K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2018
Những bài thơ lục bát về thầy cô giáo, mái trường



1. VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA
 


Con về thăm lại trường xưa
Các em áo trắng ngây thơ nói cười
Từ đâu hàng lệ tuôn rơi
Con nghe vang vọng nụ cười ngày xưa

Con xa ngày ấy đến giờ
Con xa xa tiếng thầy cô giảng bài
Giờ về thăm lại trường ơi
Tóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu

Xây bao nhiêu những nhịp cầu
Giờ đây cô cũng mái đầu pha sương
Cô thầy là những tấm gương
Hướng cho tuổi trẻ con đường mình đi.

Bài thơ kể về một người học trò cũ về thăm lại mái trường xưa, bắt gặp lại những hình ảnh thân quen một thời đã từng gắng bố với mình, do vậy mà không kiềm nổi được cảm xúc qua đó thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo người đã từng dạy dỗ chỉ bảo.


2. VỀ THĂM THẦY TÔI
 


Tôi về thăm mái trường xưa
Thời gian vọng lại đong đưa tiếng thầy
Hàng cây đường cũ còn đây
Thầy tôi tóc điểm hoa mây nữa đời

Nhớ sao lớp học chỗ ngồi
Chia đôi phấn trắng đâu rồi ngày xưa
À ơi câu hát chiều mưa
À ơi bài giảng sớm trưa say nồng

Cả đời đưa sáo sang sông
Thầy tôi chẳng quản nhọc công sớm chiều
"Lời thầy chan chứa tin yêu
Lòng con nhớ mãi muôn điều...thầy ơi!"

Đây là bài thơ với hình ảnh người học trò về thăm lại trường xưa và thăm người thầy cũ. Vẫn còn đó những hình ảnh thân thuộc ngày nào được miêu tả qua từng câu thơ. Hai câu cuối, nhấn mạnh lòng biết ơn của học trò đối với người thầy.


3. HOÀI NIỆM ÁO TRẮNG NGÀY XƯA
 


Thả trôi cánh phượng ngày hè
Trên cành khản giọng con ve kêu buồn
Ngày xưa mơ ước chuồn chuồn
Tiếng cười khúc khích tâm hồn bổng bay

Thòm thèm những túi ô mai
Học trò đùa cợt tương lai mong chờ
Áo trắng tung một trời thơ
Bao nhiêu hoài niệm giấc mơ xếp hàng

Sân trường còn mãi nắng vàng
Thầy cô ngày ấy muôn vàn nhớ nhung
Tìm về ký ức bâng khuâng
Bạn bè nhắc nhớ những lần chia tay

Màu mực lưu bút dần phai
Vọng về bạn cũ trường đây kiếm tìm
Vỉa hè thánh thót tiếng chim
Khát khao cười nói nỗi niềm cố nhân.

Bài thơ kể về một người học trò cũ hoài niệm lại kỷ niệm thời còn ngồi trên ghế nhà trường ngày xưa với biết bao nhiêu chi tiết khiến người đọc liên tưởng liên tưởng đến mái trường khi xưa của mình.


4. CÒN ĐÂY HOÀI NIỆM
 



Ngoài trời có lá thu rơi
Có cơn gió mát thổi vào hồn tôi
Mang về ký ức xa xôi
Thuở còn cắp sách đến trường ê, a

Yêu sao cô giáo thướt tha
Đón em vào lớp - cô là cô tiên
Dạy em, cô giống mẹ hiền
Nắn từng nét chữ, bút nghiên cuộc đời

Dạy cho em biết nên người
Kính thầy yêu bạn, vâng lời mẹ cha
Giờ là cô bé cấp ba
Những lời cô dạy mãi còn trong tim

Biết bao hoài niệm về cô
Gửi vào ký ức lòng em nghẹn ngào
Thương cô biết đến nhường nào!
Những chiều đến lớp, trải dài cơn mưa

Ôi!Trang giáo án ngày xưa
Hành trang kiến thức cho em vào đời
Ơn cô cao tựa biển trời
Sáng soi từng bước đường đời em đi.

