K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3

0 saying

17 particularly

18 powerful

19 knowledge

20 survival

21 warning

22 experienced

23 be sure

24 considerable

19 tháng 3

Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2H2O

nH2SO4 = 0,05 * 0,1=0,005 mol

->nBa(OH)2 = 0,005 mol

=> VddBa(OH)2=0,005/0,2 =0,25 (L) = 250 (mL).

PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2H2O

Đổi: 50mL= 0,05L

Ta có:

nH2SO4 = 0,05 . 0,1 = 0,005 (mol)

Để trung hoà H2SO4 (acid) với Ba(OH)2 (base) thì số mol của hai chất phải bằng nhau.

-> nBa(OH)2 = 0,005 (mol)

V dd Ba(OH)2 = 0,005 /0,2 = 0,025 (L) = 25 (mL)

Vậy V dd Ba(OH)2 là 25 mL

Đọc văn bản sau:BÃO VÀ MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BÃO      Bão, một thiên tai gắn liền với Việt Nam vào hằng năm. Các cơn bão thường gây ra những tổn thất cực kỳ lớn đối với đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người dân.     Khái niệm bão là gì?   Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

BÃO VÀ MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BÃO

      Bão, một thiên tai gắn liền với Việt Nam vào hằng năm. Các cơn bão thường gây ra những tổn thất cực kỳ lớn đối với đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người dân.

     Khái niệm bão là gì?

   Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Bão là một loại hình tình trạng thời tiết xấu của thiên nhiên gây ra cho con người. Cơ bản, bão là thuật ngữ để chỉ không khí bị nhiễu động mạnh. Có rất nhiều loại bão như: Bão tuyết, bão cát, giông,.. Tuy vậy, bão ở Việt Nam thường được các nhà đài hay mọi người dùng để chỉ bão nhiệt đới (tình trạng thời tiết gió rít mạnh kèm theo mưa nặng hạt và chỉ sinh ra ở những nước gần vùng biển nhiệt đới gió mùa). […]

    Mắt bão là gì?

    Là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.

    Mắt bão thường có bán kính từ 15 – 35 km (10 – 20 dặm) tuỳ theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.

Mắt bão

    Nguyên nhân hình thành bão

    Nguyên nhân chủ quan từ con người

    Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên thì không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ con người. Hiện tượng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công nghiệp. Điều đó, khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp thụ nhiệt, thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển, tạo nên sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không kém.

   Nguyên nhân khách quan từ tự nhiên

   Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.

    Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão được phân tích là khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.

   Và khi lên cao, cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn. Khi đã đạt đến thời điểm nhất định nó sẽ ngưng tụ thành nước và bị không khí xung quanh làm nóng. Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí, hơi nước và khí ẩm. Khi hút lại với nhau tạo nên tác động lực quán tính với hoàn lưu quay.

    Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân hình thành bão như thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.

    Tác hại và hậu quả của bão là gì?

    Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người. […]

(Theo báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/, thứ Sáu, 21/04/2023)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì?

Câu 2. Theo tác giả, sự khác nhau của bão và mắt bão là gì?

Câu 3. 

a. Xác định thành phần biệt lập trong câu: Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu.

b. Xét theo mục đích nói, “Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn.” thuộc kiểu câu nào?

Câu 4. Trong phần Nguyên nhân hình thành bão, tác giả đã triển khai thông tin bằng cách nào? Nhận xét về hiệu quả của cách trình bày thông tin đó.

Câu 5. Trình bày tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản trên.

Câu 6. Theo tác giả những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Với góc nhìn của một người trẻ, theo em, chúng ta cần làm gì để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng tự nhiên tàn khốc này? Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu trả lời cho câu hỏi trên.

0
Đọc văn bản sau:                   Lúa chín       Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng       Gió nâng tiếng hát chói chang  Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.                   Gặt lúa       Tay nhè nhẹ chút người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng       Dễ rơi là hạt đầu bông Công một nén, của một đồng là đây.      ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

                  Lúa chín

      Đồng chiêm phả nắng lên không

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

      Gió nâng tiếng hát chói chang

 Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

                  Gặt lúa

      Tay nhè nhẹ chút người ơi

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng

      Dễ rơi là hạt đầu bông

Công một nén, của một đồng là đây.

                  Tuốt lúa

      Mảnh sân trăng lúa chất đầy

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

      Rơm vò từng búi rối tinh

Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi.

                  Phơi khô

      Nắng non mầm mục mất thôi

Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn

       Nắng già hạt gạo thêm ngon

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

                  Quạt sạch

      Cám ơn cơn gió vô tư

Quạt đi vù vù rác rưởi vương rơi

      Hạt nào lép cứ bay thôi

Gió lên cho lúa sáng ngời mặt gương!

