K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tác giả nhận định "Thời gian là thứ duy nhất  chúng ta không thể mua được" vì: - Thời gian sẽ liên tục vận động, trôi qua mà không bao giờ dừng lại, quay trở lại. Nó được chia ra một ngày có 24 tiếng, một năm có 365 ngày 6 giờ. - Vì thời gian là tài sản vô giá  tạo hóa đã chia đều cho mỗi người.13 thg 7, 2024

1. Chung sức:

Cùng nhau góp công, góp sức để làm một việc gì đó.
Ví dụ: Mọi người chung sức xây dựng nông thôn mới.

2. Chung lòng:

Cùng có một ý chí, một suy nghĩ, một mục tiêu.
Ví dụ: Tập thể chung lòng vượt qua khó khăn.

3. Mười phân vẹn mười:

Hoàn hảo, không có gì thiếu sót, đạt đến mức tuyệt đối.
Ví dụ: Người con gái ấy vừa đẹp, vừa đảm đang, đúng là mười phân vẹn mười.

4. Ròng rã:

Liên tục, không ngừng nghỉ trong một thời gian dài.
Ví dụ: Anh ấy làm việc ròng rã suốt ba tháng để hoàn thành công trình.

5. Vợi hẳn:

Giảm đi nhiều, vơi bớt rõ rệt (thường nói về cảm xúc, nỗi buồn, nỗi nhớ).
Ví dụ: Gặp lại con, nỗi nhớ vợi hẳn đi.

6. Mơn mởn:

Tươi tốt, đầy sức sống (thường dùng miêu tả cây cối hoặc vẻ đẹp của tuổi trẻ).
Ví dụ: Cây lúa mơn mởn xanh sau cơn mưa.

7. Lúc lỉu:

Chỉ trạng thái treo lủng lẳng, sai trĩu (thường nói về quả trên cây).
Ví dụ: Cây xoài sai trĩu quả lúc lỉu trên cành.

8. Nhảy tót:

Hành động nhảy nhanh, đột ngột lên một chỗ nào đó.
Ví dụ: Cậu bé nhảy tót lên xe máy của bố.

9. Vái lấy váy để:

Cử chỉ vái lạy rất nhiều, thể hiện sự van xin khẩn thiết.
Ví dụ: Người đàn bà vái lấy váy để, mong người ta tha cho đứa con.

10. Thanh niên:

Người trẻ tuổi, thường trong độ tuổi 16–30, đang trong giai đoạn khỏe mạnh, sung sức nhất.
Ví dụ: Thanh niên là lực lượng xung kích trong mọi hoạt động xã hội.

11. Gia tiên:

Tổ tiên trong gia đình, dòng họ; thường được thờ cúng.
Ví dụ: Trước khi cưới, hai bên gia đình làm lễ cáo gia tiên.

12. Gia sản:

Tài sản của gia đình, để lại từ đời trước hoặc tích lũy được.
Ví dụ: Căn nhà cổ là gia sản quý giá của dòng họ.

13. Linh hoạt:

Có khả năng thay đổi, thích ứng nhanh với tình huống khác nhau.
Ví dụ: Cô ấy rất linh hoạt trong cách xử lý công việc.

14. Rộng lượng:

Rộng rãi, bao dung, dễ tha thứ.
Ví dụ: Anh ấy rộng lượng, không chấp những lỗi nhỏ của người khác.

15. Bất hạnh:

Gặp phải điều không may, đau khổ trong cuộc sống.
Ví dụ: Cô gái mồ côi từ nhỏ, sống một cuộc đời bất hạnh.

16. Gạ gẫm:

Dùng lời lẽ hoặc hành động để dụ dỗ, rủ rê người khác làm điều gì đó (thường mang ý không tốt).
Ví dụ: Tên xấu xa gạ gẫm cô bé bỏ nhà theo hắn.