Khi đến mùa thu, mùa lá rụng rơi thì đây cũng là mùa mà các bạn học sinh cắp sách đến trường. Tác giả đặt bối cảnh bài viết vào mùa thu để tạo nên nỗi nhớ da diết hơn về thời đi học với biết bao nhiêu kỷ niệm cùng bạn bè và thầy cô.


5. ĐÓN CON
 



Chiều chiều đến lớp đón con
Bây giờ bố mẹ chẳng còn ngây ngô
Ùa về kí ức học trò
Bồi hồi khôn xiết đợi chờ trống vang

Nhớ Thu lá đỏ cành bàng
Nhớ mùi hoa sữa, cúc vàng ngát hương
Nhớ nhiều những dịp hiến chương
Nhớ người dạy dỗ, yêu thương học trò

Quên sao những buổi hẹn hò
Bài tập chưa hết sách cô ra bài
Quên sao những buổi ham chơi
Bị đi học trễ… phải ngồi ngoài hiên

Đến khi mình đã lớn lên
Mới thấy lầm lỗi tuổi teen một thời
Bây giờ đi đón con rồi
Kí ức vẫn đậm như hồi trẻ trung

Hằng năm đến ngày hiến chương
Đứng trước cổng trường lòng lại nhớ nhung
Đón con, cha mẹ tương phùng
Ơn người dạy dỗ tận cùng đáy tim.

Bài thơ này được viết khi đi đón người con học về. Khi đón con, tác giả thấy lại được những hình ảnh khi còn ngồi trên ghế nhà trường của mình và bộc lộ cảm xúc vào từng câu thơ, thể hiện niềm mong ước “muốn quay lại tuổi thơ”.


6. VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA
 


Chiều nay trở lại trường xưa
Vẫn hàng phượng vỹ đong đưa đợi chờ
Tìm về kỷ niệm tuổi thơ
Mà thời gian đã lững lờ trôi xa

Trống trường vẫn đổ ngân nga
Phượng hồng đỏ thắm thiết tha phủ màu
Gió chiều thổi nhẹ lao xao
Gợi bao nỗi nhớ ngọt ngào ngày xưa

Ngày ngồi học giữa chiều mưa
Mưa rơi trắng đất lưa thưa giọt buồn
Mơ màng giấc ngủ nhẹ buông
Bị cô giáo phạt lệ tuôn đôi dòng

Tuổi thơ là ước mơ hồng
Như con thuyền giấy bềnh bồng lãng du
Nhẹ nhàng như lá mùa thu
Như làn gió mát vi vu chiều hè

Mái trường vẫn ngói đỏ che
Vẫn vang vọng tiếng con ve gọi sầu
Bạn bè giờ ở nơi đâu
Người còn người mất bể dâu khó tìm

Trường xưa đầy ắp nỗi niềm
Tháng năm vẫn mãi lặng im đợi chờ
Vẫn còn vọng tiếng trẻ thơ
Những đôi mắt sáng dại khờ ê a

Vẫn cô giáo trẻ ngân nga
Dạy từng nét chữ thiết tha tháng ngày
Cho đàn em của tương lai
Đấp xây hoài bão sớm mai tươi hồng

Dù đời còn mãi long đong
Trường xưa bạn cũ vẫn mong vẫn chờ
Vẫn là kỷ niệm đơn sơ
Mà không biết đến bao giờ tôi quên

Chiều nay chân bước buồn tênh
Về thăm trường cũ chênh vênh giọt sầu.

