Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật “tôi” trong văn bản ở phần Đọc h...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sau đây là gợi ý: 

1. Mở đoạn: Khẳng định tâm niệm của Trịnh Công Sơn là hoàn toàn đúng đắn để chúng ta noi theo.

2. Thân đoạn: 

- Giải thích:

- "Tấm lòng" là tình cảm thương yêu, quý mến, là sự chia sẻ, đồng cảm, là những điều tốt đẹp mà chúng ta dành cho nhau.

Tâm niệm của nhà văn Trịnh Công Sơn thật chính xác: chúng ta cứ cho đi mà không cần nhận lại. Lòng tốt đáng quý nhất khi ta biết cho đi mà không hề toan tính hay vụ lợi bất cứ điều gì.

- Tại sao chúng ta cần sống trong cuộc sống cần có một tấm lòng:

+ Truyền thống"thương người như thể thương thân" là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần noi theo và gìn giữ lối sống này.

+ Khi chúng ta cho đi cũng chính là gây dựng hạnh phúc cho bản thân mình. 

+ Lòng tốt không vụ lợi giúp chúng ta thoát khỏi sự cám dỗ của phường danh lợi hướng đến lối sống cao đẹp, thanh sạch trong tâm hồn. 

+ Tấm lòng kết nối con người với nhau, nâng đỡ những hoàn cảnh khó khăn tìm ra lối thoát khỏi sự bất hạnh của số phận bao trùm lên cuộc đời của họ.

- Mở rộng:

+ Phê phán những lối sống vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh.

- Liên hệ bản thân: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" là giá trị sống tốt đẹp mà chúng ta cần theo đuổi. Em làm gì để chia sẻ tấm lòng của mình đến mọi người

3. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của nhận định.

2 tháng 8 2021

Tham Khảo !

Nếu bạn muốn có một cuộc đời đầy ý nghĩa, hài lòng với bản thân và có được sự thăng hoa trong tâm hồn, bạn phải biết chia sẻ - biết cho đi, đồng thời cũng phải biết lĩnh hội – biết đón nhận. Thật vậy, sự sẻ chia, sự đón nhận - mật mã của mọi tình yêu thương. “Cho đi” là san sẻ, là trao tặng đi những giá trị vật chất hay tinh thần mà bản thân có để đem đến cho những người xung quanh. “Nhận lại” là đón nhận những món quà vật chất hay tinh thần mà người khác đem đến cho mình. “Cho – nhận” chính là hai khái niệm tưởng chừng như trái ngược nhưng luôn song hành với nhau. Quả thế, đời sống sẽ thối mục nếu ta chỉ lo giữ cho mình nó sẽ nảy nở thêm nếu ta biết chia sẻ cho mọi người. Khi cho đi, thứ mà ta nhận lại chính là niềm hạnh phúc vì đôi môi có hé mở mới nhận lại nụ cười. Chính vì lẽ ấy, sự sẻ chia và đón nhận chắc chắn là đôi cánh đưa ta đến gần hơn với mọi người, đôi cánh “cho - nhận” có thể ôm ấp lấy những tâm hồn nguội lạnh. Bên cạnh những con người biết dung hòa giữa mối quan hệ cho nhận, thì còn đó những con người chỉ biết giữ cho riêng mình, chỉ biết vun vén cho cái tôi cá nhân nhỏ nhen thì tình yêu, hạnh phúc sẽ không bao giờ ghé thăm đến những kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Hãy chia sẻ để biết đời sống thật phong phú, hãy đón nhận để biết cuộc sống đáng yêu dường nào! Luôn tâm niệm: “Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới ngập tràn vui sướng”.

2 tháng 8 2021

Tham khảo:

Con người muốn trở nên tốt đẹp cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất, một trong số đó chính là học cách cho đi, yêu thương đồng loại để nhận về những điều tốt đẹp. Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh nhạt, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho mình, không biết thương yêu, san sẻ, giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội, lâu dần ta sẽ chết mòn, tâm hồn ủ dột. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,… Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình khỏi xã hội và trở nên thất bại hơn. Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, cho đi yêu thương để nhận về những điều tốt đẹp nhất.