Ở đây có anh em nào chuyên văn không, đánh giá giúp mình bài thơ này, mình tự viết.MIỀN NAM LỊCH SỬBa mươi tháng Tư rạng ngời,Non sông thống nhất, đất trời nở hoa.Bắc Nam một dải sơn hà,Cầm tay hòa hợp, vững vàng niềm tin. Năm mươi năm ánh bình minh,Chiến tranh khép lại, nghĩa tình sáng soi.Con cháu vững bước không rời,Giữ gìn Tổ quốc, sáng ngời Việt Nam. Máu xương đổ giữa trời...
Đọc tiếp

Ở đây có anh em nào chuyên văn không, đánh giá giúp mình bài thơ này, mình tự viết.

MIỀN NAM LỊCH SỬ

Ba mươi tháng Tư rạng ngời,

Non sông thống nhất, đất trời nở hoa.

Bắc Nam một dải sơn hà,

Cầm tay hòa hợp, vững vàng niềm tin.

 

Năm mươi năm ánh bình minh,

Chiến tranh khép lại, nghĩa tình sáng soi.

Con cháu vững bước không rời,

Giữ gìn Tổ quốc, sáng ngời Việt Nam.

 

Máu xương đổ giữa trời xanh,

Mẹ tiễn con bước, cha dành phần đau.

Dân ta vẫn giữ chí cao,

Đánh đuổi giặc Mỹ, giành lại non sông.

Bao người tiễn biệt cuộc đời,

Hóa mình vào đất, sáng ngời nước non.

Nhớ ơn khắc cốt ghi lòng,

Hòa bình có được, máu hồng dựng xây.

 

Xe tăng húc đổ cổng Dinh,

Cờ bay trên nóc, tự hào Việt Nam.

Dinh xưa giặc đã cúi đầu,

Tay buông vũ khí, nguyện xin đầu hàng.

Bắc Nam thống nhất vững vàng,

Một dải gấm vóc, rạng ngời non sông.

 

Hồ Chí Minh, chiến dịch vàng,

Mở đường giải phóng, vẻ vang muôn đời.

Bắc Nam chung một tiếng cười,

Tay trong tay bước, dựng đời hòa sinh.

 

Paris họp, bút son ghi
Mỹ rút chân khỏi thị phi chiến trường.
Hòa bình trả lại quê hương,
Miền Nam rạng rỡ, con đường thênh thang.

 

Xã hội chủ nghĩa hiên ngang,
Dân giàu, nước mạnh, vững vàng tương lai.

1
4 tháng 5

Hãy, hay lắm!

Bài văn thuyết minh: Giải thích hiện tượng mưa

Trong đời sống hằng ngày, thiên nhiên luôn mang đến cho con người nhiều hiện tượng kỳ thú và hữu ích. Một trong số đó là hiện tượng mưa – hiện tượng thời tiết quen thuộc và giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống trên Trái Đất.

Mưa là kết quả của quá trình tuần hoàn nước trong tự nhiên. Khi ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất, hơi nước từ sông, hồ, ao, biển và cả cây cối bốc lên không trung. Khi lên cao, nơi không khí lạnh hơn, hơi nước ngưng tụ lại thành những giọt nước nhỏ li ti. Các giọt nước này tụ lại tạo thành những đám mây. Khi đủ lớn và nặng, những giọt nước sẽ rơi xuống mặt đất dưới tác động của trọng lực – đó chính là mưa.

Tùy theo điều kiện thời tiết, mưa có thể chia thành nhiều loại như: mưa rào, mưa phùn, mưa đá, mưa giông. Mưa rào thường xảy ra vào mùa hè, có đặc điểm là nhanh, bất chợt và kéo dài trong thời gian ngắn. Mưa phùn thường xuất hiện vào mùa xuân ở miền Bắc, với những hạt mưa nhỏ và rơi nhẹ. Mưa đá là hiện tượng hiếm gặp hơn, khi nước mưa đóng băng thành từng viên đá nhỏ trước khi rơi xuống mặt đất. Mưa giông đi kèm với sấm chớp và gió lớn, có thể gây nguy hiểm cho người và tài sản.

