
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


1.
Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.
Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.
Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.
Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:
- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!
Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.
Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.
Em chủ động hoàn thành bài tập.

Nay trong thời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đời tư, tạm biệt những vùng quê, tạm biệt những thành phố phồn hoa đô hội để đến với biển đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân. Giữa bao nhiêu thiếu thốn và cô đơn, những người lính ấy vẫn quyết bám đảo, bám biển để bảo vệ vùng trời biển thiêng liêng mà bao liệt sĩ đã ngã xuống khi cuộc đời còn rất trẻ. Mặc dù chiến tranh tàn khốc đã thôi không trở lại, nhưng những âm mưu độc chiếm, âm mưu muốn tranh giành lãnh thổ của các nước ‘’láng giềng’’ vẫn còn sôi sục đó đây. Biển vẫn ngày đêm sóng dữ chưa nguôi. Các anh, những người lính trẻ không màng khó khăn, ngày đêm và ngày đêm chiến đấu. Các anh mang trong mình tư thế sẵn sàng, tay cầm súng, đầu mang chí lớn đối mặt với hiểm nguy nhưng can trường và vững chãi, hiên ngang giữa mênh mông biển cả.
Trạng ngữ: Nay trong thời bình

Câu chuyện em có thể tìm đọc Bác sĩ vạn năng
Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân nghèo tên là Tôm. Một hôm bác đánh xe hai bò kéo chở đầy củi ra tỉnh bán cho một ông bác sĩ lấy hai Taler - hai đồng tiền vàng. Lúc trả tiền, bác sĩ đang ngồi ở bàn ăn. Nhìn thấy ông ta ăn uống linh đình, bác nông dân cũng muốn mình được như vậy.
Bác tần ngần đứng lại một lúc, rồi hỏi xem mình có thể làm bác sĩ được không.
Bác sĩ bảo:
- Được chứ, cũng nhanh thôi.
Bác nông dân hỏi:
- Vậy tôi phải làm gì ạ?
- Điều đầu tiên là mua quyển sách vỡ lòng ABC loại sách trang đầu có vẽ con gà trống. Rồi bán xe với bò lấy tiền mua sắm quần áo, đồ nghề của bác sĩ. Sau cùng thuê thợ kẻ biển "Tôi là bác sĩ vạn năng" và đóng đinh treo trước cửa.
Bác nông dân làm đúng theo lời khuyên. Bác làm bác sĩ chưa được bao lâu thì có một nhà quyền quý giàu có kia bị mất trộm. Ông ta nghe nói là có vị bác sĩ vạn năng ở làng nọ có thể đoán biết được tiền ăn trộm giấu ở đâu. Ông cho đánh xe đến làng và hỏi bác nông dân rằng:
- Bác có phải là vị bác sĩ vạn năng không?
- Quả đúng như vậy.
Ông mời bác cùng đi tìm của mất trộm. Bác đồng ý, nhưng phải để Grete vợ bác cùng đi. Khi họ tới nhà quyền quý kia thì bữa ăn đã dọn ra. Bác sĩ vạn năng đòi trước tiên phải được cùng ăn, không những bác mà bác gái cũng cùng ăn, vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Khi tên hầu thứ nhất bưng món ăn ngon vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Thứ nhất đấy!
Ý nói là người thứ nhất bưng món ăn vào. Tên hầu tưởng bác định nói "Tên trộm thứ nhất đấy." Chính tên hầu đã ăn trộm nên hắn hoảng sợ, ra ngoài nói với các bạn:
- Bác sĩ biết hết tất cả, thật nguy cho chúng ta. Ông ấy bảo tao là tên trộm thứ nhất. Tên thứ hai sợ không muốn vào, nhưng rồi cũng phải bưng vào. Khi hắn mang thẫu thức ăn vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Grete, thứ hai đấy!
Tên hầu sợ quá tìm cách lảng ra. Đến lượt tên thứ ba cũng vậy. Bác nông dân nói với vợ:
- Grete, tên thứ ba đấy!
Tên thứ tư mang thẫu thức ăn đậy kín. Chủ nhà bảo bác sĩ trổ tài, đoán xem là món gì. Đó là món tôm. Bác nông dân nhìn thẫu đậy kín không biết đoán mò sao, lúng ta lúng túng và kêu:
- Chà, chà, khổ cho cái thằng Tôm tôi quá!
Nghe xong nhà quyền quý reo lên:
- Tài thật! Bác biết chuyện này thì nhất định bác biết ai lấy trộm tiền!
Tên hầu chột dạ, nháy mắt cho bác sĩ ra ngoài. Bác ra, cả bốn tên hầu thú thật đã trót ăn trộm tiền. Chúng xin hoàn lại tiền và đưa bác thêm một khoản tiền lớn, chỉ xin bác đừng tố cáo, kẻo chúng có thể mất đầu như chơi. Chúng dẫn bác tới chỗ giấu của.
Bác sĩ trong bụng mừng thầm, lại ngồi vào bàn ăn, rồi nói:
- Thưa ông, để tôi tìm trong sách cẩm nang xem tiền giấu ở đâu.
Tên hầu thứ năm bò vào lò sưởi để dò xem bác sĩ có biết thêm gì nữa không. Bác sĩ ngồi giở sách đánh vần ABC, lật hết trang này đến trang khác để tìm con gà trống. Tìm mãi vẫn chưa thấy, bác nói:
- Ở đó thì ra đi chớ!
Tên hầu ở trong lò sưởi tưởng là nói mình, sợ quá nhảy ra, mồm nói lẩm bẩm cái gì cũng không ai rõ.
Rồi bác sĩ chỉ cho chủ nhà chỗ giấu của, nhưng không nói lộ cho biết ai ăn trộm.
Cả chủ nhà và đầy tớ đều cho bác nhiều tiền. Danh tiếng bác trở nên lừng lẫy.

