Em hiểu từ '' phong cách '' trong '' phong cách Hồ Chí Minh '' có nghĩa là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê Hương tôi:
Đã qua những ngày Tết cổ truyền, con lại bước chân lên tàu, và đi, đi đến một miền đất xa xôi mà con đã chọn để học tập. Con đi xa mẹ, xa gia đình, xa bạn bè và xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Con chỉ biết khóc, con thấy đâu đây vị ngọt, ngọt ngài của nước mắt, chính quê hương đã ban cho con những giọt nước mắt ngọt ngào đó. Ngày mai, con sẽ xa nơi này, đến phương trời kia, không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần con nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn. Đi! Đi thật xa! Gặp những con người mới của xứ lạ.Con sẽ nhớ... . Dưới bầu trời xa lạ ấy, quê hương con nằm ở đây, trong tim này của con.
1. Nêu ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
Ý nghĩa của văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”:
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt lõi văn hoá Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra những vấn đề của thời kì hội nhập : Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
2. Hãy nêu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà
Tác giả Lê Anh Trà : (1927 – 1999), quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông vừa là một nhà quân sự , vừa là một nhà văn – nhà văn hóa tiêu biểu.
Lê Anh Trà được cấp bằng tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva năm 1965, phong phó giáo sư năm 1984, giáo sư năm 1991.
Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất đáng quý của người Việt ta. Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp mà không hề có vụ lợi, không cần hồi đáp. Lòng nhân ái giúp con người biết quan tâm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, biết rung động, biết đồng cảm sẻ chia trước những hoàn cảnh khó khăn.
Trong mùa dịch covid-19, nhiều cá nhân tập thể đã chia sẻ vật chất đến những người có hoàn cảnh khó khăn; chính phủ giang tay chào đón đồng bào từ vùng dịch trở về. Khi miền Trung oằn mình trong lũ dữ, nhân dân cả nước quyên góp tiền của cùng miền Trung khắc phục hậu quả. Tất cả đều là minh chứng đẹp đẽ cho lòng nhân ái. Lòng nhân ái còn tạo ra lực hấp dẫn kéo con người xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất chống lại cái ác, sự ích kỷ, hận thù.
Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, quý trọng, biết ơn. Ngược lại, sống ích kỉ chỉ lo nghĩ cho bản thân mình, dửng dưng trước những khổ đau, bất hạnh của người khác chỉ khiến cho bản thân trở nên tầm thường mà thôi. Bởi vậy, mỗi con người hãy là một tấm gương nhân ái để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Từ xưa đến nay tình yêu thương giữa người với người luôn là truyền thống mà mỗi chúng ta cần phải phát huy. Đó là một trong những tình cảm tốt đẹp, gắn kết những trái tim lại với nhau, giúp cho xã hội ngày càng vững mạnh hơn. Nói cách khác những tình cảm mà chúng ta trao đi cho nhau đó chính là lòng nhân ái.
Lòng nhân ái là gì? Chúng ta có thể cắt nghĩa từng từ để hiểu được ý nghĩa của nó. Nhân chính là người. Ái là yêu thương. Nhân ái chính là tình yêu thương giữa người với người. Đó là cách mà chúng ta trao đi yêu thương đối với người khác. Tình cảm đó xuất phát từ trái tim mỗi người, không ép buộc, không cưỡng cầu, không đòi hỏi phải nhận lại những gì. Bởi rằng đối với nhiều người thì khi trao đi yêu thương họ thấy bản thân được thanh thản và yên lòng.
Lòng nhân ái không phải là những điều gì quá xa xôi. Nó tồn tại ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Từng biểu hiện của chúng ta dành cho nhau, cử chỉ, lời nói, hành động hay chỉ là cảm xúc dành cho nhau. Dù nó giản dị nhưng cũng đã khiến cho trái tim nhau trở nên ấm áp hơn bao nhiêu.
Mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội chính là một cá thể tạo nên sự thống nhất cũng chính là một móc xích kết nối với nhau để tạo nên một chỉnh thể. Không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội. Mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này. Tục ngữ vẫn có câu “Lá lành đùm lá rách” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Tình yêu thương giữa con người với con người là điều cần thiết để có thể giúp đỡ, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với nhau.
Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu biến cố, mất mát và đau thương. Để có được sự thái bình, thịnh vượng như hôm nay chẳng phải cần rất nhiều tấm lòng nhân ái, cần rất nhiều sự sẻ chia cũng như yêu thương nhau hay sao. Sức mạnh để chiến thắng kẻ thù đôi khi không phải là sức mạnh của vũ khí, mà là sức mạnh của đoàn kết, tương thân tương ái không khuất phục trước kẻ thù.