Mưa mang lại nhiều lợi ích to lớn. Nhờ có mưa, cây cối được cung cấp nước để sinh trưởng và phát triển. Đất đai được làm ẩm, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Mưa cũng giúp làm sạch không khí, cuốn trôi bụi bẩn, làm dịu mát thời tiết trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra, mưa góp phần giữ cho các nguồn nước ngầm và ao hồ luôn đầy, bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt và công nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, mưa cũng có thể gây ra tác hại nếu xảy ra quá nhiều. Mưa lớn kéo dài dễ dẫn đến lũ lụt, sạt lở đất, thiệt hại mùa màng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của con người. Vì vậy, chúng ta cần theo dõi dự báo thời tiết để chủ động ứng phó với các hình thái mưa bất thường.

Tóm lại, mưa là một hiện tượng tự nhiên quan trọng và không thể thiếu đối với sự sống. Việc hiểu rõ nguyên nhân, đặc điểm và vai trò của mưa không chỉ giúp chúng ta thêm yêu thiên nhiên mà còn biết cách ứng xử thông minh và chủ động hơn trước những thay đổi của thời tiết.


4 tháng 5

Thuyết minh về hiện tượng nhật thực

Từ thời xa xưa, con người luôn hấp dẫn bởi những hiện tượng tự nhiên quay quanh mặt trăng. Trong số đó, nhật thực nổi bật là một sự kiện đặc biệt đáng chú ý.

Để hiểu một cách đơn giản, nhật thực xảy ra khi mặt trăng che mất ánh sáng của mặt trời khi nhìn từ trái đất. Khi đó, ba hành tinh này - trái đất, mặt trăng, và mặt trời, tạo thành một đường thẳng, với mặt trăng ở giữa. Theo các nghiên cứu, mỗi năm có thể có từ hai đến năm lần nhật thực, phụ thuộc vào vị trí quan sát trên trái đất. Trong khoảnh khắc nhật thực diễn ra, ánh sáng mặt trời bị che mất, tạo ra một cảm giác kỳ lạ. Thực tế, trong thời kỳ phong kiến, nhiều người tin rằng nhật thực là dấu hiệu của điềm xấu và vận rủi. Tuy nhiên, điều này chỉ là quan niệm phi khoa học, bởi nhật thực là một hiện tượng tự nhiên bình thường

Nhật thực được chia thành ba loại tương ứng với cách mặt trăng che mất ánh sáng mặt trời. Loại đầu tiên là nhật thực toàn phần, khi mặt trăng che khuất hoàn toàn ánh sáng mặt trời. Loại thứ hai là nhật thực hình khuyến, khi mặt trăng chồng lên mặt trời, tạo ra hình dáng như một chiếc khuyến tròn sáng bên ngoài. Cuối cùng, nhật thực bán phần xảy ra khi mặt trăng che phủ một phần ánh sáng mặt trời, là loại phổ biến nhất.

Tổng kết lại, nhật thực là một hiện tượng tự nhiên đầy thú vị, đưa ra cơ hội cho chúng ta để tìm hiểu và quan sát, từ đó mở rộng kiến thức cá nhân và trải nghiệm cuộc sống.

Một trong những hiện tượng tự nhiên được nhiều người biết đến và săn đón, chính là hiện tượng nhật thực.

Nhật thực là tên gọi của hiện tượng được xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời nằm trên cùng một đường thẳng. Lúc này, Mặt Trăng nằm ở giữa, nên nếu nhìn từ Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng che khuất đi mặt trời, khiến Trái Đất lâm thời chìm vào bóng tối hoàn toàn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu quỹ đạo quay của các hành tinh, và kết luận rằng trong một năm có ít nhất hai lần và nhiều nhất là năm lần xảy ra hiện tượng nhật thực.

