt đến ở với hai công chúa. Nhưng không được bao lâu, họ trở mặt, thậm chí là can tâm đẩy ông ra khỏi nhà trong một đêm giông bão. Quá sốc trước sự bội phản của hai cô con gái, vua Lia đã hóa điên. 

     Bá tước Glô-xtơ có hai người con trai là Eđ-ga (con chính thức) và Eđ-mơn (con ngoài giá thú). Bá tước bị Eđ-mơn lừa gạt, hiểu nhầm rằng Eđ-ga phản bội để chiếm hết gia tài của mình. Ông cho người truy lùng Eđ-ga khắp nơi khiến chàng phải cải trang, chạy trốn. Trong khi đó, Eđ-mơn phản bội bá tước, khiến ông bị Cor-nê-uôn móc mắt. 

      Quân Pháp kéo đến trả thù cho vua Lia nhưng bại trận. Vua Lia và Cor-đê-li-a bị bắt. Eđ-mơn bí mật cho người đến sát hại hai cha con họ. Trong khi đó, Gô-rơ-nin, Rê-gan cùng muốn tằng tịu với Eđ-mơn. Gô-rơ-nin viết thư bày cho Eđ-mơn chồng cô là An-ba-ni để mình được tự do. Bức thư bị Eđ-ga bắt được và chuyển cho An-ba-ni. Eđ-mơn bị Eđ-ga trừng trị. Trước khi chết, Eđ-mơn kêu mọi người đi cứu vua Lia và Cor-đê-li-a, nhưng không kịp. Cor-đê-li-a bị tên lính thắt cổ chết. Nhà vua giết tên lính, ôm xác con gái, quá đau đớn, ông cũng từ giã cõi đời trong tiếng kèn lâm khốc. 

0
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá hình tượng nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích sau. Lớp VII: Đan Thiềm - Vũ Như Tô ĐAN THIỀM - Trời xui khiến tôi gặp ông ở chốn này. Thực là duyên kỳ ngộ. VŨ NHƯ TÔ - Tôi là một kẻ quê mùa, không biết những nhời mỉa mai bóng gió. ĐAN THIỀM - Đây là thực tình. Ông đừng nghi kỵ. Chính tôi đang muốn gặp ông để nói...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá hình tượng nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích sau.

Lớp VII: Đan Thiềm - Vũ Như Tô

ĐAN THIỀM - Trời xui khiến tôi gặp ông ở chốn này. Thực là duyên kỳ ngộ.

VŨ NHƯ TÔ - Tôi là một kẻ quê mùa, không biết những nhời mỉa mai bóng gió.

ĐAN THIỀM - Đây là thực tình. Ông đừng nghi kỵ. Chính tôi đang muốn gặp ông để nói chuyện.

VŨ NHƯ TÔ - Hỏi chuyện tôi! Để làm gì? Các người không thể nào hiểu được chuyện tôi, các người nông nổi...

ĐAN THIỀM - Ông mới gặp tôi, lấy cớ gì mà bảo tôi nông nổi?

VŨ NHƯ TÔ - Người ăn chơi thì đều nông nổi.

ĐAN THIỀM - Sao ông bảo tôi là người ăn chơi?

VŨ NHƯ TÔ - Cung nữ đều là tuồng ăn chơi. Huống chi trông quầng mắt thâm kia, tôi đoán chắc là người trong túy hương mộng cảnh.

ĐAN THIỀM - Ông nhầm lắm. Đôi mắt thâm quầng này là do những lúc thức khi người ngủ, khóc khi người cười, thương khi người ghét.

VŨ NHƯ TÔ - Ủa? Bà nói như một người đồng bệnh.

ĐAN THIỀM - Chính là một người đồng bệnh, nên chưa biết ông, tôi đã ái ngại cho ông. Tài làm lụy ông, cũng như nhan sắc phụ người.

VŨ NHƯ TÔ - Thực mang tội với bà. Xin cho nghe chuyện.

ĐAN THIỀM - Ông tạm ngồi xuống cái đôn kia cũng được. Ông có mỏi không? Rõ khổ. Tài bao nhiêu lụy bấy nhiêu! Gông xích, trông ông tiều tụy quá, tôi lại càng thương số phận tôi. Tôi bị tuyển vào cung từ năm 17 tuổi. Hồi ấy tôi đã có người dạm hỏi. Tôi bị giam trong cung ngày ngày làm bạn với cảnh già. Rồi từ đấy đến nay, ngót 20 năm tôi chỉ đóng vai thị nữ hầu hạ từ vua cho đến các phi tần, nhiều kẻ kém cả tài lẫn sắc.