Tham khảo
Những người lính như các anh đã ngã xuống để đất nước Việt Nam "rũ bùn đứng dậy sáng loà" độc lập, thống nhất và phát triển. Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ: khắp nơi mọc lên các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... Đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Vãn hoá, giáo dục được coi trọng, phát triển... Như vậy, sự hi sinh của thế hệ cha anh đã không uổng phí...
em rất biết ơn những anh hùng , liệt sĩ - những người đã hi sinh để dân tộc đc độc lập tự. Những ng có công với dân tộc , đất nước ; các ah tuy đã hi sinh nhưng hồn còn sống mãi với đất nước, với từng mảnh đất quê hương , nơi các ah chảy từng dòng máu đỏ để bảo vệ. Những hình ảnh các ah đã oanh liệt xông pha ra trận sẽ còn đc giữ mãi để các thế hệ sau tiếp nối và gìn giữ đất nước. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để trở thành một công dân có ích cho xã hội .

1. Bài tham khảo:
- Chọn sự việc: thăm lăng Bác
- Các hoạt động:
+ Xe xuất phát lúc 6 giờ sáng từ trường học.
+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng.
+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.
+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng.
+ Ra khỏi Lăng, các anh chị hướng dẫn viên dẫn chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng.
+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.
2. Bài tham khảo:
- Mở bài: Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến viếng lăng Bác.
- Thân bài:
+ Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng.
+ Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây.
+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang.
+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.
+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa suy nghĩ, vừa gần gũi.
+ Cuối cùng, chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi… Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào.
+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.
- Kết bài: Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị. Cũng qua chuyến đi này, em càng biết ơn Bác Hồ, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.
3. Em góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919 - 2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ. Bảo tàng điêu khắc Chămpa, thường được dân chúng gọi là “Bảo tàng Chàm” nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ. Theo lịch sử hình thành, tòa nhà đầu tiên của Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xây dựng vào năm 1915 – 1919. Lần đầu tiên, Bảo tàng mở cửa trưng bày với 160 cổ vật. Việc thu thập những tác phẩm điêu khắc Chăm bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX là công lao của những người Pháp yêu ngành khảo cổ học, đặc biệt là của những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp. Bảo tàng được mở rộng lần thứ nhất vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm đủ chỗ để trưng bày thêm những hiện vật mới được thu thập trong những năm 1920, 1930. Hiện, bảo tàng sở hữu hơn 2.000 hiện vật lớn nhỏ; trong đó, có 288 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà bảo tàng, 187 hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1.200 hiện vật lưu giữ trong kho.
Tìm hiểu và khám phá Bảo tàng Điêu khắc Chăm, chúng ta như lạc vào một kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng, của Việt Nam, mà còn của cả thế giới. Đến bảo tàng, như thấy lại cả quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Trải qua bao thăng trầm của lịch sự, sự tiếp biến của thời gian, những giá trị về văn hóa, khảo cổ mà Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang trưng bày, lưu giữ, chưa bao giờ thôi hấp dẫn người dân, du khách. Văn hóa, nhìn từ góc độ bảo tàng, là giá trị còn lại vĩnh cửu trước thời gian.

