K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7

a) Bà già đi chợ Cầu Đông

 Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

 Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

  • Biện pháp tu từ: Đối lập
  • Tác dụng: Tạo ra sự hài hước, châm biếm nhẹ nhàng. Việc đối lập giữa "lợi" (lợi ích khi lấy chồng) và "răng chẳng còn" (hàm ý tuổi tác đã cao) tạo nên một tình huống trớ trêu, gây cười. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện sự quan tâm đến chuyện chồng con của người phụ nữ xưa, đồng thời cũng bộc lộ một chút quan niệm xã hội về hôn nhân và tuổi tác.

b) Lom khom dưới núi tiều vài chú

 Lác đác trên sông chợ mấy nhà

  • Biện pháp tu từ: Liệt kê, từ láy
  • Tác dụng: Tạo nên một bức tranh làng quê yên bình, tĩnh lặng. Các từ láy "lom khom", "lác đác" gợi tả hình ảnh những người dân lao động lam lũ, cuộc sống giản dị. Câu thơ gợi lên một không gian rộng lớn, bao la của thiên nhiên và sự nhỏ bé của con người trong đó.

c) Ung dung buồng lái ta ngồi

/ Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng

  • Biện pháp tu từ: Điệp ngữ, đối
  • Tác dụng: Thể hiện sự tự tin, chủ động của người lái tàu. Câu thơ ngắn gọn, súc tích nhưng mang ý nghĩa sâu sắc. Việc điệp lại từ "nhìn" và sự đối xứng giữa "đất" và "trời" nhấn mạnh tầm nhìn bao quát, sự tự do và phóng khoáng của người lái tàu. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện sự chủ động, sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách.

Bạn tk ạ

“Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy...
Đọc tiếp
“Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy dãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.”câu4:từ đoạn văn bản hãy viết 1 đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống
1
30 tháng 7

Cuộc sống, giống như một chiếc vỏ trai khổng lồ, chứa đựng những hạt cát, những thử thách, những nỗi đau không mong muốn. Có những lúc, chúng ta cảm thấy như những hạt cát ấy quá lớn, quá sắc nhọn, đâm vào sâu thẳm tâm hồn, khiến ta muốn buông xuôi. Nhưng cũng có những lúc, ta chọn cách đối mặt, chọn cách biến những hạt cát ấy thành viên ngọc quý giá. Cũng như hạt cát bén nhọn ban đầu đã trở thành hạt ngọc sáng ngời nhờ sự bao bọc, nuôi dưỡng của lớp xà cừ, chúng ta cũng có thể biến những khó khăn, thử thách thành động lực để mình trưởng thành hơn. Mỗi một trải nghiệm đau khổ, mỗi một thất bại đều là một cơ hội để ta rèn luyện bản lĩnh, để ta khám phá những khả năng tiềm ẩn bên trong mình. Và rồi, một ngày nào đó, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy mình đã trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn bao giờ hết.

Bạn tk nhé.

30 tháng 7

Tham Khảo

Em sinh ra và lớn lên tại quê hương Ninh Bình - nơi được mẹ thiên nhiên ưu ái ban cho nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, nên thơ. Bên cạnh những cảnh đẹp của trời mây non nước trùng điệp, vẻ tự nhiên thuần khiết với những nét hoang sơ quyến rũ tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, đầm ngập nước Vân Long; nét cổ kính uy nghiêm ở đền thờ vua Đinh, vua Lê; kiến trúc độc đáo có một không hai tại Nhà thờ đá Phát Diệm; sự đa dạng sinh học ở vườn Quốc gia Cúc Phương hay những kỷ lục độc đáo tại chùa Bái Đính, du khách đến với Ninh bình đều thích thú khi được hòa mình trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình mà rất đỗi mộc mạc của vùng đất cố đô với những dãy núi xanh mướt, những cánh đồng lúa bao la, những đàn cò trắng đậu kín bờ ruộng…. Đâu đó trên những cung đường làng, có những chiếc xe bò, xe trâu thong dong ngắm nhìn quang cảnh đồng quê, những đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, hít những luồng khí trong lành, tươi mới khác với hương vị nơi các thành phố ồn ào, náo nhiệt , tất bật, hối hả.  

Viết bài văn phân tích hình tượng nhân vật ông Tư trong truyện ngắn dưới đây? ÔNG TƯ - Ê, ông Tư đến bay ơi! - Ông Tư đến kìa.          Chúng tôi đang đá bóng, đánh bi hay đánh đáo hễ nghe đứa nào xướng lên: “Ê, ông Tư đến” thì đều bỏ cuộc chơi, chạy đi lượm đất đá, chà gai ném ra giữa đường rồi nấp vào một ngõ nhà nào đó nhìn ra. Ông Tư đi tới, thấy các “chướng ngại vật” ấy, ông chỉ mỉm cười....
Đọc tiếp

Viết bài văn phân tích hình tượng nhân vật ông Tư trong truyện ngắn dưới đây?