16 tháng 6 2021

"Nếu coi đọc sách là một quá trình tư duy, thì ngày nay, người ta đang ít nghĩ đi nhiều lắm ."Hiện nay, nhịp sống hằng ngày của con người được hỗ trợ nhịp nhàng cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao. Tuy nhiên, việc đọc sách vẫn được duy trì như là một thói quen lành mạnh và nó luôn chứng tỏ được những vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Điều đầu tiên, sách được coi như là một nguồn giải trí tuyệt vời và ngày nay nhiều người đến cuốn sách như một cách thư giãn. Đọc sách thường xuyên sẽ giúp cho bộ não khỏe mạnh, làm thanh thản tâm hồn chúng ta và giải toả tất cả căng thẳng trong công việc, trong các mối quan hệ cá nhân hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống thường ngày. Không những vậy, sách hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta kĩ năng suy nghĩ và phân tích vấn đề và phát triển trí tưởng tượng của chúng ta nhờ vào nguồn thông tin đa dạng. Có kiến thức về lĩnh vực khác nhau sẽ tạo cơ sở giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại vật và những thách thức trong tương lai. Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng, đọc sách rèn luyện chúng ta khả năng tập trung tâm trí vào những gì chúng ta đang làm. Trong một thế giới của Internet, nó dường như như rất khó khăn cho chúng ta cưỡng lại sự thu hút của điện thoại di động hoặc máy tính. Nhưng khi chúng ta đọc sách, tất cả sự chú ý của chúng ta tập trung vào việc câu chuyện và chúng ta có thể nhập tâm vào từng chi tiết nhỏ nhất. Kết lại, mỗi cuốn sách đều mang lại giá trị to lớn cho độc giả và chúng ta nên duy trì thói quen đọc sách thường xuyên.

31 tháng 12 2021

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: về hiện trạng đọc sách của xã hội ngày nay.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Qúa trình tư duy: quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta không biết.

- Đọc sách là một quá trình tư duy: đọc sách giúp cho tư duy con người phát triển, tiếp nhận thêm tri thức, văn hóa, tinh thần…

- Câu nói thể hiện được đọc là một quá trình tư duy, ta càng đọc nhiều thì ta càng biết nhiều, hiểu nhiều, nghĩ nhiều. Còn nếu không đọc thì ta đang dần làm cho kiến thức bị ít đi, suy nghĩ cũng bớt dần và ta trở nên không hiểu biết, lạc hậu.

b. Chứng minh – Bình luận:

Khẳng định rằng quan niệm trên là hoàn toàn đúng đắn:

- Đọc sách là một việc làm rất tốt cho quá trình tư duy, nó giúp ta giải mã những điều ta thắc mắc và cho ta thêm thông tin mới.

- Đọc sách cho ta những phán đoán đúng hoặc sai:

+ Phán đoán đúng khi ta vận dụng những luận cứ chắc chắn cho phán đoán của mình.

+ Phán đoán sai khi ta không am hiểu về vấn đề đó.

=> Đọc sách là một quá trình để ta rèn luyện và phát triển tư duy.

- Ngày nay, chúng ta ít nghĩ đi nhiều lắm bởi ta giờ rất ít khi đọc sách nhất là giới trẻ hiện nay thì lại càng ít. Thay vì đọc sách họ dành thời đó để lướt mạng, xem ti vi, chơi facebook. Chính vì vậy, tư duy của họ đang bị chậm lại.

=> Ngưng đọc sách là ngưng tư duy.

- Lấy ví dụ chứng minh: ở trong cuốc sống.

c. Bài học:

Chúng ta phải luôn luôn đọc sách bởi nó giúp ta tư duy, biết được nhiều điều và quan trọng nó còn ảnh hưởng, hình thành đạo đức, nhân cách sống tốt.

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ và liên hệ bản thân

7 tháng 2 2022

Tham khảo :

Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa ”của Nguyễn Thành Long, Ông đã miêu tả được những vẻ đẹp của những con người ,trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu .Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục.Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái,bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”.Công việc hàng ngày của anh là“đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất”rồi ghi chép,gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm.Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện.Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách,thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”,lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.Khó người đọc nào có thể quên,việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết.Bó hoa cho cô gái ,nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu…Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí .Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét,11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”…Dù còn trẻ tuổi,anh thấm thía cái nghiã,cái tình của mảnh đất Sa pa,thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng ,những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động.Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên,khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng …

11 tháng 8 2021

Em tham khảo:

1. 

Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của nàng. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của nàng hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nàng là người con gái sắc sảo, mặn mà bán mình để chuộc cha và em, nàng rơi vào thế đường cùng không lối thoát. Bên cạnh đó, nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi giập.
- Câu bị động: Nàng bán mình để chuộc cha với em và rơi vào thế đường cùng không lối thoát

Từ láy: lanh lợi, sắc sảo

 

9 tháng 10 2023

ghi 1 làm 2 ?

 

- Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở trên 2 phương diện lời nói hoặc hành động: 

+ Lời nói ( mang hàm ý công kích cá nhân nhằm hạ thấp danh dự nhân phẩm của người khác, bịa đặt những điều dối trá để đối phương bị cô lập" 

+ Hành động ( trực tiếp gây các chấn thương về thể xác gây ra ám ảnh tinh thần cho các nạn nhân )

+ Ngoài ra còn bạo lực học đường trên mạng xã hội dùng các bình luận tiêu cực để nói xấu, công kích, kết bè kết phái ...

- Nguyên nhân: 

+ Một bộ phận bạn trẻ còn bồng bột chưa tự ý thức được hành động của bản thân

+ Không được giáo dục toàn diện về việc bao lực học đường là sai trái 

+ Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài xã hội hoặc trong chính gia đình. 

- Tác hại: 

+ Trực tiếp hủy hoại cuộc đời của một bạn học khác ( chúng ta từng chứng kiến không ít vụ việc các em học sinh tự kết liễu cuộc sống của mình vì bị cô lập và bắt nạt tại trường học )

+ Tạo ra môi trường không lành mạnh để các em phát triển 

+ Tạo nên mối lo ngại cho toàn xã hội về mức độ an toàn của trường học

+ Đối với những người bạo lực học đường, các em sẽ có một vết nhơ trong đời không thể nào thay đổi được 

- Giải pháp: 

+ Cần sự chung tay từ 2 phía gia đình và xã hội giáo dục các em về sự nguy hiểm của bạo lực học đường

+ Các bạn học sinh khi chứng kiến các hành vi bạo lực hãy dũng cảm lên tiếng bảo vệ cho các bạn. Biết đâu hành động ấy sẽ cứu rỗi được cuộc đời của một người khác. 

+ Tự bản thân các em học sinh cũng phải học cách kiềm chế cái tôi. Bạo lực sẽ không giải quyết được mọi vấn đề...

13 tháng 6 2023

Một số ý chínnh:

- Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay.

+ Phạm vi bao quanh trường học.

+ Nguyên nhân: xuất phát từ cái tôi, lòng tự trọng cao của các cô cậu học sinh thích thể hiện "oai" cho người khác thấy nhưng không có cách nào khác ngoài việc xúc phạm đến các bạn học sinh khác.

->  Những trẻ em bị áp lực quá mức từ gia đình, ví dụ như bị đòi hỏi phải đạt thành tích cao hoặc bị đối xử khắc nghiệt có thể trở nên căng thẳng và dễ dàng bạo lực.

-> Các bạn học sinh không được giáo dục về cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả có thể dẫn đến sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

-> Truyền thông có thể tạo ra hình ảnh sai lệch về bạo lực, khiến các bạn học sinh bị ảnh hưởng và học hỏi các hành vi bạo lực.

-> Một số bạn học sinh sống trong môi trường xã hội khó khăn, nơi mà bạo lực được coi là phổ biến và chấp nhận, dẫn đến họ trở nên bạo lực.

- Biểu hiện của bạo lực học đường:

+ Lăng mạ người khác, chế giễu, xúc phạm, làm nhục bạn bè.

+ Gây gỗ đánh nhau trong nhà trường.

+ Dùng lời nói hoặc hành động để đe dọa, ép buộc hòng kiểm soát người khác để bạo lực.

- Tác hại:

+ Nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các em. 

+ Bạo lực học đường còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, như tự tử hoặc giết người.

=> Do đó, chúng ta cần phải nói không với bạo lực học đường.

- Dẫn chứng:

+ Các trang mạng hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp bạo lực học đường được quay lại và chia sẻ trên mạng, gây ra sự quan tâm của cộng đồng và xã hội.

+ ....

- Biện pháp:

+ Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.

+ Chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, tôn trọng và sự đồng cảm. Các em học sinh cần được hướng dẫn để biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.

+ Khuyến khích các em học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với những người khác.

+ Tạo ra một cộng đồng xã hội không bạo lực. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để trở thành những người sống trong một môi trường không bạo lực.

+ Biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ.

- Kết luận:

+ Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó.

+ Việc ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường là rất cần thiết để đảm bảo môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh.

+ Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh.