Em hiểu hai câu tục ngữ sau như thế nào?Theo em chúng có mâu thuẫn với nhau không?
"Con có cha như nhà có nóc
Con hơn cha là nhà có phúc"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê tôi sớm tinh mơ ... tiếng gà gọi cha vác quốc ra đồng , ai đem nắng đong đầy đôi vai... cháy những giọt mồ hôi ... " . ÔI ! Quê hương ! Tiếng gọi thiêng liêng của người công dân bé nhỏ gọi về nơi chôn rau cắt rốn của mình . Tôi yêu quê tôi ! Yêu những cánh diều vi vu trên bầu trời xanh thẳm .Yêu những buổi đi bắt dế , cào cào dưới cánh đồng cỏ.Những đêm trải chiếu ngồi tụ tập ngắm ánh trăng sáng chiếu qua kẽ lá, nghe già làng kể chuyện. Tôi yêu quê tôi ! Yêu những tháng ngày đã trôi qua ấy! Nếu mai này, khi tôi đã tiến đến thành công và rời xa quê hương thì tôi vẫn sẽ mãi nhớ đến nó , bởi từ lâu nó đã là một kỉ niệm đẹp đẽ chiếm gọn một chỗ trong tim tôi.
Thành ngữ : chôn rau cắt rốn
Tuổi thơ tôi được sống nơi làng quê thanh bình, ở đó có biết bao cảnh đẹp làm say đắm lòng người như cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông hiền hòa thơ mộng, triền đê với những buổi thả diều hả hê tiếng cười,... Mỗi một con người ai ai cũng có một quê hương. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta. Quê hương mang cho ta cái ngây ngô của một thời bồng bột, cái ngọt ngào của những mối tình đầu để rồi ai đi xa cũng nhớ, cũng thương. Mọi thứ ở quê thật bình dị làm sao! Người dân ở quê tôi đều đầu tắt mặt tối với ruộng đồng. Ngày ngày, họ phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm thêm thu nhập. Tuy cuộc sống còn ba chìm bảy nổi nhưng những người dân ở quê tôi đều lạc quan, yêu đời. Nhớ những buổi chiều mùa hè mát rượi, tôi cùng bọn trẻ trong làng chơi thả diều trên cánh đồng mới gặt. Cánh diều như mang những mơ ước của chúng tôi bay cao, bay xa. Quê tôi nổi tiếng với truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Những người con sinh ra ở quê đa số đều đã thành đạt. Tôi yêu quê tôi vô cùng, tôi tin chắc rằng quê tôi sẽ giàu đẹp hơn. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để phát huy truyền thống hiếu học của quê mình.
câu 2:
- Một trong những tác hại nguy hiểm nhất của thuốc lá là tăng nguy cơ bị ung thư phổi. Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây tổn thương tế bào trong phổi và những tế bào bị thương tổn này có thể trở thành tế bào ung thư. .
