Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Văn miêu tả: sử dụng từ ngữ, câu văn để mô tả hình ảnh, hoạt động, đặc điểm nổi bật của sự vật (đồ vật, cây cối, con vật. phong cảnh...) làm cho người đọc hình dung được sự vật đang được miêu tả.
Câu 2: những năng lực cần có khi làm văn miêu tả
Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật. Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:
– Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.
– Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.
– Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.
– Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
Câu 3 : Muốn tả cảnh cần :
+Xác định được đối tượng miêu tả;
+ Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
+ Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự hợp lý.
Ví dụ :
Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn
a)Những hình ảnh tiêu biểu : Thầy cô giáo, cảnh lớp học (bàn ghế, bảng đen, bàn thầy cô, khẩu hiệu trên tường), các bạn học sinh (ghi đề bài, chuẩn bị làm bài, tư thế viết..) chú ý tả chung cả lớp và tả kĩ một, hai bạn.
b)Thứ tự miêu tả : Có thể theo thời gian. Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, hộp bài cho thầy, cô.
Câu 4 :
Muốn tả người cần:
+Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);
+Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu
+Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự
Ví dụ : Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Câu 5 :
* Bố cục bài văn tả cảnh:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại).
+ Không gian từ trong tới ngoài (hoặc ngược lại).
+ Không gian từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại).
- Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
* Cách miêu tả:
- Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
- Thân bài:
+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói... (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ phận: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt...).
Câu 6 :
Bước 1: Tìm hiểu đề
Bước 2: Quan sát tìm ý
Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)
Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh
Bước 5: Kiểm tra lại bài.
Ps: phần B mình sẽ để riêng ra nhé !

Chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước ngọt đang sử dụng. Con người thường nghĩ rằng chẳng có gì nhiều bằng nước trên trái đất. Điều đó quả là một suy nghĩ thật sự vô cùng sai lầm. Bởi đúng là khoảng tám mươi phần trăm thế giới là nước, nhưng đó là nước mặn chứ không phải nước ngọt. Nước ngọt chỉ chiếm 2.8% đó chỉ là một con số nhỏ. càng ngày, chúng ta không có nước sạch mà con người, động vật hay thực vật có thể dùng được. Nước ngọt đang dần trở nên khan hiếm hơn. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng hơn hai tỷ người đang sống trong cảnh thiếu nước ngọt. Vậy mà môi trường nước đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải hóa học. Như vậy, chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm.

Những câu chuyện được nhắc tới trong truyện cổ nước mình là:
- Tấm Cám
- Đẽo cày giữa đường
- Sự tích trầu cau

I. Diễn biến dịch Covid-19 toàn cầu
Ngày 11-3-2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận lây nhiễm Covid-19 trên thế giới đã trở thành như đại dịch toàn cầu. Từ đó đến nay (30-4-2021), đã qua một năm và 50 ngày. Trạng thái dịch toàn thế giới đã thay đổi rất lớn, theo hướng xấu đi, vẫn chưa kiểm soát và giảm lây nhiễm được.
Bảng 1: Trạng thái dịch Covid-19 ngày 11-3-2020 và 30-4-2021
11-3-2020 | 30-4-2021 | |
1. Tổng số người nhiễm | 148.405 | 151.992.457 (gấp hơn 1.000 lần 11-3-2020) |
2. Tổng số người nhiễm đang điều trị | 75.727 | 18.937.963 (gấp 250 lần 11-3-2020) |
3. Tổng số người chết | 4.635 | 3.193.047 (gấp gần 700 lần 11-3-2020) |
4. Số nước có lây nhiễm | 117 | 220 (tăng 103 nước) |
Việc phòng, chống dịch Covid-19 là chưa có tiền lệ với nhân loại nên thực tế hơn một năm qua, các nước vừa làm, vừa học, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc quy mô những người nhiễm phải được điều trị trong các bệnh viện - họ là nguồn lây nhiễm chủ yếu tạo ra lây nhiễm cộng đồng và dịch ở các nước - không ngừng tăng lên, từ 75.727 lên 18.937.963 người, chưa có dấu hiệu trở về mức khi công bố có dịch (11-3-2020), chứng tỏ việc phòng, chống Covid-19 của nhân loại về tổng thể là chưa đem lại kết quả toàn cầu mong muốn (Hình 1).
Qua Hình 1 ta thấy, số người đang được điều trị trong các bệnh viện tăng từ 10 người, khi WHO công bố đại dịch Covid-19 ngày 11-3-2020, lên đạt đỉnh 2.461 người/1 triệu dân vào ngày 24-1-2021, sau đó giảm dần. Tức là xét góc độ toàn thế giới, loài người vừa trải qua làn sóng thứ 1 của đại dịch Covid-19. Nếu như nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á từ tháng 3-2021 không nới lỏng các quy định phòng, chống dịch thì số người đang được điều trị trên một triệu dân sẽ tiếp tục giảm (Hình 1), song các biện pháp nới lỏng thực tế đã làm dịch bùng phát trở lại từ 11-3-2021, đúng một năm sau khi WHO xác nhận có đại dịch Covid-19 toàn cầu. Đến ngày 30-4-2021 có 2.455 người đang được điều trị trên một triệu dân, tương ứng đỉnh dịch của làn sóng thứ 1 (2.461 người), Hình 1.