(1)    Một bức tranh về mùa gặt ở nông thôn miền Bắc những năm hợp tác hóa nông nghiệp đã được nhà thơ Nguyễn Duy miêu tả bằng những nét không thể lẫn. Một mùa vàng bát ngát với những cánh đồng lúa chín, với cái nắng tháng năm chói chang, với liềm hái và những cánh cò, với tiếng máy tuốt lúa rộn rã đêm trăng,.... Tất cả tạo nên một không khí đầm ấm, thanh bình mà ta đã từng gặp những nơi thôn quê khi mùa gặt đến.

(2)    […] Đây là không gian mùa gặt. Cái nắng gắt gao hình như không phải từ trên trời xuống, mà như ngược lại được "phả" từ cánh đồng lên: đồng lúa rộng quá, màu vàng của lúa chín còn sáng ngợp hơn cả nắng trời, đến nỗi nó làm đảo lộn cả tương quan của tự nhiên trong cảm nhận của con người. Chỉ nội một chữ “phả” đã gợi được không gian và cái nóng hầm hập của thời tiết. Người ta vẫn nói “cánh cò chở nắng”, còn ở đây nhà thơ thấy cánh cò dẫn gió. Hình ảnh có sự khác nhau, nhưng ấn tượng mà nó đem đến chỉ là một: thiên nhiên chợt có hồn trong một cánh cò mải miết bay ngang. Gió đã có hồn, nó nâng tiếng hát hay chính nó là tiếng hát ấy trên vòm cao chói chang? Đến những lưỡi hái cũng sáng lên như những tia chớp nhỏ, cần mẫn “liếm ngang chân trời”. Bốn dòng thơ trong khổ đầu, cứ một dòng gợi ý niệm cao, lại một dòng gợi ý niệm rộng. Sự kết hợp giữa chúng mở ra một không gian rộng lớn và sống động của những ngày mùa gặt hái nơi đồng quê.

(3)    Chưa hết, không gian mùa gặt không chỉ được mở ra trên những cánh đồng ban ngày, nó còn hiện lên ở trong thôn xóm buổi đêm: “Mảnh sân trăng lúa chất đầy/ Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình”. Cái sân nông thôn ngày thường rộng thế, nói “sân trăng” thì còn rộng hơn nữa. Cái rộng rãi, đẹp của ánh trăng ngàn đời nơi thôn dã đã gặp gỡ vẻ đẹp của sự no ấm nơi đây, nhường chỗ cho những đồng lúa chất cao ngồn ngộn một vẻ rất đời thường. Hơn thế nữa, những náo nức của mùa gặt đã đánh thức cả ánh trăng vốn tĩnh lặng; dưới ánh trăng, trong nhịp máy quay rộn ràng, những hạt lúa chín mẩy chảy tràn trông như thể “vàng tuôn”. Câu thơ có vẻ sáo, nhưng bù lại, nó đã thể hiện rất hồn nhiên cái tình cảm của một anh nhà nghèo, xoa tay sung sướng trước những thành quả do mình làm ra.

(4)    Ấy vậy nhưng người nông dân ở nhà thơ Nguyễn Duy lại rất hay “cả nghĩ”. Luôn có hai thái cực song hành trong tình cảm của người ấy. Xôn xao náo nức là thế khi mùa gặt đến, nhưng tự đáy lòng mình, người ấy vẫn đắm xuống trong một tình cảm lo xa. Thành quả ấy, “của một đồng, công một nén là đây”, cho nên mới phải thốt lên: “Tay nhè nhẹ chút, người ơi/ Trông đôi hạt rụng, hạt rơi xót lòng”. Chuyện đời lúa, đời người cứ lẫn vào nhau, đến nỗi nhìn những bó rơm bị vò nát mà cũng thấy “Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi!”. Lại cả những lo xa đã có từ ngàn đời nảy sinh trên luống cày, vẫn cứ còn nung nấu: “Nắng non mầm mục mất thôi/ Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn”.

    […]

(Trần Hòa Bình, Tiếng hát mùa gặt của Nguyễn Duy, Thơ với lời bình, Nhiều tác giả, tập 2, NXB Giáo dục, 1996)

* Trần Hoà Bình (1956 – 2008) sinh ra tại Hà Tây, là nhà báo, nhà thơ. Ông còn là chuyên gia tâm lý sâu sắc và hóm hỉnh với những lời gỡ rối tâm tình giúp độc giả với bút danh Tầm Thư. Trần Hoà Bình là người đàn ông đa tài. Ông viết báo, làm thơ, vẽ, giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm 2, Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Và chỉ với bài thơ Thêm một, Trần Hòa Bình ghi tên mình như một thi sĩ tài hoa trên thi đàn Việt Nam đương đại.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Xác định câu văn nêu luận điểm trong đoạn (3).

