K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5

VD : Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

 Trong đoạn thơ trên, cụm từ "rất lâu" là điệp ngữ nối tiếp.

 Từ " rất lâu " đượclặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

Câu 2. (4 điểm)   Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật thần tình yêu Eros trong văn bản sau:   Cậu con trai của nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite tên là Eros, là sứ thần tin tưởng của mẹ. Nữ thần thường giao cho Eros thực hiện mọi việc. Eros là một cậu bé xinh đẹp, hồn nhiên, nhanh nhẹn và rất tinh nghịch, song có lúc cũng rất lạnh lùng tàn nhẫn. Eros bay trên đôi cánh bằng vàng,...
Đọc tiếp

Câu 2. (4 điểm)

 

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật thần tình yêu Eros trong văn bản sau:

 

Cậu con trai của nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite tên là Eros, là sứ thần tin tưởng của mẹ. Nữ thần thường giao cho Eros thực hiện mọi việc. Eros là một cậu bé xinh đẹp, hồn nhiên, nhanh nhẹn và rất tinh nghịch, song có lúc cũng rất lạnh lùng tàn nhẫn. Eros bay trên đôi cánh bằng vàng, qua biển và các lục địa, nhanh như hơi gió. Tay cậu cầm cái cung bạc nhỏ xíu, vai mang bao tên. Về tài bắn tên, cậu không thua kém ai. Không ai có thể tránh khỏi những mũi tên vàng này, ngay cả vị thần Apollo nổi danh thiện xạ hay thần vương Zeus cũng vậy. Mũi tên vừa bắn đi, mắt Eros sáng lên. Cậu ngẩng cái đầu tóc quăn, cười ngạo nghễ. Những mũi tên tình yêu của Eros giúp cho những đôi trai gái yêu nhau, vượt mọi khó khăn, thử thách để đến với hạnh phúc. Nhưng có khi Eros đã bắn những mũi tên thần giết chết tình yêu, gây nỗi đau khổ, bất hạnh cho con người hoặc thần linh. Nhưng chỉnh Eros cũng không thoát khỏi những mũi tên của mình. Môi tình của chàng với nàng Psyche kiều diễm cũng là một trong những thiên tình ca bất hủ.

 

Biết trước Eros sẽ mang đến cho thế giới nhiều điều éo le, ngang trái, khổ đau, thần vương Zeus đã muốn bóp chết cậu bé ngay từ khi vừa mới ra đời để ngăn trừ hậu họa. Nhưng nữ thần Aphrodite đã kịp giấu Eros trong rừng rậm. Eros được hai con sư tử nuôi bằng sữa của mình. Lớn lên, chàng thiếu niên xinh đẹp này bay khắp thế giới, bắn những mũi tên vàng tuy không giết chết ai, nhưng lại gieo cái dục vọng mãnh liệt vào tâm hồn của họ. Dù thần linh hay con người, không phân biệt giàu nghèo hay sang hèn, không ai có thể thờ ơ với tình

 

yêu. (Trích: Thần thoại Hy Lạp, tập 1, Huỳnh Phan Thanh Yên, Nguyễn Hoàng Oanh sưu tầm và biên soạn, Nxb Văn học, Hà Nội, 2022)

 

 

1
12 tháng 5

Trong thần thoại Hy Lạp, nhân vật Eros - con trai của nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite - được mô tả như một sứ thần tin tưởng của mẹ và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới xung quanh. Eros không chỉ là một biểu tượng của tình yêu và dục vọng, mà còn thể hiện sự đa chiều, phức tạp của tính cách và hành động.
Ban đầu, Eros được miêu tả là một cậu bé xinh đẹp, hồn nhiên và tinh nghịch. Tuy nhiên, cũng có lúc cậu trở nên lạnh lùng và tàn nhẫn. Sức mạnh của Eros được thể hiện qua việc sử dụng cung và tên, không ai có thể tránh khỏi những mũi tên vàng của cậu, ngay cả các vị thần mạnh mẽ như Apollo và Zeus cũng không ngoại lệ. Eros mang đến cho thế giới những mũi tên tình yêu, giúp những đôi trai gái vượt qua mọi thách thức để đến với hạnh phúc, nhưng đồng thời cũng có thể mang đến nỗi đau và bất hạnh.
Mối quan hệ giữa Eros và Psyche cũng là một điểm nhấn quan trọng. Sự yêu thương và đau khổ trong mối tình này thể hiện rõ sự phức tạp của tình yêu và dục vọng mà Eros đại diện.
Mặc dù Eros mang lại nhiều điều éo le, ngang trái và khổ đau, nhưng không ai có thể phủ nhận sức mạnh và tác động của cậu đối với thế giới. Thậm chí thần vương Zeus cũng đã muốn bóp chết cậu ngay từ khi mới ra đời để ngăn trừ hậu họa, nhưng Aphrodite đã kịp giấu Eros và nuôi dưỡng cậu.
Trong một cách nhìn khác, Eros cũng thể hiện sự phức tạp của tâm hồn con người. Dù là thần linh hay con người, mọi người đều không thể tránh khỏi dục vọng và tình yêu.
Văn bản này thú vị trong việc phác họa nhân vật Eros không chỉ là một hình tượng tình yêu đẹp đẽ mà còn là biểu tượng của sự đa chiều và phức tạp của tình cảm.

Viết bài văn phân tích đoạn trích sau đây:  Lão Hạc ơi ! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàngcủa lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cung như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn ? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự....
Đọc tiếp

Viết bài văn phân tích đoạn trích sau đây:

 Lão Hạc ơi ! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàngcủa lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cung như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn ? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó cùng ăn. Những buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó. Lão bảo nó thế này :

- Cậu có nhớ bố cậu không ? Hả cậu Vàng ? Bố cậu lâu lắm không có thư về.

Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn

năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không ? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy !

 Con chó vẫn hếch mồm lên nhìn chẳng lộ một vẻ gì ; lão lừ mắt nhìn trừng trừng vào mắt nó, to tiếng doạ :

- Nó giết mày đấy ! Mày có biết không ? Ông cho thì bỏ bố !

Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa :

- Mừng à ? Vẫy đuôi à ? Vẫy đuôi thì cũng giết ! Cho cậu chết ! 

Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi, vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó và dấu dí :

- à không ! à không ! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!... Cậu Vàng của ôngngoan lắm ! Ông không cho giết... Ông để cậu Vàng ông nuôi... lão buông nó ra để nhấc chén, ghé lên môi uống. Lão ngẩn mặt ra một chút,rồi bỗng nhiên thở dài. Rồi lão lẩm bẩm tính. Ðấy là lão tính tiền bòn vườn của con...

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

 Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.

Tôi hỏi cho có chuyện :

- Thế nó cho bắt à ?

 Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước

mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạyngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết ! Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : "A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !

1
12 tháng 5

Trong đoạn trích này, tác giả tạo nên một khung cảnh đầy cảm xúc, đầy nghĩa về sự đoàn kết và sự đau thương. Nhân vật chính, lão Hạc, thể hiện sự yêu thương và tình cảm sâu sắc đối với chú chó Vàng, không chỉ là một con vật nuôi, mà còn là người bạn đồng hành đáng quý trong cuộc sống cô đơn của ông.

Qua việc gọi chú chó là "cậu Vàng" như một người thân, lão Hạc đã thể hiện sự gắn bó và tình cảm đặc biệt với nó. Dù cảm thấy buồn bã và cô đơn, nhưng khi có chú chó bên cạnh, ông cảm thấy nhẹ nhõm và được an ủi. Những khoảnh khắc gần gũi giữa ông và chú chó, như lúc ông cho chú chó ăn, hay khi ông nói chuyện với nó như với một đứa con, làm nổi bật mối quan hệ đặc biệt này.

Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra sự mâu thuẫn trong tâm hồn của lão Hạc khi ông thể hiện sự thô lỗ và tàn nhẫn đối với chú chó, thậm chí đe dọa giết chết chú khi tâm trạng của ông chuyển động. Điều này cho thấy một mặt khác của con người, sự mâu thuẫn giữa lòng tốt và bản năng phục tùng. Khi chú chó Vàng bị bắt và giết, tác giả tạo ra một khung cảnh đầy xúc động, làm cho người đọc cảm thấy thương tiếc và đau lòng cho cả hai nhân vật. Lão Hạc thể hiện sự tuyệt vọng và đau đớn trước sự mất mát của người bạn thân thiết.

Từ câu chuyện này, tác giả muốn nhấn mạnh về sự giảo dối, lòng dửng dưng và mất lòng tin trong xã hội, cũng như khám phá sâu hơn về tính cách và hành vi của con người trong mối quan hệ với động vật.

Đề 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa (…) Những giai điệu ngang tàng như gió biển Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời… (Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ...
Đọc tiếp

Đề 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
(…)
Những giai điệu ngang tàng như gió biển
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời…
(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb
Tác phẩm mới, 1985)
Câu 1. Xác định thể thơ.
Câu 2.Phương thức biểu đạt chính
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Những giai điệu
ngang tàng như gió biển/ Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi.
Câu 4. Dấu chấm lửng được sử dụng ở giuuwax hai khổ thơ có tác dụng gì?
Câu 5 Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ?
Câu 6 . Hình dung của em về hình ảnh người lính đảo Trường Sa qua đoạn thơ
trên?
Câu 7. Sau khi đọc xong đoạn thơ , hãy viết một đoạn văn khoảng 5-8 dòng suy
nghĩ của em về trách nhiệm của học sinh với biển đảo việt Nam.
Đề 2.Đọc bài thơ sau
Đảo Sơn ca không có Sơn Ca
Ngày và đêm ầm ầm tiếng sóng
Lúc nào biển cũng là biển động
Sống ngả nghiêng vỡ toác quanh nhà

Đảo Sơn ca không có Sơn Ca
Đêm trăng lên cát trắng mà đỏ áy

Ngày lòe lửa , hoàng hôn dần dật cháy
Cỏ chưa kịp non đã vội úa già.

Đảo Sơn ca không có Sơn Ca
Không có giống chim nào sống được
Cái doi cát mỏng manh như bọt nước
Trôi lang thang trên mặt biển sẩm màu mây

Có tiếng chim nào ríu ran đâu đây
Mà hòn đảo bồng bềnh hư ảo
Tôi đi tìm. Thấy anh lính Hải quân
Đứng ngang trời thổi sáo...
( Trần Đăng Khoa-Tuyển thơ, NXB Văn học , Hà Nội 2016)
Câu 1. Xác định thể thơ?
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính
Câu 3 Chi tiết nào trong bài thơ không nói lên sự khắc nghiệt của Đảo Sơn Ca ?
Câu 4. Tình cảm và suy nghĩ, thái độ của tác giả đối với người lính hải đảo?
Câu 5. Nôi dung ngăn gọn của bài thơ?
Câu 6 Đọc xong bài thơ em thích hình ảnh thơ nào nhất ? Vì sao?
Câu 7 Viết một đoạn văn 5- 8 dòng trình bày suy nghĩ trách nhiệm của em với
biển đảo Việt Nam hiện nay.
Giúp mình trước 7h với nha

0