VŨ NHƯ TÔ - Tôi không ngờ lại được biết một đời cung oán nhãn tiền.

ĐAN THIỀM - Thân tôi không đáng kể đã đành, nhưng còn ông?

VŨ NHƯ TÔ - Cũng là thân không đáng kể.

ĐAN THIỀM - Sao lại không đáng kể? Hữu tài tất hữu dụng.

VŨ NHƯ TÔ - Cảnh ngộ chúng tôi có khác chi cảnh ngộ bà? Có phần khổ nhục hơn nữa. Chế độ thì nghiệt ngã vô lý: nhà không cho làm cao, áo không cho mặc đẹp. Ai xây một kiểu nhà mới khả quan, thì lập tức kết vào tội lộng hành đem chém. Thành thử không ai dám vượt ra khuôn sáo nghìn xưa, nghề kiến trúc đọng lại như một vũng ao tù. Người có tài không được thi thố đành phải tiến về mặt tiểu xảo. Mà nói ngay đến những bọn này nào họ có được yên thân. Họ phải lẩn lút, giấu giếm. Vô phúc mà triều đình biết, thế là gia đình tan nát. Họ bị đóng cũi giải kinh, để làm những công việc nhà vua, thân giam trong nội như một tên trọng phạm, mãi đến khi mắt mờ, tay chậm, họ mới được thải hồi nguyên quán. Triều đình còn không ban cho họ một chút bổng nhờ để mưu sống buổi tàn niên. Cách đối đãi như thế, thì nhân tài nhiều sao được, mà ai chịu luyện tập cho thành tài? Thậm chí người ta nói kẻ có tài đã không giúp cho gia đình, còn là một cái vạ nữa.

ĐAN THIỀM - Thảo nào mà nước ta không có lấy một lâu đài nào ra hồn, khả dĩ sánh với những lâu đài Trung Quốc. Ngay cả Chiêm Thành cũng hơn ta nhiều lắm...

VŨ NHƯ TÔ - Tôi bẩm sinh có khiếu về kiến trúc. Tôi đã học văn, sau bỏ văn tập nghề, nhưng tập thì tập, vẫn lo nơm nớp, chỉ sợ triều đình biết, thì vợ con ở nhà nheo nhóc, mà mình cũng không biết bao giờ được tháo cũi xổ lồng. Vua Hồng Thuận ngày nay càng khinh rẻ chúng tôi, cách đối đãi lại bạc ác. Chẳng qua là cái nợ tài hoa, chứ thực ra theo nghề ở ta lợi chẳng có mà nhục thì nhiều.

ĐAN THIỀM - Chính vì thế mà ông càng đáng trọng.

VŨ NHƯ TÔ - Trọng để làm gì? Tìm danh vọng chúng tôi đã chẳng chọn nghề này. Đời lẩn lút...

ĐAN THIỀM - Vậy thì các ông luyện nghề làm gì, luyện mà không đem ra thi thố?

VŨ NHƯ TÔ - Đó là nỗi khổ tâm của chúng tôi. Biết đa mang là khổ nhục mà không sao bỏ được. Như bóng theo hình. Chúng tôi vẫn chờ dịp.

ĐAN THIỀM - Dịp đấy chứ đâu? Cửu Trùng Đài...

VŨ NHƯ TÔ - Bà đừng nói nữa cho tôi thêm đau lòng. Ngày ngày, tôi thấy các bạn thân bị bắt giải kinh, người nhà khóc như đưa ma. Còn tôi, mong manh tin quan đến bắt, tôi đem mẹ già, vợ và hai con nhỏ đi trốn. Được một năm có kẻ tố giác, quan địa phương đem lính tráng đến vây kín nơi tôi ở. Tôi biết là tuyệt lộ, mặc cho họ gông cùm. (Chàng rơm rớm nước mắt) Mẹ tôi chạy ra bị lính đẩy ngã, chết ngay bên chân tôi. Bọn sai nha lộng quyền quá thể. Rồi tôi bị giải lên tỉnh, từ tỉnh lên kinh, ăn uống kham khổ, roi vọt như mưa trên mình, lắm khi tôi chết lặng đi. Mẹ cháu lẽo đẽo theo sau, khóc lóc nhếch nhác, tôi càng đau xót can tràng. Cũng vì thế mà tôi thề là đành chết chứ không chịu làm gì.