ÔNG TƯ

- Ê, ông Tư đến bay ơi!

- Ông Tư đến kìa.

         Chúng tôi đang đá bóng, đánh bi hay đánh đáo hễ nghe đứa nào xướng lên: “Ê, ông Tư đến” thì đều bỏ cuộc chơi, chạy đi lượm đất đá, chà gai ném ra giữa đường rồi nấp vào một ngõ nhà nào đó nhìn ra. Ông Tư đi tới, thấy các “chướng ngại vật” ấy, ông chỉ mỉm cười. Mặc dù biết là chúng tôi vừa ném ra, ông vẫn không la ó chửi mắng.  Ông chỉ cúi xuống nhặt từng hòn đá, hòn đất, từng cây gai xếp cẩn thận vào bờ rào rồi đi tiếp, dáng ung dung. Cái trò ấy không biết đã lặp đi lặp lại bao nhiêu lần. Mỗi khi nhớ lại tuổi thơ, tôi không khỏi buồn rầu, xen lẫn một chút tự tha thứ cho mình.

        Ông Tư sống một mình, không vợ, không con. Chẳng biết ông ăn uống bằng thứ gì, chỉ thấy ông suốt ngày lang thang khắp làng, tới các nhà neo khó, lúc họ đi làm vắng, tự động nhổ cỏ quét nhà, tự động mở cửa dọn dẹp, xếp đặt mọi thứ cho ngay ngắn gọn ghẽ rồi lặng lẽ ra về. Lúc đầu, nhiều người thấy vậy thì thắc mắc:

- Ông Tư khùng hay sao ấy. Tự nhiên chẳng ai mời lại đi làm giúp người ta mà chẳng đòi trả công.

- Chẳng khùng đâu, chẳng khùng đâu, - người khác cãi lại, - ông ta ăn nói khôn ngoan lắm.

- Thế thì ông ta làm phước đấy. - Người khác xen vào.

Nhưng sau đó, người ta chẳng còn thắc mắc nữa. Ông ta không ăn cắp, ăn trộm, không phá cây, phá quả, chỉ có dọn nhà nhổ cỏ rồi đi thì mặc ông ta, mình đỡ phải làm, hơi đâu suy nghĩ lý do lý trấu gì cho thêm mệt. Mọi người đều bận lo việc riêng của mình cả.

Một hôm, chúng tôi không thấy ông Tư lang thang trên đường làng nữa. Những nhà vốn để rác bừa bãi, mọi vật vứt bỏ lộn xộn chẳng có bàn tay nào dọn dẹp. Chúng tôi thắc mắc hỏi người lớn: “Ông Tư đâu hè?”. Người lớn bận làm việc nên cứ “hử”, “hả” rồi bảo: “Chắc ổng bận việc gì ở nhà hoặc ổng thấy mất công, ổng không làm nữa thì kệ ông ấy, việc gì đến chúng bay”. Nhưng rồi, cả ba, bốn hôm sau vẫn không thấy ông Tư xuất hiện. Lần này, chúng tôi không hỏi người lớn nữa mà rủ nhau tìm đến nhà ông. Đó là một ngôi nhà tranh thủng nát, tường làm bằng đất, nhiều chỗ đổ xuống từng mảng. Cửa nhà là một tấm phên che tạm. Chúng tôi gọi to nhưng chẳng nghe tiếng ông đáp. Cảm thấy rợn rợn nhưng không tránh khỏi sự tò mò, mấy đứa tôi cầm tay nhau, xô tấm phên bước vào nhà ông. Trong nhà tối om. Có tiếng rắc rắc của mối mọt, có tiếng chuột chạy. Chúng tôi cố giữ can đảm bước sâu vào phía trong. Tại góc nhà phía trái có một cái giường tre, trên đó có một người nằm phủ chiếu. “Chắc ông Tư bị đau”. Chúng tôi chạy đến giở chiếu lên. Nhưng chúng tôi bất giác cùng lùi lại. Có một mùi như mùi xác chết rất nặng xông lên...

Chúng tôi ré lên rồi ù chạy về báo cho người lớn. Nhưng mọi người như không cần nghe chúng tôi, chỉ gằn giọng “hử”, “hả” rồi bỏ đi. Mọi người đều bận lo việc riêng của mình.