Hình 1: Diễn biến dịch Covid-19 toàn cầu: Số người đang điều trị trong các bệnh viện trên một triệu dân (Nguồn: Worldometer)
Sau một năm 50 ngày, tình hình dịch Covid-19 ở các châu lục rất khác nhau, Bảng 2.
Qua thống kê ở Bảng 2, ta thấy, với tiêu chí số người đang điều trị/1 triệu dân và số người chết/1 triệu dân thì tình hình dịch hiện nay ở châu Mỹ và châu Âu là nặng nhất trên thế giới, tiếp theo là châu Á và châu Phi. Đáng lưu ý là GDP/người của châu Mỹ và châu Âu cao hơn nhiều lần châu Á và châu Phi, song cường độ lây nhiễm (số người đang điều trị/1 triệu dân) của châu Mỹ và châu Âu cũng gấp nhiều lần châu Á và châu Phi.
Trong khi châu Mỹ chỉ chiếm 13,1% dân số thế giới, thì lại chiếm 48,78% tổng số người nhiễm đang phải điều trị và 47,3% tổng số người chết, châu Âu chiếm 10,8% dân số thế giới, song có đến 26,3% số người đang điều trị toàn cầu và 32,56% tổng số người chết. Như vậy, châu Âu và châu Mỹ, hai lục địa giàu nhất thế giới (Bảng 2) cộng lại chiếm 23,9% dân số thế giới song đang có 75% tổng số người nhiễm đang phải được điều trị và gần 80% tổng số người chết. Châu Á chiếm hơn 58% dân số thế giới, nhưng chỉ có 23% số người nhiễm đang được điều trị, còn châu Phi chiếm gần 17% dân số thế giới, song chỉ chiếm 1,9% số người đang được điều trị của thế giới.
Đáng lưu ý là mức độ lây nhiễm, tỷ lệ chết và Covid-19 của Việt Nam rất thấp. Trong khi bình quân trên một triệu dân ngày 26-4-2021 Việt Nam chỉ có 3,1 người nhiễm đang phải điều trị ở các bệnh viện thì ở châu Mỹ là 9.029,7 người, gấp hơn 2.900 lần ở Việt Nam, ở châu Âu là 5.945,4 người, gấp hơn 1.900 lần Việt Nam, ở châu Á là 959,5 người, gấp hơn 300 lần Việt Nam, Bảng 2.
Bảng 2: Tình hình dịch ở các châu lục và Việt Nam ngày 26-4-2021
Dân số (triệu người) (so với dân số thế giới) | GDP/ người (USD) | Tổng số người đang điều trị (so với tổng số người đang điều trị toàn thế giới) | Số người đang điều trị trên 1 triệu dân | Tổng số người chết | Số người chết trên 1 triệu dân | |
châu Mỹ | 1.013,7 (13,1%) | 28.251 | 9.153.710 (48,78%) | 9.029,7 | 1.510.531 (47,3%) | 1.490 |
Châu Âu | 830,9 (10,8%) | 26.758 | 4.940.140 (26,32%) | 5.945,4 | 1.039.639 (32,56%) | 1.251 |
Châu Á | 4.490,0 (58,2%) | 7.206 | 4.308.107 (22,96%) | 959,5 | 461.240 (14,4%) | 103 |
Châu Phi | 1.305,7 (16,9%) | 1.886 | 360.967 (1,9%) | 276,4 | 120.738 (3,78%) | 92 |
Châu Đại dương | 41,6 (0,54%) | 38.483 | 16.704 (0,09%) | 401,9 | 1.190 (0,04%) | 28 |
Việt Nam | 97 | 2.740 (2019) | 301 | 3,1 | 35 | 0,4 |
Tình hình dịch của một nước hoặc một địa phương được phản ánh bởi nhiều chỉ số: số ca nhiễm mới mỗi ngày, tổng số người nhiễm tích lũy, số người đang điều trị, số người chết, số người khỏi bệnh, trong đó chỉ số số người đang được điều trị trên một triệu dân là một chỉ số cơ bản, luôn phải được giám sát đầu tiên, giống như sức khỏe của một người được phản ánh qua rất nhiều chỉ số: nhiệt độ, huyết áp, mạch, các chỉ số xét nghiệm, trong đó nhiệt độ (không quá 370C) là một chỉ số đầu tiên phải được giám sát.