Khi trưởng thành ra trường và về lại trường xưa thì ai mà chẳng có cảm xúc bồi hồi, xao xuyến. Dường như những hình ảnh này chỉ vừa xảy ra mới đây mà thôi, rất đỗi thân quen, nào là chiếc bàn, chiếc ghế, ngói đỏ, cây phượng vĩ, …


7. KÍNH THẦY
 


Hôm nay ngồi viết trang thư
Thành tâm con gửi tâm tư kính thầy
Con nay tóc đã bạc màu
Thầy ra thiên cổ yên mồ khói hương

Năm xưa trên ghế nhà trường
Giờ văn thầy giảng thân thương từng lời
Xương xương cái dáng gầy gầy
Tóc thầy đã điểm ra màu phong sương

Chấm thi thầy khó nhất trường
Bài văn viết ẩu điểm thời hạ ngay
Có lần con cũng giận thầy
Bài văn con đạt sao mà điểm trung

Gọi lên thầy rất ôn tồn
Chỉ ra cặn kẽ từng nơi sai vần
"Bài thơ ý đạt nhưng mà!
Câu từ, chính tả con đừng xem khinh"

Thầy ơi con mãi khắc ghi !
Công thầy chỉ dạy con đi vào đời
Con nay tóc đã bạc rồi
Lời thầy thủa trước vẫn còn bên tai

Lệ rơi con viết vài dòng
Bao nhiêu kính trọng lồng vào trang thư
Lòng thành con thắp nén nhang
Khói hương bay tỏa dâng thư kính thầy.!

Bài thơ của một người học trò “tóc đã hai màu” gửi đến người thầy đã “yên mồ khói hương”. Với tất cả sự thành kính và lòng biết ơn đối với người thầy năm xưa. Mặc dù thầy đã không còn nhưng những hình ảnh, lời dạy của thầy vẫn còn mãi.
 

8. TRƯỜNG XƯA GẶP LẠI
 



Trở về trường cũ người ơi!
Mà sao cảm thấy chơi vơi nỗi lòng
Nhớ thời thơ ấu tuổi bồng
Say sưa nhặt cánh phượng hồng nhẹ rơi.

Hòa chung tiếng hát câu cười
Ngây thơ vui giữa dòng đời nổi trôi
Giờ đây sao thấy bồi hồi
Sang sông một bước lỡ rồi tuổi hoa.

Tình xưa nào đã nhạt nhòa
Tóc xanh năm tháng nay đà phôi phai
Phượng giờ còn đợi chờ ai?
Mà chưa chịu nở, nấp hoài nơi thân.

Có còn chi nữa ngại ngần
Hoa xưa còn đó,ve ngân cuối chiều
Sân Trường nhạt nắng cô liêu
Làm sao tìm lại những điều ước mong.

Nhớ thương, thương nhớ trong lòng
Xác xơ cánh phượng,bão giông tìm về
Gặp nhau tim thấy tái tê
Thoảng đâu còn vọng câu thề Phượng ơi!

Bây giờ Phượng đã về rồi
Cầm tay nhau nhé giữa đời.Tình thân
Mai sau còn gặp mấy lần?
Vui lên đừng khóc, ngại ngần làm chi?

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ của tác giả khi về thăm lại ngôi trường cũ. Những hình ảnh trong từng khổ thơ đều miêu tả cho sự tiếc nuối, nhớ nhung thầy cô hay bạn bè.
 

9. BÁT NHỚ TRƯỜNG XƯA
 



Hơn năm thập kỷ xa rồi,
Bạn bè thương mến bồi hồi hỏi thăm.
Nhớ ngôi trường cũ lâu năm,
Thời gian thay đổi về thăm chẳng còn.

Cô thầy vĩnh biệt chúng con,
Ra đi lần lượt biết còn có ai…
Dáng hình vẫn nhớ tháng ngày,
Công lao to lớn ơn dày ghi sâu.

Tiếc thương thành kính nguyện cầu,
Cuối đời yên nghỉ dài lâu suối vàng .
Học trò mài miệt thời gian,
Tuổi càng chồng chất mọi đàng xa xôi.

Khó mà gom lại một nơi,
Tâm tình cho hết một thời tuổi xanh .
Mỗi lần họp mặt hằng năm,
Kẻ thường đến dự, người không lần nào.

Cũng vì hoàn cảnh biết sao,
Người còn người mất niềm đau bạn bè !
Cho dù xa xứ vẫn nghe,
Điệu hồn dân tộc tái tê tuổi già.

