
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


1. Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến viếng lăng Bác.
Em rất háo hức và kỳ vọng vì sẽ được nhìn thấy Bác Hồ. Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây. Đường vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang.
Hôm ấy không chỉ có thầy cô và chúng em đến thăm lăng và còn rất nhiều những đoàn tham quan khác, họ đến từ khắp nơi của Tổ Quốc. Đôi khi em còn bắt gặp những đoàn tham quan của những du khách nước ngoài. Nhìn những đoàn tham quan, em cũng như các bạn đều tràn ngập cảm xúc tự hào.
Sau lễ duyệt binh nghiêm trang, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa suy nghĩ, vừa gần gũi.
Ra khỏi Lăng, chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi… Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào.
Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học với rất nhiều cảm xúc tự hào,...
Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị. Cũng qua chuyến đi này, em càng biết ơn Bác Hồ, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.
2. Em đọc soát và chỉnh sửa nếu có.
3. Em đọc bài làm của em trong hoạt động Viết cho người thân nghe.

Tên một cơ quan, tổ chức trong câu là: Trường Trung học cơ sở Tam Sơn -> tên tổ chức được viết hoa chữ cái đầu

Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Cô Hà Lê thân mén!
Em là Ngọc Hân - học sinh cũ lớp 3G được cô chủ nhiệm năm ngoái đây ạ. Năm nay, em đã chuyển sang ngôi trường mới, nhưng em vẫn rất nhớ và biết ơn cô. Vì vậy, em viết lá thư này để được hỏi thăm và chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo.
Dạo này cô vẫn khỏe chứ ạ? Cô vẫn đến trường và dạy dỗ các bạn nhỏ như trước nhỉ? Các em học sinh mới năm nay có ngoan và vâng lời cô không ạ? Vườn hoa hồng do cô trồng và chăm sóc cạnh thư viện năm nay có lẽ đã cao hơn và nở nhiều hoa rồi cô nhỉ?
Ở trường mới, em đã làm quen được với các bạn và thầy cô. Việc học tập của em cũng đã ổn định rồi. Nhờ cô quan tâm dạy dỗ, mà em không gặp nhiều khó khăn về bài vở. Em biết ơn cô lắm. Nhân ngày 20-11 sắp tới, em chúc cô luôn mạnh khỏe, yêu đời và ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp trồng người.
Học sinh cũ
Ngọc Hân

Hằng năm, các trường học trên cả nước sẽ tổ chức buổi lễ mít tinh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày 20 tháng 11. Đây là một dịp ý nghĩa để tri ân thầy cô giáo - những người lái đò thầm lặng.
Tôi vẫn còn nhớ buổi lễ hôm đó. Ngôi trường của tôi dường như được khoác một chiếc áo mới. Sân trường được quét dọn vô cùng sạch sẽ. Hàng ghế nhựa được xếp gọn gàng. Trên sân khấu treo một tấm băng rôn màu xanh, có dòng chữ màu trắng: “LỄ KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11”. Phía bên dưới là tên trường “THCS….”. Hai bên sân khấu để rất nhiều lẵng hoa chúc mừng. Từ sáng sớm, học sinh đã đến trường. Ai cũng mặc đồng phục gọn gàng. Khuôn mặt tỏ ra hân hoan, háo hức. Các cô mặc áo dài thướt tha. Còn các thầy mặc áo sơ mi, quần âu trang trọng. Nụ cười của thầy cô rạng rỡ trên môi.
Buổi lễ mít tinh được bắt đầu vào đúng bảy giờ ba mươi phút. Một hồi trống giòn giã vang lên. Học sinh xuống sân trường và xếp hàng. Mở đầu buổi lễ, một số tiết mục văn nghệ được trình bày. Giai điệu quen thuộc của các bài hát như “Bụi phấn”, “Người thầy”, “Nhớ ơn thầy cô”,... vang lên. Kết thúc phần văn nghệ, thầy cô và học sinh toàn trường thực hiện nghi thức chào cờ trang nghiêm. Sau đó, phần phát biểu của thầy hiệu trưởng đã gây cho tôi ấn tượng sâu sắc. Đến bây giờ, từng lời của thầy cùng với giọng nói trầm ấm vẫn vọng trong tâm trí của tôi. Lời tri ân của thầy dành cho các thầy cô thật đáng trân trọng, cảm động. Tiếp đến, chị Đỗ Thu Hà là một học sinh khối chín, đã thay mặt cho học sinh toàn trường phát biểu cảm nghĩ cũng như gửi lời cảm ơn đến các thầy cô. Bài phát biểu của chị thật cảm động. Chương trình tiếp tục được diễn ra với phần khen tặng các thầy cô xuất sắc.

Học sinh nghe thầy cô nhận xét và sửa lại bài theo lời nhận xét

Đến ngày cuối tuần,nhà em đi thăm ông bà.Gia đình em rất thích đi thăm ông bà.Khi vào nhà,căn nhà yên lặng làm nhớ tuổi thơ em từ nhỏ,mỗi người làm một việc.Bố em đi bưng những đồ cũ vào trong kho.Mẹ em nấu cơm giúp ông bà.Em đi dọn nhà cửa giúp mẹ.Em của em đi nói những thứ mình đã học ở trên lớp.Khi cả nhà xong,bữa cơm ngon miệng và no.Em thích vào ngày cuối tuần!!!.

Anh trai của tôi là một người đàn ông trưởng thành, có vẻ ngoài lịch lãm và cuốn hút. Anh ta cao trung bình, cơ bắp vừa phải và có mái tóc đen nổi bật. Ánh mắt của anh trai tôi luôn tỏa ra sự sáng tạo và sự quyết đoán.
Anh trai tôi luôn tỏ ra rất zụt kỷ và có tinh thần trách nhiệm cao. Anh ta luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người xung quanh mình và luôn là một người anh tốt bụng. Anh trai tôi cũng rất thông minh và có kiến thức rộng. Anh ta luôn cống hiến hết mình trong công việc và học tập.
Ngoài ra, anh trai tôi còn có tính cách hài hước và thân thiện. Anh ta luôn là tâm điểm của mọi cuộc họp gia đình nhờ khả năng gây cười vui vẻ và sự thông minh tự nhiên. Anh trai tôi cũng rất yêu thương gia đình và không ngại dành thời gian để chăm sóc và chia sẻ với chúng tôi.
Anh trai của tôi là một người mẫu gương tốt và luôn là nguồn cảm hứng lớn đối với tôi. Tôi rất tự hào về anh trai của mình và tin rằng anh ta sẽ luôn thành công trong cuộc sống.

Ngô Đình Diệm – Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam thế kỷ XX, Ngô Đình Diệm là một nhân vật có ảnh hưởng lớn, đồng thời cũng là một trong những chính trị gia gây nhiều tranh cãi. Ông là Tổng thống đầu tiên của chính thể Việt Nam Cộng hòa, người giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn chia cắt đất nước sau Hiệp định Genève (1954).
Ngô Đình Diệm sinh năm 1901 tại Quảng Bình, trong một gia đình công giáo có truyền thống quan lại. Ông từng làm quan dưới thời nhà Nguyễn, giữ chức Thượng thư Bộ Lại dưới triều vua Bảo Đại. Tuy nhiên, do bất đồng quan điểm với chính quyền bảo hộ Pháp và triều đình Huế, ông từ chức, sống ẩn dật nhiều năm, sau đó sang Mỹ và phát triển mối quan hệ với giới lãnh đạo Mỹ.
Năm 1954, sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17. Mỹ và các thế lực phương Tây đưa Ngô Đình Diệm về làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Năm 1955, ông tổ chức trưng cầu dân ý, phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, và trở thành Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.
Trong những năm đầu cầm quyền, Ngô Đình Diệm đã thực hiện một số cải cách như cải tổ hành chính, xây dựng quân đội, chống lại các giáo phái vũ trang và ổn định tình hình miền Nam. Tuy nhiên, ông cũng bị chỉ trích vì phong cách cai trị độc đoán, tập trung quyền lực vào gia đình, đặc biệt là người em ruột – cố vấn Ngô Đình Nhu và em dâu Trần Lệ Xuân.
Một biến cố lớn trong nhiệm kỳ của ông là cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963, khi chính quyền đàn áp các cuộc biểu tình của Phật tử. Điều này làm bùng nổ làn sóng phản đối trong nước và gây bất mãn trong cộng đồng quốc tế. Cuối cùng, ngày 1/11/1963, một nhóm tướng lĩnh quân đội tổ chức đảo chính. Ngày hôm sau, 2/11/1963, Ngô Đình Diệm và em trai bị giết tại Sài Gòn.
Dù có công trong việc xây dựng nền hành chính và tạo lập một số nền tảng ở miền Nam, di sản của Ngô Đình Diệm vẫn là một vấn đề gây tranh luận sâu sắc trong giới nghiên cứu lịch sử. Có người ca ngợi ông là người yêu nước chống cộng sản, nhưng cũng có người chỉ trích ông vì đường lối cai trị cứng rắn và chia rẽ dân tộc.
Ngô Đình Diệm là một nhân vật phức tạp, gắn liền với những bước ngoặt lớn của đất nước trong giai đoạn chia cắt. Việc nhìn nhận về ông cần đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, khách quan và toàn diện.
Tham khảo
mình ko thể viết được xin lỗi bạn nhé