                                           (Trích truyện ngắn của Thanh Quế)

0
Bài 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: NƠI TUỔI THƠ EM Có một dòng sông xanh Bắt nguồn từ sữa mẹ Có vầng trăng tròn thế Lửng lơ khóm tre làng Có bảy sắc cầu vồng Bắc qua đồi xanh biếc Có lời ru tha thiết Ngọt ngào mãi vành nôi Có cánh đồng xanh tươi Ấp yêu đàn cò trắng Có ngày mưa tháng nắng Đọng trên áo mẹ cha Có một khúc dân ca Thơm lừng...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

NƠI TUỔI THƠ EM

Có một dòng sông xanh
Bắt nguồn từ sữa mẹ
Có vầng trăng tròn thế
Lửng lơ khóm tre làng

Có bảy sắc cầu vồng
Bắc qua đồi xanh biếc
Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi

Có cánh đồng xanh tươi
Ấp yêu đàn cò trắng
Có ngày mưa tháng nắng
Đọng trên áo mẹ cha

Có một khúc dân ca
Thơm lừng hương cỏ dại
Có tuổi thơ đẹp mãi
Là đất trời quê hương.

 

(Nguyễn Lãm Thắng, Giấc mơ buổi sáng, NXB Văn học, 2017)

Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Nhận xét về cách gieo vần của bài thơ

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng xuyên suốt toàn bài thơ?

Câu 3: Tại sao khi viết về kỉ niệm tuổi thơ, tác giả lại cảm thấy “Có ngày mưa tháng nắng/ Đọng trên áo mẹ cha”?

Câu 4: Nêu nội dung của bài thơ?

    Câu 5: Nhân vật em nhỏ trong bài thơ cho rằng: Có tuổi thơ đẹp mãi/ Là đất trời quê hương”. Em có đồng ý với tình cảm đó không? Vì sao?

hép mi pờ lít

1
29 tháng 7

chỉ làm 1 ý thôi nhé !

câu 4

- Quê hương tật đẹp đẽ , bình dị và chan chứa biết bao kỉ niệm đẹp tuổi thơ. Như vay ạ chúng ta phải trân quý và tôn trọng quê hương của mình.

29 tháng 7
Dàn ý:

1. Mở đoạn

– Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân.

– Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Làng”.

– Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về tác phẩm, nhân vật.

2. Thân đoạn:

a. Khái quát về tác phầm (Hoàn cảnh sáng tác, bố cục, vị trí đoạn trích, ....)

– Truyện ngắn “làng” của nhà văn Kim Lân được viết năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.

– Vị trí của đoạn trích.

b. Cảm nhận về tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích

* Tâm trạng bàng hoàng, sửng sốt, bán tính bán nghi khi bất ngờ nghe tin làng theo giặc:

– Ông đang Hai vui sướng đến tột độ khi nghe được nhiều tin kháng chiến rồi bất ngờ cho ông nghe được tin làng theo Tây.

– Lời kể của người đàn bà cho con bú đã dập tắt tất cả. Như một nhát dao cứa vào trái tim ông, nghe như một tiếng sét bên tai làm ông hoảng loạn và sụp đổ (Dẫn chứng: ” Cổ nghẹn ắng hẳn lạ,da mặt tê rân rân.Ông lão lặng đi tưởng đến không thở được”).

-> Đó là cái cảm giác sững sờ choáng váng, co thắt từng khúc ruột của ông; là trạng thái tâm lí hết sức tự nhiên của một người quá yêu làng. – Ông Hai không tin vào những điều mà mình vừa nghe: “Liệu có thật không hở bác?”. Câu hỏi thể hiện sự bán tín, bán nghi. Ông mong mỏi tin ấy không đúng, chỉ là một sự nhầm lẫn…

– Cái tin làng theo Tây khiến ông xấu hổ đành đánh trông lảng ra về: “Hà! Nắng gớm, về nào! Ông Hai “Cúi gằm mặt xuống mà đi”. Ông không giám ngẩng mặt lên vì xấu hổ, …

*Ông trở về mang theo tâm trạng vừa xấu hổ, nhục nhã vừa căm giận

 

– Về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường “nhìn lũ con tủi thân nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”.

– Càng thương con bao nhiêu thì nỗi căm tức của ông lại càng lớn bấy nhiêu. Ông nắm chặt hai bàn tay và rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bản nước để
nhục nhã thế này”.

-> Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước | theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy. Niềm tin nỗi nhớ | cứ giằng xé trong ông. Tủi thân ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu,thương thân mình mang tiếng là người làng việt gian.

=> Ông Hai là người rất yêu làng, dành trọn tình cảm cho làng Chợ Dầu của mình nên ông không thể nào tránh khỏi cảm giác đau đớn, căm hờn khi hay tin làng Dầu từ một làng kháng chiến nay lại làm Việt gian bán nước.

c, Nghệ thuật:

– Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi.

– Tình huống truyện bất ngờ, hợp lí.

– Nhân vật được khắc họa thành công chủ yếu qua ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm.

3. Kết đoạn:

– Khẳng định tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích đã thể hiện được tình yêu làng tha thiết, mãnh liệt.

– Đánh giá sự thành công của tác phẩm/ liên hệ, trình bày suy nghĩ
bản thân.

 tk ah