Thôi thì bạn cũ gần xa.
Âm thầm nỗi nhớ... tình đà khó phai …

Bài thơ này có 2 câu thơ mà tác giả muốn nhấn mạnh đó là Cô thầy vĩnh biệt chúng con, Ra đi lần lượt biết còn có ai…”. Hai câu thơ này vừa thể hiện sự tiếc nuối, sự kính trọng đối với thầy cô mà còn thể hiện sự biết ơn công lao to lớn từ thầy cô giáo qua những lời chỉ bảo khi xưa.

 

10. BÊN MÁI TRƯỜNG XƯA
 



Trường xưa lớp học còn đây
Bảng đen phấn trắng bên thầy thân yêu
Vòng tay bè bạn sớm chiều
Con đò tri thức cùng điều gửi trao

Bạn xưa giờ ở nơi nào
Nay tôi trở lại xuyến xao nhớ thầm
Thầy tôi tóc bạc hoa râm
Lời thầy giảng toán tiếng trầm bên tai

Tim tôi ghi khắc tháng ngày
Bao lời thầy giảng hôm nay nên người
Bông hoa đỏ thắm điểm mười
Nhớ ơn thầy đã một đời gian lao

Công thầy ơn tựa núi cao
Cho con mơ ước bay vào tương lai.

Bài thơ lột tả đầy đủ hình ảnh về mái trường, thầy cô, bạn bè. Những hình ảnh như: bảng đen, phấn trắng, lời dạy, bông hoa điểm mười, … cho thấy được sự luyến tiếc về một thời đã xa của người học trò cũ…
 

11. THẦY 
 


Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay 
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng 
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn 
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi 
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ... 
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại 
Mái chèo đó là những viên phấn trắng 
Và thầy là người đưa đò cần mẫn 
Cho chúng con định hướng tương lai 

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi 
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa 
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ... 
 

12. .LỜI CỦA THẦY
 


Rồi các em một ngày sẽ lớn 
Sẽ bay xa đến tận cùng trời 
Có bao giờ nhớ lại các em ơi 
Mái trường xưa một thời em đã sống 
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng 
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao 
Thủa học về cái nắng xôn xao 
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới 

Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới 
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa 
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha 
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ 

Một lời khuyên biết thế nào cho đủ 
Các em mang theo mỗi bước hành trình 
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên: 
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá... 

Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã 
Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên 
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền 
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ 

 

13. Khi thầy về nghỉ hưu 
 


Cây phượng già treo mùa hạ trên cao 
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp: 
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…" 
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao. 

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào 
Con nao nức bước vào trường trung học 
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc 
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao. 

Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau? 
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi? 
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi 
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau? 

Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao 
Vai áo bạc như màu trang vở cũ 
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ 
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi! 


14. Dưới mái trường cha xưa
 


Chầm chậm 
Chầm chậm 
Theo nhịp tim con đến đây tìm 
Bóng dáng cha xưa 
Mái trường cha dạy 
Con ngửa mặt lên trời 
Cúi tìm trên mặt đất 
Ngọn cỏ mềm 
Sương mai óng suốt 
Sương long lanh hay giọt lệ cha về 
Có thể chăng... 
Dưới khung trời xanh thẳm con nghe 
Vòm Bồ đề lao xao lá vẫy 
Cây mưa nắng trần mình hơn thế kỷ 
Hiểu bước thăng trầm, nỗi thầm kín cha mong 
Cha hao gầy 
sau bóng lá vàng hanh 
Sau hoàng hôn 
những chiều thu tím vắng 
Nỗi u hoài tháng năm trĩu nặng 
Mong xa bay - chim vỗ nắng ngang trời 
Mong một ngày sông núi sáng tươi 
Mong đường con giọt mưa rơi thánh thót 
Con tìm cha 
Tìm cha vui buồn mỗi bước 
Xa xót cha không ngày trở lại 
Nơi kinh thành bè bạn trìu mong 
Nơi Huế thương, hoa thắm nụ môi hồng 
Nơi sinh trở bao hồn thi sĩ 