Tùy vào mức độ che khuất Mặt Trời của Mặt Trăng, hiện tượng nhật thực được chia thành ba loại. Thứ nhất là nhật thực toàn phần tức là hiện tượng Mặt Trăng hoàn toàn che khuất Mặt Trời. Tiếp theo là nhật thực hình khuyên tức là khi Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, nhưng kích thước Mặt Trăng nhỏ hơn, nên vẫn có thể nhìn thấy một vòng khuyên tròn bao quanh Mặt Trăng. Loại thứ ba nhật thực một phần, lúc này Mặt Trời và Mặt Trăng không hoàn toàn thẳng hàng, nên Mặt Trăng chỉ che khuất được một phần nào đó của Mặt Trời mà thôi.

Thời gian diễn ra hiện tượng nhật thực không dài, chỉ trong một vài phút mà thôi. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã phải tính toán rất kĩ dựa vào chu kì quay và góc quay, cùng vị trí đứng, để có thể dự đoán được chính xác thời gian nhật thực xuất hiện.

Nhật thực là một hiện tượng thiên nhiên thú vị, hoàn toàn không có hại và ít khi xuất hiện, nên rất được săn đón. Nhiều người dân thích thú với việc chờ xem và chụp ảnh lưu niệm về hiện tượng này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chúng ta không được nhìn thẳng vào nhật thực bằng mắt thường, mà cần sử dụng các công cụ như mắt kính râm, ống nhòm… để bảo vệ đôi mắt của mình.



Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG MÌNH TRẺ LẠI TRƯỚC MÙA XUÂN                                               Phạm Văn TìnhTiếng Việt chúng mình có từ...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG MÌNH TRẺ LẠI TRƯỚC MÙA XUÂN

                                               Phạm Văn Tình

Tiếng Việt chúng mình có từ thời xa lắm
Thuở mang gươm mở cõi dựng kinh thành
Vó ngựa hãm Cổ Loa, mũi tên thần bắn trả
Vẽ nên hồn Lạc Việt giữa trời xanh.
Bao thế hệ đam mê sống lại thời chiến trận
Bài Hịch năm nào hơn mười vạn tinh binh
Cả dân tộc thương nàng Kiều rơi lệ
Lời Bác truyền gọi ta biết sống vượt lên mình.
Tiếng Việt ngàn năm trong ta là tiếng mẹ
Là tiếng em thơ bập bẹ hát theo bà
Xốn xang lời ru tình cờ qua xóm nhỏ
Ơi tiếng Việt mãi nồng nàn trong câu hát dân ca!
Anh lại cùng em bước vào thiên niên kỷ
Bỗng gặp lại quê hương qua lời chúc mặn mà
Lời chúc sớm mai, ngày mồng một Tết
Qua tấm thiếp gửi thăm thầy, thăm mẹ, thăm cha.
Tiếng Việt ngàn đời hôm nay như trẻ lại
Bánh chưng xanh, xanh đến tận bây giờ
Bóng chim Lạc bay ngang trời, thả hạt vào lịch sử
Nảy lộc đâm chồi, thức dậy những vần thơ.

* Chú thích: Nhân dịp tham dự tọa đàm "Tiếng Việt ân tình" chào mừng ngày Tôn vinh tiếng Việt 08/09/2024, PGS. TS. Phạm Văn Tình bày tỏ niềm vui khi được chia sẻ về nét đẹp của tiếng Việt. Thầy Tình đã gửi đến các bạn khán giả bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" do chính mình sáng tác. 

0
âu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.                    MẹCon bị thương, nằm lại một mùa mưaNhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽNhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhàTrái chín rụng suốt mùa thu lộp độpNhững dãy bưởi sai,...
Đọc tiếp

âu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

                    Mẹ

Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.

Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao...

Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.

Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!

“Ông mất lâu rồi...” - Mẹ kể con nghe
Những chuyện làm ăn, những phen luân lạc,
Mắt nhoà đục và mái đầu tóc bạc
Cả cuộc đời chèo chống bấy nhiêu năm...

Những lúc hiếm hoi, mưa tạnh, trời trăng,
Mẹ hể hả ngắm con hồng sắc mặt
Con ra ngõ, núi chập chùng xanh ngắt
Lại tần ngần nói với mẹ ngày đi.

Mẹ cười xoà, nước mắt ứa trên mi:
- “Đi đánh Mỹ, khi nào tau có giữ!
Súng đạn đó, ba lô còn treo đó,
Bộ mi chừ đeo đã vững hay chăng?”

...Ôi mẹ già trên bản vắng xa xăm
Con đã đi rồi, mấy khi trở lại?
Dằng dặc Trường Sơn những mùa gió trái
Những mùa mưa bạc trắng cả cây rừng!

Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn,
Cũng đất nước, phơ phơ đầu tóc mẹ...
Từng giọt máu trong người con đập khẽ,
Máu bây giờ đâu có của riêng con?

                                         1972

                                      Bằng Việt

0

Vấn đề ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người và sự bền vững của hành tinh. Đây không chỉ là trách nhiệm của các chính phủ, tổ chức mà còn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong xã hội.

Ô nhiễm môi trường biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: ô nhiễm không khí từ khí thải công nghiệp và phương tiện giao thông, ô nhiễm nguồn nước do xả thải bừa bãi, ô nhiễm đất do sử dụng quá mức hóa chất trong nông nghiệp và rác thải sinh hoạt. Hậu quả của ô nhiễm môi trường là vô cùng nặng nề. Sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng với các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, ung thư gia tăng. Hệ sinh thái bị tàn phá, đa dạng sinh học suy giảm, gây mất cân bằng sinh thái. Biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, bão tố ngày càng diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn.

Vậy tại sao mỗi cá nhân chúng ta lại có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này? Thứ nhất, hành động nhỏ của mỗi người, nếu được nhân rộng, sẽ tạo ra sức mạnh lớn. Việc tiết kiệm điện, nước, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng túi nilon, phân loại rác thải tại nguồn, trồng cây xanh... đều là những đóng góp thiết thực. Thứ hai, ý thức bảo vệ môi trường cần được hình thành và lan tỏa từ mỗi gia đình, trường học, cộng đồng. Việc giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường, về những hành vi gây hại và cách bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết. Thứ ba, mỗi người cần chủ động lên tiếng, phản ánh những hành vi gây ô nhiễm môi trường, ủng hộ các hoạt động bảo vệ môi trường, tạo áp lực để các doanh nghiệp, tổ chức và chính quyền có trách nhiệm hơn với môi trường.

Tuy nhiên, trên thực tế, ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận không nhỏ người dân còn rất hạn chế. Vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi, sử dụng lãng phí tài nguyên, thờ ơ với các vấn đề môi trường xung quanh. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sự thiếu hiểu biết, thói quen xấu, sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường, cũng như sự thiếu chế tài xử phạt nghiêm minh.

Để thay đổi thực trạng này, cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Gia đình và nhà trường cần tăng cường giáo dục về môi trường cho trẻ em, hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ khi còn nhỏ. Các phương tiện truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường và cách bảo vệ môi trường. Chính quyền cần có các chính sách, quy định chặt chẽ để quản lý và bảo vệ môi trường, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tóm lại, ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội. Mỗi cá nhân cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình, thay đổi hành vi, lối sống để góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng một tương lai xanh, sạch, đẹp cho chính chúng ta và các thế hệ mai sau.

3 tháng 5

dễ, vấn đề yêu đương ý

3 tháng 5

Giải thích câu tục ngữ "Đường dài mới biết ngựa hay":

1. Nghĩa đen

  • Trên một chặng đường dài, con ngựa khỏe sẽ bền bỉ, vượt qua thử thách để về đích, trong khi ngựa yếu sẽ dần đuối sức.
  • Qua quãng đường ấy, người ta mới phát hiện được bản chất thật sự của con ngựa (tốt/xấu, khỏe/yếu).

