
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Hôm nay là một ngày thật đặc biệt và ý nghĩa đối với em cũng như các bạn học sinh trường Tiểu học Đức Ninh. Chúng em đã cùng nhau tham gia hoạt động ngoại khoá hưởng ứng Tháng văn minh đô thị – một hoạt động không chỉ vui mà còn giúp em học được rất nhiều điều bổ ích.
Ngay từ sáng sớm, sân trường đã rộn ràng tiếng cười nói và sắc màu từ những chiếc áo đồng phục tươm tất. Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, chúng em được chia thành từng nhóm nhỏ để tham gia các hoạt động như: dọn vệ sinh trường lớp, nhặt rác quanh khu vực trường, trồng thêm cây xanh và trang trí các góc học tập thân thiện. Tuy hơi mệt vì phải hoạt động liên tục, nhưng ai cũng vui vẻ, nhiệt tình và hào hứng.
Điều em thích nhất trong ngày hôm nay chính là được cùng các bạn trồng cây xanh quanh sân trường. Từng gốc cây nhỏ được vun trồng cẩn thận, em tin rằng chúng sẽ sớm lớn lên, tỏa bóng mát và góp phần làm cho ngôi trường của chúng em ngày càng xanh – sạch – đẹp hơn.
Qua hoạt động ngoại khoá lần này, em hiểu rằng mỗi người, dù là học sinh nhỏ tuổi như em, cũng có thể góp phần xây dựng môi trường sống văn minh, sạch sẽ. Em càng thêm yêu ngôi trường thân yêu của mình và hứa sẽ luôn giữ gìn vệ sinh, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
Đây chắc chắn sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ trong những năm tháng học trò của em tại trường Tiểu học Đức Ninh!

Từ nhỏ, con đã được học rất nhiều câu chuyện lịch sử về những người anh hùng đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ Tổ quốc. Mỗi lần nghe thầy cô kể hay đọc trong sách giáo khoa, lòng con lại trào dâng niềm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các chú bộ đội, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, và những người đã hy sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
Những người anh hùng chống giặc ngoại xâm là những người dũng cảm, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ quê hương. Họ có thể là những vị tướng tài ba như Trần Hưng Đạo, Quang Trung, hay những chiến sĩ vô danh nơi chiến trường xưa. Họ đã chiến đấu không mệt mỏi, bất chấp gian khổ, đói rét, và hiểm nguy để mang lại hòa bình cho đất nước.
Con rất khâm phục tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và sự hi sinh thầm lặng của các anh hùng. Nhờ có họ mà ngày hôm nay, chúng con được sống trong một đất nước hòa bình, được đến trường học tập, vui chơi cùng bạn bè.
Con hiểu rằng, tuy con còn nhỏ, chưa thể làm được những việc lớn lao như họ, nhưng con sẽ cố gắng học tập thật tốt, nghe lời thầy cô, cha mẹ và sống thật tốt để xứng đáng với sự hi sinh của những người anh hùng đi trước.
Những người anh hùng chống giặc ngoại xâm sẽ mãi là tấm gương sáng cho con và các bạn noi theo. Con xin hứa sẽ luôn ghi nhớ công lao to lớn của họ và cố gắng trở thành một người có ích cho đất nước.

anh thương binh đó là một người dũng cảm sẵn sàng nhảy vào lửa để cứu người trong nhà đang cháy dù chiếc chân bằng gỗ nhưng anh thương binh vẫn gan dạ.
gửi cậu đáp án

– Đất nước Việt Nam là đất nước của những người dũng cảm, kiên cường chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Đêm đêm, “rì rầm trong tiếng đất” là lời nói của cha ông từ nghìn xưa vọng về nhắn nhủ con cháu.
– Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta hãy ghi nhớ và phát huy truyền thống bất khuất của cha ông từ “những buổi ngày xưa” (những ngày tháng đầy vẻ vang và đáng tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc).
– Đất nước Việt Nam là đất nước của những người dũng cảm, kiên cường chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Đêm đêm, “rì rầm trong tiếng đất” là lời nói của cha ông từ nghìn xưa vọng về nhắn nhủ con cháu.
– Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta hãy ghi nhớ và phát huy truyền thống bất khuất của cha ông từ “những buổi ngày xưa” (những ngày tháng đầy vẻ vang và đáng tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc).
nhớ cho mình 1 like nhé

Tham khảo nha em:
Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.
Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.
Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.
Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.
Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.
Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.
Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật lý của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.
#Tham_khảo!
Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.
Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.
Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.
Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.
Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Trạng ngữ: Mỗi buổi chiều về
Chủ ngữ: tiếng người đi chợ
Vị ngữ: gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng
:)
Trạng ngữ: Mỗi buổi chiều về
Chủ ngữ: tiếng người đi chợ
Vị ngữ: gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng

C7 : Trạng ngữ: Một buổi chiều về .
Chủ ngữ 1 : Tiếng người ;
vị ngữ 1 : đi chợ gọi nhau
chủ ngữ 2 : những bước chân
vị ngữ 2 : vui đầy no ấm , đi qua tôi
chủ ngữ 3 : tôi
Vị ngữ 3 :những cảm xúc thật ấm lòng".
C8 : Thằng anh nó học giỏi bao nhiêu thì nó lại học dốt bấy nhiêu
mối quan hệ tương phản : bao nhiêu - bấy nhiêu
C9 : Tận cùng của sự chân thật là tình cảm của gia đình.
C10 : Đêm về khuya , các anh chị công nhân như những thiên thần áo xanh dọn dẹp , quét rác cho đường phố sạch đẹp.

Tham khảo nha em:
Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1935 mất ngày 23 tháng 3 năm 1952, là một nữ anh chiến sĩ được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cô quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Năm 1949 cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một Cai Tổng Tòng quan ba và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Tuy nhiên, các luật sư biện hộ cho cô phản đối án tuyên này với lý do cô chưa đủ 18 tuổi. Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng.
Buổi ngoại khóa Festival tiếng Anh thực sự là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ đối với em. Đây không chỉ là cơ hội để em rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh trong môi trường năng động, mà còn giúp em thêm yêu thích môn học này.
Các hoạt động trong buổi festival rất phong phú như: trình diễn thời trang, đóng kịch, hát tiếng Anh, thi đố vui, và đặc biệt là phần giao lưu với người nước ngoài. Em cảm thấy rất hào hứng khi được trực tiếp sử dụng tiếng Anh để trò chuyện, giới thiệu về bản thân và tham gia các trò chơi tương tác. Dù đôi lúc còn lúng túng, nhưng em học được cách tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Buổi ngoại khóa không chỉ giúp em nâng cao trình độ tiếng Anh, mà còn tạo ra một không khí vui tươi, gắn kết giữa các bạn trong lớp và trong trường. Em mong rằng nhà trường sẽ tổ chức nhiều hoạt động như thế này hơn nữa để chúng em có thêm cơ hội phát triển kỹ năng và có những kỷ niệm đẹp thời học sinh.