Giá cha biết được bây giờ, ngày ấy 
Con sẽ chẳng là đứa trẻ mồ côi 
Đường con đi bom đạn một thời 
Trở lại tìm cha 
Con đã gặp những mái đầu xanh biếc 
Con đã gặp mắt cười trong mắt 
Tay trong tay xiết chặt... 
Xin cha đừng lo nghĩ về con



16. Mái trường của tôi


Ngày nào tôi bước ngẩn ngơ 
Cổng trường rộn thắm sắc cờ mùa thu. 
Tiếng cười bạn cũ vô tư 
Ngập ngừng nhìn thấy lá thư ngăn bàn. 

Dường như trống ngực vội vàng 
Mở thư đọc thấy đôi hàng chữ nghiêng 
Lời chào anh chị lớp trên 
Rằng ra trường sẽ chẳng quên trường mình. 

Tự nhiên ngơ ngẩn cái nhìn 
Trời xanh mắt nắng đang tìm vòm cây 
Tôi sum họp với bạn bầy 
Mà anh chị phải xa thày, xa cô... 

Mái trường như lớp sóng xô 
Bao năm gối bước học trò sang ngang...


17. Mái trường xưa
 



Biết tuổi thơ có trở lại hai lần 
Mà tiếng trống chiều nay nghe bỡ ngỡ 
Ta như chiếc lá bàng sau gió bão 
Đợi âm thầm hình bóng tuổi thương yêu. 

Ta nhớ từng viên ngói phủ mờ rêu 
Lũ chim sẻ ê a ngoài cửa sổ 
Những hàm số ngổn ngang trên trang vở 
Bài viết nào xộc xệch những câu văn. 

Quả bàng xanh ấp ủ những tháng năm 
Ta đợi hoài ước mơ chưa chín nổi 
Cái đáo, hòn bi, tiếng chim vồi vội 
Trốn tìm nhau ngang dọc tiếng nói cười. 

Nắng nghịch ngầm giấu nét chữ xinh tươi 
Mưa hờn dỗi tìm mấy ngày chẳng thấy 
Cái bím tóc đuôi gà hoe hoe ấy 
Còn cong môi ngúng nguẩy nữa hay không? 

Đâu bài thơ ta viết mãi chưa xong 
Thời gian lấp kín dần bao trang vở 
Hoa bàng trắng rồi đến mùa phượng đỏ 
Ngày xa trường ánh mắt cứ rưng rưng. 

Giữa cuộc đời bè bạn vắng nhau luôn 
Để mỗi bận hoa cúc vàng trước ngõ 
Tiếng trống xui nhớ nôn nao trường cũ 
Thơ gieo vần bát ngát sắc vàng thu...
 

18. Rộn Mái Trường


Xa vắng bao năm trở lại trường 
Nơi đầy kỷ niệm với niềm thương 
Thầy cô trông đợi mừng hoan hỉ 
Bè bạn mong chờ những vấn vương. 
Nhớ lắm vườn hồng hoa vẫn thắm 
Nào quên bục giảng phấn còn vương 
Chia tay ngày ấy bao lưu luyến 
Trĩu nặng lòng ai mỗi dặm đường. 

Trĩu nặng lòng ai mỗi dặm đường 
Nghĩa tình bè bạn sáng như gương 
Bài văn rèn luyện hòa mưa gió 
Phép toán trau dồi đượm khói sương. 
Mỗi độ hè về trao kỷ niệm 
Từng trang nhật ký tỏa mười phương 
Nay ngày trở lại hồng mơ ước 
Ríu rít bầy chim - rộn mái trường.
 