2. Nghĩa bóng

Câu tục ngữ này ẩn dụ về con người và cuộc sống, với hàm ý:

  • Phẩm chất, năng lực thật sự của một người chỉ bộc lộ qua thời gian dài và thử thách.
    • Ví dụ: Một người tự nhận giỏi nhưng chỉ khi cùng làm việc lâu dài, ta mới thấy họ có thực tâm, kiên trì hay không.
  • Không nên vội đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài hay thành tích nhất thời.
    • Ví dụ: Bạn học giỏi nhưng thiếu đạo đức, qua thời gian sẽ bị mọi người nhận ra.
  • Cần kiên nhẫn để nhìn nhận sự việc một cách toàn diện.

3. Bài học ứng dụng

  • Với bản thân:
    • Đừng nản lòng nếu bị đánh giá thấp, hãy chứng minh năng lực bằng hành động bền bỉ.
    • Rèn luyện tính kiên trì, vì thành công thực sự cần thời gian.
  • Với người khác:
    • Tránh phán xét vội vàng, hãy quan sát và cho họ cơ hội thể hiện.
    • Chọn bạn bè, đối tác bằng cách xem xét hành động lâu dài, không chỉ lời nói.

4. Liên hệ thực tế

  • Trong tình bạn: Có những người ban đầu rất thân nhưng khi khó khăn mới bỏ rơi ta → "Đường dài" giúp nhận ra ai là bạn thật.
  • Trong công việc: Nhân viên làm việc cẩn thận, chăm chỉ lâu dài thường được trọng dụng hơn người chỉ giỏi "phô trương".

Kết luận: Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta sống chậm lại, suy xét kỹ lưỡng và tin rằng thời gian sẽ là thước đo chân lý chính xác nhất. Đây cũng là lời khuyên về sự khiêm tốn, bền bỉ trong hành trình phát triển bản thân.



3 tháng 5

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Bởi lẽ, từ khi chúng ta còn thơ bé đã thấm nhuần những câu chuyện cổ của bà của mẹ. Trong số đó, cô Tấm diu hiền trong truyện cổ tích “Tấm Cám” luôn là hình mẫu lí tưởng để chúng ta ao ước.

Trong truyện, cô Tấm là từ một cô gái mồ côi mà trở thành hoàng hậu. Từ nhỏ đã mất mẹ, cha lại lấy vợ rồi mất sớm, Tấm sống chung với mẹ ghẻ và con của mụ là Cám. Cuộc sống của Tấm bên cạnh mẹ con Cám là một chuỗi ngày cực nhọc, vất vả. Sáng thái khoai, chiều lạ chăn trâu, hầu như ở nhà có việc gì nặng nhọc Tấm đều phải làm hết. Còn Cám chỉ đủng đỉnh ăn chơi tối ngày. Vậy mà cô Tấm chăm chỉ chưa bao giờ than vãn. Nhưng ngay khi chăm chỉ làm việc, cô Tấm cũng bị cướp mất thành quả lao động của mình là chiếc yếm đỏ. Nghe lời mụ dì ghẻ, ai bắt được nhiều tôm tép hơn thì sẽ được thưởng chiếc yếm đỏ. Đó quả là niềm ao ước với cô gái vẫn ngày ngày đầu tắt mặt tối làm việc. Tấm chăm chỉ mò cua bắt tép, do đã quen mà chỉ một lúc đã đày giỏ.