ĐAN THIỀM - Cảnh ngộ của ông thì đáng thương thực. Nhưng ông nghĩ thế thì không được.

VŨ NHƯ TÔ - Sao vậy?

ĐAN THIỀM - Không được. Vì đức Hồng Thuận sẽ bắt ông chịu cực hình và còn đem chu di chín họ nhà ông. Ông đã tu được bao nhiêu công quả mà phạm vào tội đại ác ấy?

VŨ NHƯ TÔ - Tài đã không được trọng thì đem trả trời đất. Đó là lẽ thường. Cũng như nhan sắc...

ĐAN THIỀM - Không thể ví thế được, sắc vất đi được, nhưng tài phải đem dùng.

VŨ NHƯ TÔ - Bà đã thương tài xin giúp cho tôi trốn khỏi nơi này. Ơn đó xin...

ĐAN THIỀM - Tôi giúp cũng không khó gì. Nhưng ra khỏi chốn này liệu ông có thoát hẳn được không? Hơn nữa, cái vạ chu di cửu tộc vẫn còn sờ sờ ra đó. Ông đừng tính nước ấy, không nên.

VŨ NHƯ TÔ - Vậy bà khuyên tôi nên ở đây làm việc cho hôn quân sao?

ĐAN THIỀM - Miễn là ông không bỏ phí tài trời. Ông nên lợi dụng cơ hội đem tài ra thi thố.

VŨ NHƯ TÔ - Xây Cửu Trùng Đài?

ĐAN THIỀM - Phải.

VŨ NHƯ TÔ - Xây Cửu Trùng Đài cho một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái dâm ô? Tôi không thể đem tài ra làm một việc ô uế, muôn năm làm bia miệng cho người đời được.

ĐAN THIỀM - Ông biết một mà không biết hai. Ông có tài, tài ấy phải đem cống hiến cho non sông, không nên để mục nát với cỏ cây. Ông không có tiền, ông không có thể dựng lấy một tòa đài như ý nguyện. Chấp kinh, phải tòng quyền. Đây là lúc ông nên mượn tay vua Hồng Thuận mà thực hành cái mộng lớn của ông... Ông khẽ tiếng. Đó là tiểu tiết. Ông cứ xây lấy một tòa đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện, không phải thẹn với những cung điện đẹp nước ngoài, thế là đủ. Hậu thế sẽ xét công cho ông, và nhớ ơn ông mãi mãi. Ông hãy nghe tôi làm cho đất Thăng Long này thành nơi kinh kỳ lộng lẫy nhất trần gian.

VŨ NHƯ TÔ - Đa tạ. Bà đã khai cho cái óc u mê này. Thiếu chút nữa, tôi nhỡ cả. Những lời vàng ngọc tôi xin lĩnh giáo. Trời quá yêu nên tôi mới được gặp bà.

(Trích Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng)

Chú thích: Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm kể về Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, Vũ Như Tô nhất quyết không chịu xây Cửu Trùng Đài, bất chấp Lê Tương Dực dọa giết. Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của vua, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn để trổ hết tài năng của bản thân mà xây cho đất nước một công trình vĩ đại. Thế nhưng, công cuộc xây dựng gần đến khi hoàn thiện, mâu thuẫn giữa các tập đoàn thống trị tăng cao. Trịnh Duy Sản đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài cũng bị chính những người thợ nổi loạn đập phá, thiêu hủy. 

 

0
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) làm rõ đặc trưng nhân vật hài kịch qua nhân vật ông Giuốc-đanh trong đoạn trích sau.   Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục ÔNG GIUỐC-ĐANH – A ! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây. PHÓ MAY – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài đấy. ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đôi...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) làm rõ đặc trưng nhân vật hài kịch qua nhân vật ông Giuốc-đanh trong đoạn trích sau.

 

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

ÔNG GIUỐC-ĐANH – A ! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.

PHÓ MAY – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài đấy.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.