19. Mùa Thu Khai Trường
 


Nắng hanh vừa nhạt bớt 
Lá nhuộm màu râm ran 
Cổng trường đang hé mở 
Thế là mùa thu sang 

Khắp sân trường áo trắng 
Rộn ràng muôn bướm bay 
Nắng vàng chen trời biếc 
Thu mới về hôm nay 

Đâu đây mùi vở mới 
Lách cách tiếng khoá đồng 
Có tiếng chào êm nhẹ 
Đọng mùa thu xanh trong 


Bạn bè vào lớp mới 
Kìa ai ngoài cổng trường 
Ôn những mùa thu cũ 
Nghe trọn niềm nhớ thương 
 

20. HÈ VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ 


Khi em sinh ra thì đã có trường rồi 
Trường nằm cạnh con đường phố núi 
Sáng sáng em đi nắng lùa ve áo 
Bước chân em vồi vội dưới hàng me 

Mẹ luôn dặn em " Kính thầy yêu bạn 
Tiên học lễ ,hậu hoc văn 
Lớp ra lớp trường ra trường " 
Con cứ thế theo đường xưa của mẹ 


Đã mấy thu qua nay lại hè về 
Phượng cháy đỏ cổng trường nơi phố cũ 
giọt nắng năm nào còn vương trên vành mũ 
lòng bồi hồi theo bước mẹ về thăm 

Vẫn con đướng của lớp một xa xăm 
Vẫn hàng cây của năm nào mẹ nhỉ 
Còn đâu đây một sân trường ấm ĩ 
Giờ ra chơi bè bạn đuổi bắt nhau 

Thầy cô năm xưa giờ ở nơi đâu ? 
Dấu chân thầy cô còn in trên lối cũ 
Em ngước nhìn vòm trời xanh quyến rũ 
Râm ran sân trường chỉ còn tiếbg ve ngân ! 1 số bài đó Không biết chế hk tốt !!
7 tháng 12 2018
Thu tàn trời đã sang đôngBồi hồi tấc dạ nhớ mong cô thầyNgười trao khát vọng hôm nayChắp cho đôi cánh em bay vào đời Bao chuyến đò lặng không lờiƯơm mầm xanh tốt rạng ngời tương laiBên trang giáo án miệt màiHao gầy tâm huyết năm dài tháng qua Từng câu từng chữ ê aBao lời dạy dỗ thiết tha nồng nànMõi mòn khuya sớm gian nanNhiều đêm tắt tiếng ho khan quặn lòng Bao thế hệ đã sang sôngThầy cô luôn mãi vọng trông theo cùngMặc cho mưa gió bão bùngVẫn âm thầm thắp sáng vùng trời mơ Hôm nay kính dệt vần thơTri ân hai tiếng... vô bờ khắc ghiNẻo đời dẫu có thịnh suyDù bao gian khó mãi ghi ơn dầy Mừng ngày nhà giáo hôm nayKính dâng lời chúc cô thầy muôn nơiAn khang hạnh phúc rạng ngờiGia can êm ấm trọn đời yêu thương Dẫu cho cách trở ngàn phươngLòng hoài khắc khoải vấn vương cô thầy...
7 tháng 12 2018

mk k tìm thấy

7 tháng 12 2018

ko có,troll nhau sao ?

Bài làm

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Vũ Bằng (1913-1984) là một nhà văn, nhà báo đã khá nổi tiếng ở Hà Nội từ những năm trước Cách mạng tháng Tám. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn, vừa viết văn, làm báo vừa tham gia hoạt động cách mạng. Dù ở xa nhưng Vũ Bằng luôn nhớ về Hà Nội, về quê hương yêu dấu với biết bao kỉ niệm êm đềm, những ấn tượng sâu sắc không thể phai nhoà. Ông đã viết thiên tuỳ bút rất gợi cảm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt (in trong tập Thương nhớ mười hai) để thể hiện nỗi nhớ bâng khuâng, da diết và lòng mong mỏi đất nước thống nhất của mình.

2. Thể loại:

Văn bản Mùa xuân của tôi cũng được viết theo thể tuỳ bút, trong cảm hứng của một người xa quê, nhớ về mùa xuân gợi cảm nơi đất Bắc.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?

Trả lời:

 Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.

- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.

+ Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.

+ Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc.

2. Bài văn có thế chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.

Trả lời:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

- Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.

3. Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:

a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?

b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.

c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.

Trả lời:

a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.