Tham khảo
Bác sĩ Ly là một bác sĩ giỏi. Một lần, bác sĩ đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ. Tên chúa tàu tỏ ra hung hẵn, quát nạt bác sĩ nhưng vị bác sĩ vẫn ôn tồn giảng cho ông chủ quán trọ cách trị bệnh. Bác sĩ Ly nhân từ, đức độ và nghiêm nghị đã khiến tên chúa tàu phải cúi gằm mặt và ngồi xuống. Trong nhà trọ ai cũng đều khâm phục thái độ kiên quyết, dũng cảm của bác sĩ Ly. Bác sĩ thật can đảm.
Bác sĩ Ly là một bác sĩ giỏi (Kiểu câu kể Ai là gì?)
Một lần, bác sĩ đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ.( Kiểu câu kể Ai làm gì?)
Bác sĩ Ly nhân từ, đức độ và nghiêm nghị đã khiến tên chúa tàu phải cúi gằm mặt và ngồi xuống (kiểu câu kể Ai thế nào?)

Tham khảo
- Thuận lợi: Được cha cho tham gia một lớp nhạc cụ. Thầy cô nhận ra tài năng của cô và bắt đầu dạy cô mỗi ngày. Mi-lô được tham gia vào nhóm nhạc Ana-ca-ô-na với vai trò là một tay trống.
- Khó khăn: Khi thấy Mi-lô chơi trống, mọi người thường hét lên “Về nhà ngay! Nhạc cụ này không dành cho con gái” vì họ cho rằng chỉ có con trai mới được chơi trống.