PHÓ MAY – Rồi nó dãn ra thì lại rộng quá ấy chứ.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật. Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi làm tôi đau chân ghê gớm.

PHÓ MAY – Thưa ngài, đâu có.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đâu có là thế nào!

PHÓ MAY – Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Tôi, tôi bảo là nó làm tôi đau.

PHÓ MAY – Ngài cứ tưởng tượng ra thế.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ!

PHÓ MAY – Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Sáng chế ra được một bộ lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen thật là tuyệt tác. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm nổi đấy.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi! 

PHÓ MAY – Nào ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu!

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Lại cần phải bảo may hoa xuôi ư?

PHÓ MAY – Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế này cả. 

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Những người quý phái mặc áo ngược hoa ư?

PHÓ MAY – Thưa ngài, vâng.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Ô! Thế thì bộ áo này may được đấy.

PHÓ MAY – Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Không, không.

PHÓ MAY – Xin ngài cứ việc bảo.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi. Bác cho rằng tôi mặc áo này có vừa vặn không?

PHÓ MAY – Còn phải nói! Tôi đố hoạ sĩ nào lấy bút mà vẽ hầu ngài bộ áo vừa khít hơn được. Ở nhà tôi có một chú thợ phụ may quần cộc thì tài nhất thiên hạ; và một chủ khác là anh hùng của thời đại về may áo chẽn đấy.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Bộ tóc giả và lông đính mũ có được chững chạc không?

PHÓ MAY – Chững chạc tuổi!

ÔNG GIUỐC-ĐANH – (nhìn áo của bác phó may) – Ô kìa, bác phó! Vải này là thứ hàng tôi đưa bác may bộ lễ phục trước của tôi đây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi.

PHÓ MAY – Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một áo để mặc.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải.

PHÓ MAY – Mời ngài mặc thử bộ lễ phục chứ ạ?

ÔNG GIUỐC-DANH – Ừ, đưa đây tôi.

PHÓ MAY – Khoan đã, không thể mặc như thế được. Thứ áo này phải mặc đúng thể thức, tôi có đem người đến để mặc hầu ngài theo nhịp điệu. Ớ này ! Vào đây, các chú. Các chú hãy mặc bộ lễ phục này hầu ngài theo cách thức mặc cho các nhà quý phái. 

(Bốn chú thợ phụ ra, hai chú cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chú thì lột áo ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc.)

THỢ PHỤ – Bẩm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống rượu.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Anh gọi ta là gì?

THỢ PHỤ – Bẩm, ông lớn ạ.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là "ông lớn". Đây, ta thưởng về tiếng "ông lớn" đây này!

THỢ PHỤ – Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – "Cụ lớn", ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng "cụ lớn" đáng thưởng lắm. "Cụ lớn" không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.

THỢ PHỤ – Dám bẩm đức ông, anh em chúng tôi sẽ đi uống rượu chúc sức khoẻ đức ông.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Lại "đức ông" nữa! Hà hà! Hà hà! Các chú hãy đợi tí, đừng đi vội. Ta là đức ông kia mà! (nói riêng) Của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Đây nữa này, thưởng cho chú về tiếng "đức ông" đấy nhé.

THỢ PHỤ – Dạ, bẩm đức ông, anh em chúng tôi xin bái tạ ơn người.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – (nói riêng) – Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi.

(Bốn người thợ phụ vui mừng nhảy múa.)

(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang, trong Tuyển tập kịch Mô-li-e, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1994)

Tóm tắt: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang (1670) và là lớp kịch kết thúc hồi II. Nhân vật trung tâm của vở kịch là ông Giuốc-đanh, tuổi ngoài bốn mươi, con một nhà buôn giàu có. Tuy dốt nát, quê kệch, nhưng ông muốn học đòi làm sang. Nhiều kẻ lợi dụng tính cách đó, săn đón, nịnh hót ông để moi tiền. Ông không tán thành tình yêu của con gái là Luy-xin với chàng Clê-ông chỉ vì chàng chẳng phải là quý tộc. Cuối cùng, nhờ mưu mẹo của Cô-vi-en, là đầy tớ của mình, Clê-ông cải trang làm hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến hỏi Luy-xin làm vợ và được ông Giuốc-đanh ưng thuận.

1
16 tháng 2

Rd tey