Còn Cám chỉ mải chơi, dạo hết ruộng nọ đến ruộng kia. Tấm vì thật thà, cả tin mà bị Cám lừa gạt lấy mất giỏ tép, cướp luôn yếm đỏ. Tủi thân, Tấm bưng mặt khóc. Sự buồn tủi của cô gái nhỏ đã được bụt giúp đỡ. Khi bụt lên đã trao cho Tấm một người bạn tinh thần vô cùng quý giá. Đó chính là con cá bống. Với một cô gái luôn buồn khổ và cô đơn, bị đối xử tệ bạc như Tấm, cá bống quả là một người bạn vô giá. Hằng ngày, để nuôi sống người bạn đó, Tấm chia phần thức ăn ít ỏi của mình cho Bống, tâm sự với Bống. Tưởng chừng cuộc sống của Tấm dù thiệt thòi nhưng sẽ được yên ổn. Vậy mà, mụ dì ghẻ và Cám lại ghen ghét, ăn thịt mất cá bống. Tấm tủi thân cũng chỉ biết khóc. Bụt liền bày cách chôn xương bống cho Tấm. Tấm răm rắp nghe thôi mà không hay biết rằng những hành động vô tư, chân thành của mình sẽ đem lại những điều bất ngờ sau này.

Cuộc sống của Tấm sẽ chẳng thay đổi nếu như không có yến hội do nhà vua tổ chức. Như bao cô gái khác, Tấm cũng ao ước được đi xem hội. Vậy mà mẹ con Cám nỡ nhẫn tâm cướp mất niềm vui tinh thần đó, hành hạ Tấm bằng cách trộn thóc với gạo và bắt Tấm nhặt, nhặt xong mới được đi chơi. Điều này quả thật là quá sức với cô gái. Tấm lại bưng mặt khóc nức nở. Lúc này Bụt hiện lên và giúp Tấm. Sự chân thành, chăm chỉ thật thà của Tấm đã khiến cô được sự giúp đỡ, được đi chơi hội. Đến chỗ lội, Tấm vì vội vàng mà đánh rơi chiếc giày. Và như một phần thưởng cho cô gái hiền lành, nết na, nhà vua nhặt được chiếc giày và quyết tâm lấy chủ nhân của chiếc giày làm vợ. Cô Tấm từ một cô gái nghèo khổ đã trở thành hoàng hậu trong sự hằn học của mẹ con Cám.

Nếu dừng lại ở đây thì Tấm Cám sẽ rất giống với mô típ lọ lem của các nước trên thế giới. Nhưng phần sau của “Tấm Cám” mới là sự sáng tạo tài tình của nhân dân ta. Hạnh phúc không phải dễ dàng có được, không phải chỉ do Bụt, do may mắn mà có mà con người phải tự đấu tranh để giành lấy. Tấm trở thành vợ vua nhưng vẫn hiếu thảo như xưa. Nàng về quê giỗ cha những không ngờ mẹ con Cám đã giăng bẫy sẵn nhằm giết hại Tấm. Chặt cau khiến Tấm ngã xuống ao chết, cái ác là mẹ con Cám đã đi đến tận cùng. Nếu khi xưa, chúng cướp đi vật chất, tinh thần của cô Tấm thì bây giờ nhẫn tâm cướp đi cả tính mạng của người khác.

Cũng từ đây, Cô Tấm hóa kiếp nhiều lần để đòi lại hạnh phúc của mình. Hóa thành chim vàng xanh quấn quýt bên vua, hóa thành cây xoan đào che bóng mát cho người chồng yêu quý, rồi hóa thành khung cửi để chửi rủa Cám. Mỗi lần, cô Tấm càng mạnh mẽ nhẫn nại bao nhiêu thì mẹ con Cám lại càng nhẫn tâm, tàn ác quyết giết hại Tấm bấy nhiêu. Cuối cùng, cô Tấm náu mình trong quả thị ở cùng với bà hàng nước. Rồi như một sự sắp đặt của ý trời và duyên phận. Nhà vua tìm thấy Tấm khi ghé qua quán nước của bà cụ tốt bụng. Tấm trở cung tìm lại hạnh phúc của mình.