- Thuốc lá rất có hại cho thai nhi và trẻ nhỏ
Cuộc sống có rất nhiều những khó khăn, và “sống” tức là đối mặt với những khó khăn đó. Ở đời có mấy ai không muốn đạt được thành công? Song không phải ai cũng có đủ niềm tin và nghị lực khắc phục những thử thách, trở ngại để tiếp tục cho đến khi thành công. Do đó mà từ xưa, ông cha ta đã dạy: “Có chí thì nên” Trải qua bao năm tháng, câu tục ngữ vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy “chí” là gì? “Chí được hiểu là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp; sự kiên trì, và quyết tâm. Ai có chí thì sẽ thành công. Điều đó được minh chứng qua bao tấm gương tữ xa xưa. Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết - mà chính là ở ý chí. Chắc các bạn ai cũng biết Trạng nguyên Nguyễn Hiền - Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. Để đạt được thành công đó là cả một quá trình bền bỉ. Tuy nhà rất nghèo, không có tiền cho cậu đi học nhưng ngày nào cũng vậy, dù nắng hay mưa, cậu bé hiếu học vẫn đứng ngoài cử lớp nghe thầy giảng bài. Khi đi chăn trâu, cậu viết trên lưng trâu, trên nền cát, bài tập được cậu làm trên lá chuối. Hay có ông Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại xấu. Nhận ra điều này, ông đã không quản vất vả, ngày đêm kiên trì tập viết. Khi chữ viết đã đẹp hơn, ông còn tập viết lên cột nhà cho nét chữ thêm cứng cáp. Chẳng bao lâu sau, ông đã nổi danh vì “văn hay chữ tốt”. Chúng ta cũng biết đến bao người học trò nghèo đêm đêm bắt đom đóm cho vào vỏ trứng, lấy ánh sáng học bài. Đó chính là tên tuổi lẫy lừng của lịch sự khoa bảng Việt Nam- ông Mạc Đĩnh Chi- “ lưỡng quốc Trạng nguyên”. Có một câu chuyện cảm động về sự kiên trì của anh Nguyễn Ngọc Kí. Dù bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường đã không ngừng thôi thúc anh tập viết bằng chính đôi chân của mình. Những nét chữ nguệch ngoạc đầu tiên đã khiến anh không khỏi buồn bã. Không chỉ có vậy, đôi bàn chân còn tê cứng, sưng buốt nhiều khi như không còn nằm trong sự kiểm soát. Và con người ấy vẫn không nản lòng, ngày qua ngày vẫn chăm chỉ tập viết. Và ngày nay, chúng ta biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Kí- Anh hùng lao động- một nhà giáo ưu tú được bao thế hệ học sinh kính trọng, mến yêu. Nhìn ra thế giới, ta sẽ thấy vô vàn những tấm gương nêu cao ý chí, đáng ngưỡng mộ và hoc tập. Trong đó phải kể đến Hê-len Ki-lơ- đại sứ hòa bình. Các bạn có tin không, năm mới hai tuổi, thế giới của Hê-len đã không còn âm thanh và ánh sáng. Phải chăng ý chí, quyết tâm luôn nhắc nhở bà không được gục ngã. Những năm tháng tập nói thât không hoài phí để sau này, bà đã đứng leennnn cất tiếng nói hòa bình cho nhân loại. Ít ai biết rằng cô Pa-lu-đa, người Anh bị mù mà vẫn tự tin sải bước trên sàn catwalk, ông Ốt- xtơ-rốp-xki bị mù mà vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Ý chí quả là có sức mạnh phi thường, giúp con người ta vượt qua những điều dườngnhư không tưởng. Vậy đó, “chí” là điều rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người, không có “chí” khó mà có thể làm thành công điều gì. Học sinh chúng ta cũng cần phải có “chí”. Bắt đầu bằng những việc lắng nghe thầy cô giảng, ghi chép bài đầy đủ, sau đó không đầu hàng tước những bài toán khó, kiên trì luyện viết những câu văn hay. Với những bạn không có hay không đủ điều kiện để học hành, đừng buồn chán mà hãy cố gắng vượt lên hoàn cảnh của mình, tự nhủ những khó khăn sẽ là nguồn động lưc thôi thúc mình tiến xa. Mỗi người hãy bắt đầu từ những việc nhỏ để sau này làm dược viêc lớn, như Bác Hồ từng nói: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.” Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Nó như một lời nhắc nhở, khuyên dạy chúng ta trên con đường tiến tới tương lai. Cho nên có ước mơ, hoài bão là điều rất đáng quý nhưng niềm tin, nghị lực và sự kiên trì còn đáng quý hơn, đó là những yếu tố làm nên sự thành công của con người.
Học tốt !!!!!!0
Bài làm
Tục ngữ “Có chí thì nên” không thể nào không nói đến thầy Nguyễn Ngọc Ký. Thầy sinh ra đã bị khuyết tật đôi tay. Nhưng với khát khao được đến trường, được học, thầy đã không đầu hàng số phận. Ngày ngày thầy vẫn miệt mài luyện tập để viết bằng chân. Những nét chữ nghệch ngoặt đầu tiên không khỏi khiến thầy buồn lòng. Không những thế, khi viết bằng chân thầy còn gặp phải muôn vàn khó khăn. Nhưng cuối cùng, thầy cũng thành công.