Câu 3. Xác định thành phần biệt lập trong những câu sau:

a. Cái nắng gắt gao hình như không phải từ trên trời xuống, mà như ngược lại được "phả" từ cánh đồng lên: đồng lúa rộng quá, màu vàng của lúa chín còn sáng ngợp hơn cả nắng trời, đến nỗi nó làm đảo lộn cả tương quan của tự nhiên trong cảm nhận của con người.

b. Thành quả ấy, “của một đồng, công một nén là đây”, cho nên mới phải thốt lên: “Tay nhè nhẹ chút, người ơi/ Trông đôi hạt rụng, hạt rơi xót lòng”.

Câu 4. Đoạn (2) sử dụng những cách trích dẫn bằng chứng nào? Tác dụng của việc dùng cách trích dẫn ấy là gì?

Câu 5. Các lí lẽ và bằng chứng được dùng trong đoạn (4) có vai trò như thế nào trong việc thể hiện luận điểm của đoạn văn này?

Câu 6. Em thích nhất điều gì trong nghệ thuật nghị luận của tác giả? Vì sao?

2
18 tháng 3

Câu 1: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? Văn bản bàn về vẻ đẹp của mùa gặt ở nông thôn miền Bắc Việt Nam, đồng thời khắc họa cảm xúc và tâm tư của người nông dân qua các giai đoạn của mùa gặt như gặt lúa, tuốt lúa, phơi khô, và quạt sạch.

Câu 2: Xác định câu văn nêu luận điểm trong đoạn (3). Câu văn nêu luận điểm trong đoạn (3) là: “Không gian mùa gặt không chỉ được mở ra trên những cánh đồng ban ngày, nó còn hiện lên ở trong thôn xóm buổi đêm.”

Câu 3: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau: a. Thành phần biệt lập: “hình như” (thành phần tình thái). b. Thành phần biệt lập: “ấy”, “của một đồng, công một nén là đây” (thành phần tình thái và thành phần giải thích).

Câu 4: Đoạn (2) sử dụng những cách trích dẫn bằng chứng nào? Tác dụng của việc dùng cách trích dẫn ấy là gì?

  • Cách trích dẫn: Đoạn (2) trích dẫn trực tiếp các hình ảnh và từ ngữ tiêu biểu từ bài thơ như “phả từ cánh đồng lên”, “cánh cò dẫn gió”, và “liếm ngang chân trời”.
  • Tác dụng: Việc trích dẫn này làm nổi bật sự sinh động của không gian mùa gặt, đồng thời tăng tính thuyết phục cho luận điểm khi kết hợp phân tích ngôn ngữ giàu hình ảnh của bài thơ.

Câu 5: Các lí lẽ và bằng chứng được dùng trong đoạn (4) có vai trò như thế nào trong việc thể hiện luận điểm của đoạn văn này?

  • Vai trò: Các lí lẽ và bằng chứng trong đoạn (4) làm rõ tính cách “cả nghĩ” của người nông dân. Tâm lý xót xa, lo toan được nhấn mạnh qua các câu thơ trích dẫn như: “Tay nhè nhẹ chút, người ơi” và “Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi!”. Những lí lẽ này không chỉ thể hiện chiều sâu trong cảm xúc của người nông dân mà còn làm nổi bật sự gắn bó giữa đời người và đời lúa, qua đó khẳng định sự cần mẫn và ân cần trong lao động.

Câu 6: Em thích nhất điều gì trong nghệ thuật nghị luận của tác giả? Vì sao?

  • Điều yêu thích: Em thích nhất cách tác giả phân tích và bình luận dựa trên các hình ảnh và ngôn từ giàu cảm xúc của bài thơ.
  • Lý do: Cách phân tích vừa gần gũi, vừa sâu sắc, giúp người đọc hình dung rõ ràng không gian mùa gặt và cảm nhận được cái hồn của bài thơ cũng như tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Tác giả còn kết hợp được cả tình cảm chân thành, tạo nên sự lôi cuốn đặc biệt.
18 tháng 3

Cô tick cho em nhé


Đọc văn bản sau:        Khoe lười Anh em chớ bảo ta lười, Làm việc cho hay phải thức thời. Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí, Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi. Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh, Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi. Chờ đến xuân sang ta sẽ liệu, Anh em chớ bảo ta lười.                                (Tú Mỡ) Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

       Khoe lười

Anh em chớ bảo ta lười,

Làm việc cho hay phải thức thời.

Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí,

Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi.

Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh,

Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi.

Chờ đến xuân sang ta sẽ liệu,

Anh em chớ bảo ta lười.

                               (Tú Mỡ)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Đối tượng trào phúng trong bài thơ là ai?

Câu 3. Nhận xét về sắc thái nghĩa của từ “khoe” trong nhan đề “Khoe lười” của bài thơ.

Câu 4. Chủ đề của bài thơ là gì? Nêu một số căn cứ để giúp em xác định chủ đề đó.

Câu 5. Phân tích tác dụng của việc kết hợp từ ngữ chỉ thời gian và từ ngữ miêu tả công việc nên làm trong đoạn thơ sau.

     Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí,

     Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi.

     Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh,

     Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi.

Câu 6. Một trong những thông điệp mà bài thơ muốn nhắn nhủ đến bạn đọc đó là không nên có thói xấu trì hoãn công việc trong cuộc sống. Với góc nhìn của một người trẻ, hãy viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu đưa ra giải pháp để loại bỏ thói quen trì hoãn.

0
18 tháng 3

Gọi CTHH cần tìm là R2O3.

Mà: trong thành phần của oxide, O chiếm 30%

\(\Rightarrow\dfrac{16.3}{2M_R+16.3}.100\%=30\%\)

\(\Rightarrow M_R=56\left(g/mol\right)\)

→ R là Fe.

Vậy: CTHH cần tìm là Fe2O3.

18 tháng 3

đi mà viết


đi mà năn nỉ đó☹

18 tháng 3

\(n_{Al_2O_3}=\dfrac{10,2}{102}=0,1\left(mol\right)\)

PT: \(Al_2O_3+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2O\)

Theo PT: \(n_{AlCl_3}=2n_{Al_2O_3}=0,2\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{AlCl_3}=0,2.133,5=26,7\left(g\right)\)

18 tháng 3

Pt: Al2O3 + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2O

Khi mua đồ ăn thức uống, chúng ta cần quan tâm đến màu sắchạn sử dụng vì những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng. Cụ thể:

1. Màu sắc – Dấu hiệu nhận biết thực phẩm tươi ngon hay bị hư hỏng

  • Phản ánh độ tươi mới: Thực phẩm tươi sống như rau củ, thịt cá, sữa, trứng thường có màu sắc tự nhiên và tươi sáng. Nếu thực phẩm bị biến đổi màu sắc (xỉn màu, đốm lạ, sẫm màu...), có thể nó đã hư hỏng hoặc bị nhiễm vi khuẩn.
  • Phát hiện thực phẩm có chứa hóa chất độc hại: Một số thực phẩm có màu sắc quá đậm hoặc không tự nhiên (quá sáng, quá sặc sỡ) có thể đã bị tẩm hóa chất, phẩm màu độc hại. Ví dụ, thịt có màu đỏ tươi bất thường hoặc trái cây có màu quá rực rỡ có thể đã được xử lý bằng hóa chất bảo quản.
  • Dấu hiệu ôi thiu: Màu sắc thay đổi kèm theo mùi lạ là dấu hiệu thực phẩm đã hỏng. Ví dụ, rau xanh bị úa vàng, thịt cá có vết thâm đen hoặc trứng có vỏ bị rạn nứt đều là dấu hiệu cần tránh.

2. Hạn sử dụng – Quyết định độ an toàn của thực phẩm

  • Tránh ngộ độc thực phẩm: Thực phẩm hết hạn có thể bị vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập, gây ngộ độc hoặc các bệnh tiêu hóa.
  • Bảo đảm chất lượng dinh dưỡng: Sau thời gian sử dụng khuyến cáo, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm có thể bị biến đổi hoặc mất đi, ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của món ăn.
  • Đảm bảo mùi vị và kết cấu: Thực phẩm quá hạn có thể bị thay đổi mùi vị, kết cấu. Ví dụ, sữa hết hạn có thể bị vón cục, bánh kẹo trở nên mềm hoặc khô cứng hơn bình thường.

Kết luận

Kiểm tra màu sắchạn sử dụng khi mua đồ ăn thức uống giúp bảo vệ sức khỏe, tránh nguy cơ ngộ độc và đảm bảo sử dụng thực phẩm an toàn, tươi ngon. Hãy luôn đọc kỹ nhãn mác và quan sát thực phẩm trước khi mua để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất!

18 tháng 3

PT: \(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)

\(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)

\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)

Ta có: nHCl = 0,09.1,5 = 0,135 (mol)

Theo PT: \(n_{H_2}=\dfrac{1}{2}n_{HCl}=0,0675\left(mol\right)\)

Theo ĐLBT KL: mKL + mHCl = m muối + mH2

⇒ m muối = 5,4 + 0,135.36,5 - 0,0675.2 = 10,1925 (g)