Trong số các ca sĩ trẻ hiện nay, em yêu thích nhất là nữ ca sĩ Mỹ Tâm. Cô ấy có giọng ca thật tuyệt vời.
Mỹ Tâm là ca sĩ sớm nổi tiếng. Cô đi biểu diễn rất nhiều nơi, trong nước và cả nước ngoài. Đặc biệt, cô còn hát cho học sinh, sinh viên nữa. Mỗi lần Mỹ Tâm về thị xã em biểu diễn, mọi người nô nức đi đông như trẩy hội. Tối thứ bảy vừa rồi, em cũng được bố mẹ cho đi xem Mỹ Tâm hát.
Không khí buổi biểu diễn thật sôi động. Sân khấu lớn được trang hoàng lộng lẫy và lung linh màu sắc. Âm thanh rộn ràng vang lên. Khán giả phía dưới đã ngồi chật ních. Nhiều người đến muộn phải đứng nhưng vẫn rất vui vẻ. Dường như để được xem ca sĩ biểu diễn, mọi người không còn quan tâm đến điều gì nữa. Một lúc sau, chương trình bắt đầu. Cả không gian rộng lớn yên lặng. Một điệu nhạc nhẹ nhàng, trữ tình được bật lên. Hai cánh gà hé mở và từ bên trong, ca sĩ Mỹ Tâm xinh đẹp bước ra. Cô tươi cười rạng rỡ vẫy chào tất cả khán giả. Bài mở màn chính là ca khúc nhiều người yêu mến “Cây đàn sinh viên”. Vì thế, Mỹ Tâm thật xinh và cũng thật ấn tượng trong tà áo dài trắng thướt tha. Mái tóc ngang vai được cô thắt hai bên trông rất trong sáng. Cô trang điểm nhẹ nhàng nhưng vẫn rất xinh. Đứng ở trên, Mỹ Tâm phiêu du cùng bài hát. Bên cạnh, người gảy đàn ghi ta càng làm cho bài hát thêm xúc động. Khuôn mặt cô biểu lộ rõ cảm xúc theo ca từ. Có lúc tươi vui nhưng có giây phút ưu tư, buồn bã. Đôi mắt hướng nhìn về phía khán giả thật thân thương, có khi nhắm lại thật sâu lắng. Bàn tay cô đưa đi đưa lại rất nhẹ nhàng. Một tay cầm mic, một tay thể hiện theo dòng cảm xúc. Ca sĩ di chuyển trên sân khấu rất tự nhiên, uyển chuyển. Cô đi về các góc của sân khấu, có khi còn bước xuống khán đài, nơi gần với khán giả. Đến đâu, mọi người cũng hô vang tên cô một cách cuồng nhiệt, tặng những nụ hoa tươi thắm. Tà áo dài thướt tha tung bay trong gió, nhìn Mỹ Tâm trẻ trung, xinh đẹp như cô sinh viên vậy.
Buổi tối hôm ấy cô hát hết mình để phục vụ người hâm mộ. Hết bài này sang bài khác, cô không biết mệt mỏi. Khuôn mặt vẫn rạng rỡ, tươi tắn. Khán giả cũng cổ vũ hết mình, em thấy hạnh phúc khi được thưởng thức một đêm nhạc tuyệt vời. Nhìn những giọt mồ hôi trên khuôn mặt cồ, em mới thấy làm ca sĩ, nghệ sĩ đằng sau thành công trên sân khấu thì lao động nghệ thuật cũng rất vất vả.
Đêm nhạc kết thúc, màn từ từ khép lại nhưng hình ảnh cô ca sĩ xinh đẹp, hát hay vẫn đọng mãi trong trí nhớ của em.
Nhớ tick mình nha. CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Nghệ sĩ Hữu Lộc – Người nghệ sĩ tài hoa và đầy tâm huyết
Nghệ sĩ Hữu Lộc là một trong những gương mặt quen thuộc và đáng quý của sân khấu kịch miền Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Anh không chỉ là một diễn viên hài duyên dáng mà còn là đạo diễn, người sáng lập nên nhóm hài nổi tiếng Hồng Tơ – Hữu Lộc, và đặc biệt là giám đốc sân khấu Nụ Cười Mới – cái nôi đào tạo và nâng đỡ nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Hoài Linh, Chí Tài, Trường Giang, Việt Hương…
Hữu Lộc sinh năm 1973, trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, là em ruột của NSƯT Bảo Quốc và là cậu ruột của nghệ sĩ Gia Bảo. Dù có xuất thân nghệ thuật, nhưng anh vẫn chọn cho mình một lối đi riêng, từ từ khẳng định tài năng bằng sự nỗ lực và tâm huyết. Anh nổi bật bởi lối diễn hài gần gũi, thông minh, giàu cảm xúc và đặc biệt là khả năng đạo diễn những vở kịch vừa hài hước vừa mang tính nhân văn sâu sắc.
Một trong những đóng góp lớn nhất của anh là tạo nên sân khấu Nụ Cười Mới, nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ hài nổi tiếng và cho ra đời hàng loạt tiểu phẩm, vở kịch để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Những tác phẩm như Người vợ ma, Xóm gà, Ai sợ ai,… mang đậm phong cách của Hữu Lộc: nhẹ nhàng, sâu cay và giàu giá trị nhân văn.
Ngày 17/3/2010, nghệ sĩ Hữu Lộc qua đời vì tai nạn giao thông, để lại niềm tiếc thương sâu sắc cho người thân, đồng nghiệp và khán giả cả nước. Sự ra đi đột ngột của anh là mất mát lớn với sân khấu kịch miền Nam lúc bấy giờ.
Dù cuộc đời nghệ sĩ Hữu Lộc ngắn ngủi, nhưng những gì anh để lại cho sân khấu và khán giả thì vẫn sống mãi. Anh là hình ảnh của người nghệ sĩ tận tâm, giàu tình cảm và luôn mang nụ cười đến cho đời. Sự giản dị, chân thành và tài năng của anh sẽ mãi là dấu ấn đẹp trong lòng công chúng yêu nghệ thuật.
Tham khảo
Hữu Lộc (1973 - 17/3/2010) là một nghệ sĩ hài, diễn viên tài năng, và là bầu sô của sân khấu kịch Nụ Cười Mới. Sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, anh sớm bộc lộ năng khiếu và niềm đam mê với sân khấu.
Với lối diễn hài duyên dáng, tự nhiên, Hữu Lộc đã hóa thân thành công trong nhiều vai diễn, mang đến tiếng cười sảng khoái và những thông điệp ý nghĩa cho khán giả. Anh không chỉ là một diễn viên mà còn là người góp phần phát triển sân khấu kịch TP.HCM, tạo cơ hội cho nhiều nghệ sĩ trẻ.
Sự ra đi đột ngột của anh vào năm 2010 do tai nạn giao thông đã để lại niềm tiếc thương vô hạn. Dù cuộc đời ngắn ngủi, Hữu Lộc đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng, và tiếng cười của anh vẫn còn mãi trong ký ức của những người yêu mến nghệ thuật.