=> " Có chí thì nên " có nghĩa là có lòng tin, sự bền bỉ, không bỏ cuộc dù có nhiều lần vấp ngã nhưng vấn cố gắng đạt được mục đích.
# Chúc bạn học tốt #
Cửu chi tựa mây bồng, Suối tóc dài kiêu sa Tuyệt sắc hồng nhan làm bao mỹ nhân ngậm đắng nuốt cay Làn da như tuyết trắng, đôi môi đỏ thắm ngọt ngào Thiên hạ muốn có em vậy cớ sao lòng chàng lại không Có kiếp nào cho em, được hóa người phàm yêu chàng Đã từ lâu không thương thật lòng ngoài đơn côi dưới trăng tàn Ái tình chốn phàm nhân, hồ ly không thể với Tự chuốc say ngắm cánh đào bay trong đêm rằm soi Lưu luyến cố nhân năm nào rã rời Tấu nhạc trong men say lệ rơi sầu trên tiếng đàn Trách thân mình yêu nữ… bất tương phùng bên chàng Ngàn năm xin trao hết, để chàng yêu thương một đời Cỏi hồn vương sầu bi chỉ mong chàng nói tiếng yêu một lời 9 đuôi quấn lấy hồn chàng không để rời xa Trao thân cho chàng không cho rời ta Khiến chàng u mê đắm say nhan sắc này, nắm tay thiếp này, yêu hồ ly tinh Ranh ma như hồ ly, dối gian như hồ ly, đa tình như hồ ly Vậy cớ sao mãi thương ngưới phàm như chàng Chàng ơi, còn tiếc chi, thì thầm tai …yêu thiếp đi Nếu chàng yêu ta, thương ta thì nếu chàng yêu ta, thì sủng hồ thành Phi 🎵 Rap Đường xưa cố nhân từ khước Sầu vương vì ai từ bước Nguyệt tà soi sang bóng hình ai? 9 đuôi quấn lấy tâm trí ta sao điên dại Cung đình hoa rơi nơi em về Nam nhân si mê lời em thề Yêu nữ ngàn năm làm u mê Khắc cốt họa tâm trong đê mê Kiếp sau anh có quên, nhắc anh nhớ!! Cột chung tơ duyên, đôi ta còn nợ Đốt cháy giang sơn như là bức họa Lấy tro vẽ nụ cười hồ ly như hoa (như hoa) Phù vẫn che lấp đêm trời không sao Sắc hương tình còn vương trên lông bào Nàng hồ tấu đàn giọng như họa mi… hát!!! Ân sủng riêng nàng dù phận duyên bi …Tráng!! Đơn côi… ngàn năm trôi Lẻ loi… ngàn kiếp đợi Hồ ly hồng nhan… tựa như… hoa Lưu luyến vấn vương xin đừng …xa Trăng xanh soi sáng trước nụ hôn nồng nàn Phàm phu muôn đời không có được lòng nàng Tự trách thân yêu nàng hồ ly ngàn năm nay không thể Cắt đứt tơ duyên nàng trao… Tấu nhạc trong men say lệ rơi sầu trên tiếng đàn Trách thân mình yêu nữ… bất tương phùng bên chàng Ngàn năm xin trao hết, để chàng yêu thương một đời Cỏi hồn vương sầu bi chỉ mong chàng nói tiếng yêu một lời 9 đuôi quấn lấy hồn chàng không để rời xa Trao thân cho chàng không cho rời ta Khiến chàng u mê đắm say nhan sắc này, nắm tay thiếp này, yêu hồ ly tinh Ranh ma như hồ ly, dối gian như hồ ly, đa tình như hồ ly Vậy cớ sao mãi thương ngưới phàm như chàng Chàng ơi, còn tiếc chi, thì thầm tai …yêu thiếp đi
+ do trục trái đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu nam và bán cầu bắc lần lượt ngả về phía mật trời khi trái đất chuyển động trên quỹ đạo .