- Cảnh sắc của đất trời:

    + Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.

    + Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.

    + Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

- Cảnh xuân với con người:

    + Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.

    + Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.

    + Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.

⟹ Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.

b. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh" và "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá". Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: "…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa".

c. Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.

4. Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:

a. Không khí và cảnh sắc  thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả?

b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?

Trả lời:

a. Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

- Cảnh sắc thiên nhiên:

    + Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong.

    + Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.

    + Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.

    + Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.

- Không khí sinh hoạt:

    + Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.

    + Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.

    + Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.

⟹ Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.

b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.

5. Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả. 

Trả lời:

Bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế, nhà văn Vũ Bằng đã mang lại cho người đọc một bức tranh thiên nhiên với những cảnh sắc rất đặc trưng của mùa xuân đất Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy sức sống và hương sắc mùa xuân tràn ngập khắp cả không gian đất trời; có niềm vui của con người khi được sống trong bầu không khí đoàn tụ ấm áp của gia đình vào những giờ phút vô cùng ý nghĩa: khép lại một năm cũ và đón chào một năm mới.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.

Trả lời:

Có thể sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân mà em yêu thích. Các em có thể tham khảo một số câu thơ sau:                      

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi!Con chim chiền chiên

Hót chi mà vang trời

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai muơi

Dù là khi tóc bạc

(Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)

Ôi tiếng hót say mê con chim chiền chiện.

Trên đồng lúa chiêm xuân nó chao mình bay liệng

Xuân ơi xuân vui tới mênh mông 

Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh

(Bài ca xuân 61 – Tố Hữu)

Câu 2. Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.

Trả lời:

Có thể tham khảo đoạn văn sau: Đất nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ. Mỗi mùa đều có những nét hấp dẫn riêng nhưng em yêu nhất là mùa thu. Không sôi động, nóng bức như mùa hè, không trầm lặng, lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu là sự giao hoà tuyệt vời của thiên nhiên, đất trời và lòng người. Bầu trời thu trong trẻo, sáng sủa với hương hoa sữa thơm nồng trên những con phố vắng để khó có ai có thể làm ngơ; không gian mùa thu quyến rũ bởi nắng nhạt, gió nhẹ đi qua cánh đồng xa đưa phảng phất cái mùi thơm mát của lúa non. Mùa thu với ngày tết trung thu rộn rã mang bao niềm vui cho tuổi thơ, nào đèn lồng, đèn ông sao, nào là cốm, nào là bánh trung thu... Ôi! yêu biết mấy mùa thu tháng Tám! Yêu biết mấy mùa thu của quê hương!...Tất cả như một dư vị sâu xa dâng lên trong lòng người vào mỗi độ thu sang. 



# Chúc bạn học tốt #

7 tháng 12 2018

Ý chính : Văn bản "Mùa xuân của tôi" là lời của một người con xa quê hương, khao khát được đoàn tụ viết về mùa xuân trên mảnh đất Bắc Việt. Văn bản triển khai theo dòng suy nghĩa về những quy luật chung của thiên nhiên, mùa xuân sau đó đi vào cảm nhận sâu sắc từng chi tiết mùa xuân của Bắc Việt trên những phương diện: cảnh sắc, thời tiết, những lễ nghi, phong tục. Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục miêu tả lại không khí và sự thay đổi của mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

Nghệ thuật :

+) Ngòi bút tài hoa, sự quan sát, sự cảm nhận rất tinh tế.

+) Giọng kể - tả - biểu cảm rất nhịp nhàng, hài hoà trôi chảy tự nhiên.

+) Ngôn ngữ giầu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình.

Nội dung : Nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê, yêu thiên nhiên, biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống

7 tháng 12 2018

Bài văn mẫu

     Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng (1913-1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn và nhà báo, bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động cách mạng.

Bài văn này trích từ thiên tùy bút Tháng Giềng mơ về trăng non rét ngọt in trong tập Thương nhớ mười hai. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả phải sống trong vùng kiểm soát của Mĩ - Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi vào trang sách nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình tha thiết và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất. Điều đó thể hiện qua hoài niệm về cảnh sắc thiên nhiên và phong vị cuộc sống hằng ngày của Thủ đô Hà Nội với vẻ đẹp mang đậm bản sắc văn hóa tinh tế của một vùng và cũng là của chung đất nước.