Đáng nói nhất chính là phần kết truyện có nhiều dị bản. Trong đó Tấm dội nước sôi Cám hay làm mắm Cám gửi về cho mụ dì ghẻ. Cũng có bản, cô Tấm tha chết cho mẹ con Cám nhưng sau đó bọn chúng cũng bị ông trời trừng phạt. Xoay quanh mỗi cái kết có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, dù ở cái kết nào, thì dụng ý của nhân dân ta xưa vẫn mong cô Tấm có thể bảo vệ hạnh phúc của mình và cái ác phải bị trừng trị. “Tấm Cám” là truyện cổ tích thần kì với nhân vật Tấm tiêu biểu cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người dân lao động.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
3 tháng 5

Bài văn phân tích nhân vật Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du:

Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc, đã khắc họa thành công biết bao hình tượng nhân vật sống động trong kiệt tác "Truyện Kiều". Trong số đó, Thúy Kiều nổi lên như một biểu tượng cho vẻ đẹp tài hoa, phẩm hạnh cao quý nhưng cũng đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Phân tích nhân vật Thúy Kiều không chỉ giúp ta hiểu sâu sắc hơn về số phận cá nhân nàng mà còn cảm nhận được tiếng nói nhân đạo đầy xót thương của tác giả.

Vẻ đẹp của Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả bằng những bút pháp ước lệ tài tình: "Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn". Nàng không chỉ sở hữu nhan sắc "nghiêng nước nghiêng thành" mà còn có tài cầm, kỳ, thi, họa "pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm". Sự hoàn hảo đến tuyệt đối ấy dường như đã báo trước một số phận đầy sóng gió, bởi "hồng nhan bạc phận" là quy luật nghiệt ngã của xã hội đương thời.

Không chỉ đẹp và tài năng, Thúy Kiều còn là một người con hiếu thảo, một người chị trách nhiệm và một người tình chung thủy. Khi gia đình gặp biến cố, nàng đã không ngần ngại bán mình chuộc cha, một hành động cao đẹp thể hiện tấm lòng hiếu thảo và đức hy sinh cao cả. Tình yêu của Kiều và Kim Trọng là một mối tình trong sáng, thề non hẹn biển, nhưng cũng đầy trắc trở bởi lễ giáo phong kiến. Dù trải qua bao nhiêu đau khổ và tủi nhục, Kiều vẫn luôn giữ trong tim hình bóng của mối tình đầu, cho thấy nàng là người trọng tình nghĩa.

Tuy nhiên, cuộc đời của Thúy Kiều lại là chuỗi những bi kịch đau đớn. Từ việc bị Mã Giám Sinh lừa gạt, rơi vào lầu xanh ô nhục, đến những năm tháng sống trong cảnh "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", Kiều phải chịu đựng sự chà đạp về nhân phẩm và thể xác. Mỗi bước ngoặt trong cuộc đời nàng đều là một nấc thang dẫn đến vực sâu của khổ đau. Dù vậy, trong tận cùng của tuyệt vọng, Kiều vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp, một tâm hồn trong sáng và khát khao được sống lương thiện.

Ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du đã khắc họa sâu sắc nỗi đau khổ và sự giằng xé trong tâm hồn Thúy Kiều. Chúng ta cảm nhận được sự tủi nhục, ê chề khi nàng phải sống trong cảnh nhơ nhuốc, sự cô đơn, tuyệt vọng khi không tìm thấy lối thoát. Đồng thời, ta cũng thấy được sức sống tiềm ẩn, khát vọng hướng thiện và niềm tin vào công lý trong trái tim người con gái tài hoa bạc mệnh.

Nhân vật Thúy Kiều không chỉ là một cá nhân chịu đựng bất hạnh mà còn là hình ảnh tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công. Qua cuộc đời nàng, Nguyễn Du đã lên án mạnh mẽ những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con người, đồng thời thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với những kiếp người đau khổ.