Ngày 11-3-2020, khi WHO ghi nhận lây nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã trở thành đại dịch, thì có xấp xỉ 10 người lây nhiễm đang được điều trị/1 triệu dân, Bảng 1. Vì vậy, có thể lấy chỉ số: 10 người nhiễm đang được điều trị/1 triệu dân là ngưỡng có dịch để phân biệt: Một đất nước đang có lây nhiễm Covid-19 có phải là có dịch hay không?
Nếu số người đang điều trị/1 triệu dân nhỏ hơn 10 thì có nghĩa nước đó có lây nhiễm Covid-19, song chưa có dịch. Còn nước có số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 10 thì có nghĩa là nước đó đang có dịch. Từ Hình 1 và Bảng 1 ta thấy, sau ngày 11-3-2020, dịch Covid-19 trên toàn thế giới đang ngày gia tăng, đạt đỉnh của làn sóng thứ 1 ngày 24-1-2021, sau đó giảm, nhưng sau ngày 11-3-2021 lại tăng và ngày 30-4-2021 có mức lây nhiễm trong cộng đồng dân cư gấp 250 lần ngày 11-3-2020.
II. Nhận xét, kinh nghiệm và bài học
II.1. Ba nhận xét:
Trong khi trên toàn thế giới về tổng thể từ tháng 1-2020 đến 4-2021, việc phòng, chống dịch Covid-19 không đạt kết quả mong muốn, Bảng 1 và Hình 1, thì có 23 nước và vùng lãnh thổ có số người đang điều trị/1 triệu dân dưới 10 người, tức là không có dịch (ngày 26-4-2021 bình quân toàn cầu có 2.433 người đang điều trị/1 triệu dân). Tổng dân số của 23 nước và vùng lãnh thổ không có dịch là 1.752 triệu người, chiếm 22,7% dân số thế giới, tổng số người đang điều trị là 2.033 người, chiếm 0,01% tổng số người đang điều trị của thế giới. Từ thực tiễn phòng, chống dịch Covid-19 của các nước này, rút ra ba nhận xét:
Nhận xét 1: Yếu tố quy mô dân số và thu nhập đầu người không phải là các yếu tố chủ yếu quyết định một đất nước có phòng, chống dịch thành công hay không.
Nhận xét 2: 23 nước và vùng lãnh thổ phòng, chống dịch tốt nhất thế giới, sau một năm 50 ngày không có dịch, đã thành công mà không cần sự trợ giúp của vaccine. Cái giá phải trả là phải cách ly người nước ngoài đến nước mình, sau kiểm tra không bị nhiễm Covid-19 thì mới được đi lại bình thường, người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, thực hiện hạn chế tiếp xúc tùy theo đặc điểm các vùng trong mỗi nước…
Nhận xét 3: Một đất nước có thế có các đợt lây nhiễm với cường độ của dịch, số người đang điều trị cao gấp nhiều lần ngưỡng có dịch, song nếu nó không cao quá 30 lần thì luôn có cơ hội đưa số người đang điều trị trở lại mức dưới 10 người/1 triệu dân, hết dịch.
II.2. Hai kinh nghiệm và ba bài học
Lây nhiễm Covid-19 thông qua tiếp xúc gần giữa người với người, do đó muốn kiểm soát lây nhiễm và dịch trong một nước thì phải kiểm soát sự đi lại của người dân các địa phương và giữa các nước. Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa phòng, chống dịch và bảo đảm cuộc sống bình thường của người dân và phát triển kinh tế, các nước đã thực hiện nhiều giải pháp có thể tham khảo:
* Kinh nghiệm 1: Xếp hạng rủi ro lây nhiễm từ các nước chung quanh và nước khác: nhiều nước lập danh sách kiểm soát, hạn chế hoặc cấm nhập cảnh trong một thời gian nhất định đối với công dân và phương tiện vận tải của một số nước.
Hiện nay, lây nhiễm Covid-19 ở Lào và Campuchia đã trở thành dịch. Với dân số 7,2 triệu người và 999 người đang điều trị ở Lào, tỷ lệ người điều trị/1 triệu dân ở Lào đã gấp 13 lần ngưỡng có dịch. Campuchia với dân số 16,6 triệu người và 8.390 người đang điều trị, tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân đã gấp 50 lần ngưỡng có dịch (10 người/1 triệu dân). Còn Ấn Độ với 1.366,4 triệu dân và 3.232.165 người đang điều trị, tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân đã...
Những hậu quả mà nó gây ra là :
- Làm suy sụp nền kinh tế nước nhà
- Làm nhiều người chết và mắc bệnh
- Làm quá tải các trung tâm và bệnh biện y tế
..................
Các từ láy trong các từ in đậm: nặng nề, lạnh lùng, gắt gỏng, hả hê, sôi nổi, mơ màng, xám xịt
- Láy âm đầu:
+ Nặng nề
+ Lạnh lùng
+ Gắt gỏng
+ Hả hê
+ Mơ màng
+ Xám xịt