     Nói đến tình yêu nồng nàn của mình đối với mùa xuân, tác giả mượn quy luật để khẳng định: Tự nhièn như thế: ai củng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Nhà văn nhớ về mùa xuân đất Bắc là nhớ về cảnh đẹp thiên nhiên và những cảnh sinh hoạt đời thường đặc trưng nhất. Những hình ảnh đẹp đẽ, khó quên tái hiện rõ ràng trong tâm tưởng nhà văn: Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, cộ tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

Giọng văn du dương, trầm bổng, giàu chất thơ của Vũ Bằng đã đưa chúng ta vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Thế giới ấy là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của kẻ tha hương. Nhà văn nhắc đi nhắc lại như lời tỏ tình thiết tha, say đắm: "Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thánh của tôi..."  Điều đó chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm sâu vào tâm hồn, vào máu thịt của người con đất Bắc. Để nhấn mạnh sức sống và sự cuốn hút kì lạ của mùa xuân, tác giả đã dùng cách nói cường điệu; cường điệu mà vẫn rất tự nhiên: "Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy.'" Ngồi yển không chịu được. Nhựa sống ở trong người cứ căng lên như máu căng lèn trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối,nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như củng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn... Ra ngoài trời, thấy ai củng muốn yểu thương, về đến nhà lại củng thấy yểu thương nữa... Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yểu, của Bắc Việt thương mến.

Không khí ấm áp mùa xuân còn hiện lên trong khung cảnh gia đình ngày Tết với bàn thờ, đèn nến, hương trầm... và tình cảm cha con, vợ chồng, anh em quấn quýt, sum vầy. Viết về những cảnh này, giọng điệu của tác giả vừa sôi nổi nhiệt thành, vừa da diết lẵng sâu. Điều đó đã tạo nên âm hưởng trữ tình và sức truyền cảm mạnh mẽ của đoạn văn.

Cuối bài văn, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất thiên nhiên vào thời điểm từ sau ngày rằm tháng giêng Âm lịch. Khả năng quan sát sắc sảo và cảm nhận tinh tế của tác giả được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu và những từ ngữ trau chuốt, chọn lọc:

"Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lè mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột."

     Qua bài văn hay và đẹp như một bài thơ trữ tình, người đọc thấy rõ tác giả là người không chỉ am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu mến mùa xuân, yêu mến thiên nhiên; biết trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp kì diệu mà nó mang đến cho con người. Vũ Bằng quả là một cây bút tài hoa của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

30 tháng 9 2021

bạn tra trên google á, có nhiều văn lớp 7 lắm

7 tháng 12 2018

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.

Ok chuc hk tot

7 tháng 12 2018

\(2x+3y=0\)

\(\Leftrightarrow2x=-3y\)

\(\Rightarrow\frac{x}{-3}=\frac{y}{2}\Rightarrow\frac{-x}{3}=\frac{y}{2}\)

Ta có : \(\left(\frac{-x}{3}\right)^2=\frac{-x}{3}\cdot\frac{-x}{3}=\frac{-x}{3}\cdot\frac{y}{2}=\frac{-xy}{3\cdot2}=\frac{54}{6}=9\)

\(\Rightarrow\left(\frac{-x}{3}\right)=\left(\pm3\right)^2\)

\(\Rightarrow\orbr{\begin{cases}\frac{-x}{3}=\frac{y}{2}=-3\\\frac{-x}{3}=\frac{y}{2}=3\end{cases}}\)

\(\Rightarrow\orbr{\begin{cases}x=9;y=-6\\x=-9;y=6\end{cases}}\)

Vậy ......

7 tháng 12 2018

 Cảm nghĩ về ông nội.

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.

Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.

Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau,  mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:

“Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi má lót lá mà nằm”

Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng  ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.

Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.

Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.

Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!