- hay còn nói là góc nhập xạ
\(\rightarrow\)sinh ra các mùa
+ do trục trái đất nghiêng và không đổi phương nên tùy vị trí trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
- mùa theo dương lịch và độ dài ngày, đêm ở 2 bán cầu trái ngược nhau.
CHÚC BẠN HỌC TỐT #02042006#
Kho tàng ca dao tục ngữ đã có nhiều câu ghi lại những kinh nghiệm quý báu đó. Câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc là một trong những câu tiêu biểu và có ý nghĩa sâu sắc.
Câu tục ngữ rất ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa thật phong phú. Con và cha ở đây ngoài việc nêu mối quan hệ máu thịt trong gia đình, còn có ý nghĩa tượng trưng cho thế hệ trước và thế hệ kế cận trong xã hội. Do đó nhà ngoài nghĩa đen là một gia đình, còn có nghĩa rộng là đất nước, dân tộc. Vì hơn ở đây là hơn về mặt năng lực, hơn về trình độ, hơn về cách sống, cách làm ăn. Cách diễn đạt của câu tục ngữ mang tính khẳng định rõ rệt: Con phải hơn cha thì nhà mới ấm no sung sướng, thế hệ sau phải hơn thế hệ trước thì xã hội mới tiến bộ, dân tộc mới hạnh phúc phồn vinh.
Trước tiên, ta thấy câu tục ngữ đã khái quát được một vấn đề xã hội hoàn toàn đúng. Con hơn cha, thế hệ sau hơn thế hệ trước là một hiện tượng phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Trong cuộc sống, mỗi thế hệ đều học tập quá khứ và tích lũy thêm những kinh nghiệm của thế hệ mình Vì vậy trình độ thế hệ sau thường cao hơn thế hệ trước và cứ như thế xã hội phát triển không ngừng. Trong lịch sử phát triển, xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn, từ thô sơ mông muội tiến dần lên trình độ văn minh như hiện nay. Quá trình phát triển đó đã khẳng định thế hệ sau ngày càng tiến bộ hơn thế hệ trước và làm cho xã hội con người tiến bộ.
Ngược lại ta thử đặt một giả dụ, nếu thế hệ sau không hơn thế hệ trước, chỉ bằng thế hệ trước thôi thì xã hội sẽ như thế nào? Chắc chắn xà hội sẽ dậm chân tại chỗ, thời gian trước như thế nào, thời gian sau vẫn y nguyên như vậy và xã hội loài người vẫn chìm trong tối tăm lạc hậu mà thôi. Còn nếu thế hệ sau lại kém thế hệ trước? Một tai họa sẽ đến, xã hội loài người sẽ lùi dần về thời kì đồ đá cũ. Trong một gia đình cũng vậy, con giỏi hơn cha tức là con đã học tập hết được những kinh nghiệm do cha truyền dạy và đúc kết thêm được những kinh nghiệm của bản thân mình. Con hơn cha như vậy thì con sẽ lao động tốt hơn cha, làm việc đạt hiệu quả hơn cha và do đó cuộc sống của gia đình sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn. Trái lại, nêu con kém cha thì chẳng những con không làm được gì hơn cha mà những thành quả cha làm được cũng có nguy cơ bị con phá tan. Rõ ràng nội dung câu tục ngữ đã là một chân lí phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người nói chung, phù hợp với thực tế trong từng gia đình nói riêng.
