
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


tìm đọc bài thơ "Khi mẹ vắng nhà" của Trần Đăng Khoa, bài văn "Khúc đồng dao lấm láp" của Kao Sơn và bài văn "Trên đồi mở mắt và mơ" của Văn Thành Lê. Những tác phẩm này có thể giúp bạn khôn lớn và trưởng thành qua những trải nghiệm trong cuộc sống.

1.
- Câu chuyện kể về anh Kim Đồng.
- Mở đầu: Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng.
- Diễn biến:
+ Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết.
+ Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người.
+ Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo.
+ Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ.
+ Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo.
- Kết thúc: Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.
- Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
- Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2.
- Mở bài: Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành. Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.
- Thân bài:
+ Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.
Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo.
+ Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.
+ Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Kết bài: Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
3. Em tiến hành góp ý cho dàn ý của bạn và chỉnh sửa dàn ý nếu có.
viết doạn văn nêu suy nghĩ cảm xúc của em về lê quý đôn hoặc về những người tài giỏi
ac giúp em đi ạ

Võ Nguyên giáp là nhà chỉ huy quân sự tài ba, nhà hoạt động chính trị lồi lạc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến trong thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi kết thúc chiến tranh. Ông là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia với tư cách Tư lệnh chiến dịch trong giai đoạn 1945 - 1954: chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên giới (1950), chiến dịch Trung Du (12/1950), chiến dịch Đông Bắc (1951), chiến dịch Đồng Bằng (5/1951), chiến dịch Tây Bắc (1952), chiến dịch Thượng Lào (1953), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Như các danh tướng trong lịch sử Việt Nam, Võ Nguyên Giáp chú trọng chiến thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lây thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông là chiến tranh Nhân dân được kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa đánh giặc của Tổ tiên và tri thức quân sự thế giới, tất cả những điểm ấy luôn được cập nhật qua mỗi cuộc chiến.
Chúc em học tốt!
Đề bài yêu cầu nêu suy nghĩ ,cảm xúc chứ đâu phải kể về những thành tích đã đạt được đâu bạn Phạm Nhật Minh

Đoạn 1: Trong vườn em có nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Nhưng em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
Đoạn 2: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Khi đến gần, thân chuôi sừng sững như cột nhà. vỏ mát rượi gồm nhiều lớp nhẵn bóng, xen lẫn nhiều màu sắc: xanh lá, xanh non, tím nhạt.
Đoạn 3: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần. Nấp dưới tàu lá vãng sắp rũ là một buồng chuối rất to. Buồng chuối được kết bởi 10 nải chuối, nỗi nải chuối gồm có từ 18 đến 22 quả. Qủa chuối chưa chín màu xanh, dài chừng 20cm to gần bằng cổ tay của em, nhìn rất thích mắt.
Đoạn 4: Có lẽ, trong các loại cây ăn quả, chuối là loại cây có thể sử dụng tất cả các bộ phận. Củ chuối, thân chuối bà thường lấy làm thức ăn cho heo, cho gà vịt, lá chuối dùng để gói bánh tét, bánh gai. Hoa chuối dùng để làm nộm, ăn lẩu và quả chuối dùng để tráng miệng sau mỗi bữa cơm. Bởi chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.
Đoạn 1: Trong vườn em có nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Nhưng em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
Đoạn 2: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Khi đến gần, thân chuôi sừng sững như cột nhà. vỏ mát rượi gồm nhiều lớp nhẵn bóng, xen lẫn nhiều màu sắc: xanh lá, xanh non, tím nhạt.
Đoạn 3: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần. Nấp dưới tàu lá vãng sắp rũ là một buồng chuối rất to. Buồng chuối được kết bởi 10 nải chuối, nỗi nải chuối gồm có từ 18 đến 22 quả. Qủa chuối chưa chín màu xanh, dài chừng 20cm to gần bằng cổ tay của em, nhìn rất thích mắt.
Đoạn 4: Có lẽ, trong các loại cây ăn quả, chuối là loại cây có thể sử dụng tất cả các bộ phận. Củ chuối, thân chuối bà thường lấy làm thức ăn cho heo, cho gà vịt, lá chuối dùng để gói bánh tét, bánh gai. Hoa chuối dùng để làm nộm, ăn lẩu và quả chuối dùng để tráng miệng sau mỗi bữa cơm. Bởi chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.

Tham khảo:
Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba hông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mỗi chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.

Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
Đoạn 2. Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.
Đoạn 3. Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.
Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.

1. Em nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.
2. Em tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,... trong bài của em (nếu có) và sửa bài cho các bạn trong lớp.
3. Em tự sửa bài văn của mình
4. Em đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.
Lê Hồng Phong – Nhà lãnh đạo kiên cường của cách mạng Việt Nam
Trong lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, có nhiều tấm gương chiến đấu và hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do của dân tộc. Một trong những người tiêu biểu là đồng chí Lê Hồng Phong, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng trong thời kỳ đầy cam go, thử thách.
Lê Hồng Phong sinh năm 1902 tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An – vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Xuất thân trong một gia đình nông dân, từ nhỏ ông đã sớm chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước và tinh thần đấu tranh chống áp bức.
Năm 1924, ông rời quê hương sang Xiêm (Thái Lan), rồi sang Trung Quốc, sau đó tiếp tục học tại Liên Xô. Tại đây, ông được đào tạo bài bản về lý luận Mác – Lênin và công tác tổ chức cách mạng. Nhờ tư duy sắc bén, lập trường kiên định và năng lực lãnh đạo, năm 1935, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (ở Ma Cao), Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư.
Dưới sự lãnh đạo của Lê Hồng Phong, phong trào cách mạng nước ta tiếp tục được giữ vững và phát triển, đặc biệt trong bối cảnh bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt. Ông góp công lớn trong việc củng cố tổ chức Đảng, gây dựng lại các cơ sở cách mạng và duy trì mối liên hệ giữa Đảng trong nước với quốc tế.
Năm 1939, ông bị địch bắt và kết án tù đày. Dù bị tra tấn dã man và giam giữ trong nhà tù Côn Đảo, Lê Hồng Phong vẫn giữ vững khí tiết người cộng sản, bất khuất trước kẻ thù. Ông từ trần ngày 6/9/1942 trong cảnh lao tù, khi mới 40 tuổi.
Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Lê Hồng Phong là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, lý tưởng cách mạng và đức hy sinh cao cả. Tên tuổi của ông đã được ghi nhớ mãi mãi trong lịch sử Đảng và dân tộc Việt Nam, được đặt tên cho nhiều trường học, đường phố và địa phương để tôn vinh công lao của người chiến sĩ kiên trung ấy.
Tham khảo
Lê Hồng Phong (1902 – 1942), tên thật Nguyễn Bá Chu, là một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông sớm giác ngộ cách mạng, được Nguyễn Ái Quốc cử sang Liên Xô học tập, trang bị lý luận Mác-Lênin.
Trở về nước, ông giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1935), chỉ đạo Đại hội Đảng lần thứ I và tham dự Quốc tế Cộng sản VII. Ông có vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển Đảng, lãnh đạo phong trào cách mạng trong giai đoạn khó khăn.
Bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo, Lê Hồng Phong vẫn kiên cường đấu tranh cho đến khi hy sinh vào năm 1942. Ông là biểu tượng của ý chí kiên cường, lòng dũng cảm và tinh thần hy sinh cao cả vì độc lập dân tộc.