Hằng năm trên mảnh đất miền Trung phải hứng chịu biết bao nhiêu trận bão lũ. Nhân dân miền Trung phải gồng mình hứng chịu những mất mát, đau thương đó. Không ai hiểu, chỉ mình họ mới biết được nỗi đau mà mình phải trải qua. Để đồng hành với những nỗi đau đó cũng như nhằm gánh vác những thương tổn mà thiên nhiên gây ra, nhiều tổ chức và quỹ từ thiện đã tiếp tế lương thực cũng như động viên tinh thần để họ sớm ổn định lại cuộc sống.
Xung quanh chúng ta còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, nghèo khó. Họ cần sự san sẻ, giúp đỡ bằng hành động chứ không phải bằng lời nói. Lòng nhân ái của chúng ta sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đởi ở ngoài kia. Dù chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé nhưng đó là niềm động viên và an ủi lớn đối với họ.
Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn tồn tại những người chỉ biết sống chỉ riêng mình, không biết giúp đỡ nhiều người xung quanh. Làm việc gì cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình. Lòng nhân ái, tinh thần yêu thương san sẻ nhau trong cuộc sống là một điều rất cần thiết để bản thân chúng ta sống tốt và hoàn thiện mình từng ngày hơn.
Phong cách Hồ Chí Minh
1.Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
- Khẳng định: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh” Tác giả muốn nói rằng vốn chi thức văn hoá sâu sắc của Bác ít có ai sánh kịp.
- Để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
+ Đi nhiều nơi tiếp xúc nhiều nền văn hoá cả phương Tây và phương Đông.
+ Học tập ngôn ngữ nước ngoài. Nói và viết thạo nhiều tiếng: Pháp, Anh, Nga, Hoa…
- Làm nhiều nghề ở nhiề nước, qua công việc, lao động với sự cần cù chịu khó học tập ở mọi lúc mọi nơi qua đó bác đã tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức uyên thâm.
- Nền tange văn hoá dân tộc tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nước ngoài không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. Học tập những cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những cai hạn ch, tiêu cực.
- Tất cả những ảnh hượng quốc tế được Bắc nhào nặn với văn hoá dân tộc trở thành một phong cách rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũn rất mới và hiên đại.
- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại.
2.Vẻ đẹp trong lối sống và sinh hoạt của Bác.
- Là một vị chủ tịch nước:
+ Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp. Trang phục của Bác rất giản dị.
+ Ăn uống: Đạm bac, cà muối, cá kho, rau luộc.
- Bằng phương pháp thuyết minh giản dị với những từ ngữ chỉ số ít, cách nói dân dã, biện pháp nghệ thuật liệt kê các biểu hiện rất cụ thể, gần gũi trong sáng và thanh cao gợi cho ta sự cảm phục mến yêu.
- Tác giả khẳng định: “ Tôi giám chác không có vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lạ sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy.” Từ cách sống của Bác ta gợi nhớ tới các vị hiền triết : Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…
+ Họ giống Bác: Đều là cuộc sống thanh cao giản dị hoà hợp với thiên nhiên.
+ Họ khác Bác: Bác sống hoà hợp với thiên nhiên để làm cách mạng. Còn các vị hiền triết sông với thiên nhiên để lánh xa vòng danh lợi, cuộc sống bon chen. Các vị hiền triết là những con người thời trung đại nên điều kiện đi lại và giao lưu chưa nhiều như Bác nên chủ yếu tiếp thu tinh hoa văn hoá dân tộc và phương Đong. Còn Bác do điều kiện lịch sử nên được tiếp xúc nhiều nền văn hoá của các châu lục khác: như châu Âu, châu Phi.
=> Người đã có sự kết tinh những tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc tạo ra một phong cách sống đó là phong cách Hồ Chí Minh.
mỘT BẾP LỬA CHỜN VỜN XƯƠNG SỚM
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Như " Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi có viết " Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nên văn hiến đã lâu". Từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc luôn là giá trị cốt lõi của nền văn hóa, là tâm hồn là sức mạnh của dân tộc. Nên việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là điều mà thế hệ trẻ cần làm. Đặc biệt, là trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nước mở cửa nên chúng ta tiếp thu được nhiều nền văn hóa khác nhau. Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của thế hệ trẻ theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới... Nhưng chúng ta không thể làm mai một đi những bản sắc văn hóa dân tộc. Mà là một người trẻ cần học tập, nâng cao tri thức, tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nhưng lấy nwhnxg sự học hỏi đó để làm giàu thêm, đẹp thêm vản hóa dân tộc. Mỗi người trong chúng ta cần phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân thật tốt, nỗ lực rèn luyện bản thân vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân.
đó là 1 từ:))