Như vậy câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí để làm bài học cho mọi người mọi thời. Có lẽ bài học đó là: muốn nhà có phúc thì phải làm cho con hơn cha, muốn xã hội phồn vinh thì phải làm cho thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước. Để đạt được điều đó, cha phải dạy bảo, rèn luyện con, đồng thời khuyến khích, động viên con nỗ lực phát triển. Nói rộng ra trong xã hội, thế hệ đi trước phải chăm lo giáo dục thế hệ kế cận, thế hệ tương lai, đồng thời phải tin tưởng, giúp đỡ thế hệ kế cận, thế hệ tương lai suy nghĩ, sáng tạo. Mặt khác, thế hệ con phải trân trọng học tập, tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm và toàn bộ kho tàng văn hóa của thế hệ cha, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo do nâng cao, bổ sung và phát triển những kiến thức kinh nghiệm của các thế hệ trước. Câu tục ngữ đã phản đối thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của thế hệ cha anh đối với việc giáo dục thế hệ con em, đặc biệt phản đối tâm lí và thái độ coi thường hoặc tị hiềm của thế hệ trước đối với thế hệ sau, không muốn thế hệ sau vượt mình. Câu tục ngữ cũng không đồng tình với hiện tượng thế hệ con em coi thường, phủ nhận thế hệ cha anh, đặc biệt không đồng tình với thái độ lười biếng, dựa dẫm vào thế hệ đi trước để đến nỗi cửa nhà tan nát. Rõ ràng câu tục ngữ đã là bài học sâu sắc cho mọi thế hệ, cả thế hệ cha anh và thế hệ con em trong việc làm cho con hơn cha để nhà có hạnh phúc.
Do có ý nghĩa lớn lao như vậy nên câu tục ngữ đã được lưu truyền từ nhiều đời nay và đã có tác dụng to lớn đến từng gia đình và đến toàn xã hội ta trong trường kì lịch sử. Hiện tượng cha mẹ hi sinh tất cả cho con, chịu vất vả gian lao để con được học hành, để con khôn lớn hơn mình là hiện tượng phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Hiện tượng con cái trong nhà chăm chỉ học tập rèn luyện theo lời khuyên bảo, dạy dỗ của bố mẹ để nối nghiệp nhà, để làm vẻ vang cho dòng họ cũng không hiếm ở khắp nơi. Rộng ra trong phạm vi cả nước và toàn xã hội, ngay từ ngày xưa, việc chăm lo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ, thế hệ kế cận cũng được đặt ra thường xuyên và cấp thiết. Nếu không có điều đó thì làm sao trong triều Trần, các thế hệ kế tiếp nhau ba lần đánh thắng được giặc Nguyên hùng mạnh? Và liên tiếp các thời đại về sau, các thế hệ sau đã kế thừa và phát huy được trí tuệ và kinh nghiệm của thế hệ trước, liên tiếp đánh đuổi kẻ thù ngoại xâm, giữ vững bờ cõi và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn? Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo tư tưởng của Bác Hồ. Việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau được đặt ra một cách toàn diện và đồng bộ. Thế hệ cha anh để vừa làm tấm gương chói sáng về tinh thần chiến dấu, lao động để bảo vệ và xây dựng đất nước, vừa hết lòng chăm lo giáo dục bồi dưỡng thế hệ mai sau để thế hệ mai sau có đủ đức đủ tài tiếp tục sự nghiệp cách mạng mà mình đã suốt đời theo đuổi. Và các thế hệ kế cận cũng không phụ lòng tin của lớp người đi trước, đã không ngừng học hỏi, tu dưỡng đạo đức và tài năng, tiếp nối con đường các thế hệ trước đã đi và đã lập được những chiến công thần kì trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng ấm no hạnh phúc. Có được điều đó, phải chăng ít nhiều do câu tục ngữ đã thấm vào nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ chúng ta.
Tóm lại, câu tục ngữ đã là một hạt ngọc quý trong kho tàng châu báu các kinh nghiệm sống và chiến dấu của dân tộc ta. Câu tục ngữ cũng như cả kho tàng kinh nghiệm quý đó đã giúp dân tộc ta sống, tồn tại và phát triển trước trăm ngàn khó khăn và thử thách. Học tập vốn quý của người xưa, chúng ta quyết tâm làm hết sức mình để con hơn cha, để thế hệ sau trưởng thành hơn thế hệ trước, để đất nước XHCN muôn quý ngàn yêu của chúng ta ngày càng giàu mạnh, dân tộc bất diệt của chúng ta ngày càng hạnh phúc tự do