Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1
giống:đều cấu tạo từ tế bào ,lớn lên và sinh sẳn
khác :di chuyển ,dị dưỡng,thân kinh,giác quan
2
khi có ánh sáng tự dưỡng
khi ở nơi ko có ánh sáng dị dưỡng
sinh sản trùng roi là sinh sản vô tính
chúc bạn học tốt

giúp mik nhanh vs, xin cảm ơn mọi người nhìu. mai mình kiểm tra 1 tiết sinh rồi
1. động vật nguyên sinh có khả năng soongs dị dưỡng và tự dưỡng là trùng roi.
Ở chỗ tối, chúng dị dưỡng nhờ đồng hóa các chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra.
Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.
Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dề tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ mồi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đấy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.
Các hoạt động trên của vi sinh vật góp phần làm tăng năng suất cây trồng.

TK
Di chuyển :
+Giun chuẩn bị bò.
+Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
+Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước
+ Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
*Cấu tạo ngoài:
+Cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt
*Cấu tạo trong:
+Hệ tiêu hóa phân hóa
+Hệ tuần hoàn kín
+Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
*Dinh dưỡng:
+Giun đất hô hấp qua da
+Ăn đất
*Sinh sản:
Khi sinh sản, giun bố mẹ chập phần đầu với nhau trao đổi tinh dịch. Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày thành đai sinh dục bong ra, tuột về phía trước nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần trứng nở thành giun con.

1, Vỏ trai: Gồm có 2 mảnh vỏ gắn nhau nhờ bản lề gắn nhau cộng với 2 cơ kép vỏ có tác dụng đóng mở vỏ và bảo vệ phần trong.
- Cấu tạo: gồm có 3 lớp.
+ Lớp ngoài cùng là lớp sừng.
+ Lớp giữa là lớp đá vôi.
+ Trong cùng là lớp sà cừ óng ánh.
2, cơ thể trai:
- Dưới vỏ là áo trai.
+ Mặt ngoài tiết ra lớp vỏ đá vôi.
+ Mặt trong tạo khoang áo có ống hút và ống thoát.
- Hai tấm mang.
- Cơ thể trai:
+ Phía trong là thân trai.
+ Phía ngoài là thân trai (lưỡi rìu).
Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, điệp… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.
Cấu tạo và hoạt động của chúng thích nghi rất cao với lối sống này :
- Về cấu tạo :
+ Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ.
+ Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Do vậy :
- Về di chuyển : Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân
phối hợp với động tác đóng, mở vỏ.
Trai sông có lối sống ít di chuyển và vì thế thụ động cả trong dinh dưỡng và
sinh sản.
- Về dinh dưỡng :
+ Lông phủ trên tấm miệng và mang rung động tạo nên dòng nước trao đổi liên tục với môi trường ngoài.
+ Dòng nước hút vào mang gồm thức ăn (vụn hữu cơ, động vật nhỏ...) đưa đến miệng và ôxi đến các tấm mang để hấp thụ.
- Về sinh sản :
+ Ở trai cái, thông thường trứng đẻ ở trong khoang áo.
+ Tinh trùng do trai đực tiết ra theo dòng nước vào cơ thể trai cái để thụ tinh cho trứng.
+ Trứng phát triển thành ấu trùng trong khoang áo trai mẹ. Trước khi trở thành trai trưởng thành, ấu trùng thường bám trên da, trên vây và mang cá để phát tán đến chỗ ở mới.
Tham khảo
1.
Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, điệp… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.
Cấu tạo và hoạt động của chúng thích nghi rất cao với lối sống này :
- Về cấu tạo:
+ Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ.
+ Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Do vậy:
Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm cả mắt và các giác quan khác.Chỉ có tấm miệng duy trì, trên có lông luôn rung động để tạo ra dòng nước hút vào và thải ra.Cơ chân kém phát triển.- Về di chuyển: Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân phối hợp với động tác đóng, mở vỏ.

Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
- Cơ thể có đối xứng toả tròn.
- Ruột dạng túi. Sống dị dưỡng
- Thành cơ thể có hai lớp tế bào.
- Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
Vai trò của ngành ruột khoang:
- Trong tự nhiên:
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: San hô, hải quỳ
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển: các rạn san hô là nơi ở cho nhiều sinh vật biển.
- Đối với đời sống :
+ Làm đồ trang trí , trang sức : San hô
+ Làm thưc phẩm có giá trị : Sứa sen, sứa rô
+ Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
+ Cung cấp nguyên liệu đá vôi: San hô đá
- Tác hại:
+ Một số loài gây độc và ngứa cho con người: Sứa
+ San hô tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông.

Đáp án D
Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn

Câu 22: Động vật nào dưới đây không thuộc nhóm chim bay?
A. Hoàng yến. B. Công. C. Cắt. D. Đà điểu.
Câu 23: Ở thỏ, bộ phận nào có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi?
A. Tử cung. B. Buồng trứng. C. Âm đạo. D. Nhau thai.
Câu 24: Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía giúp:
A. Thăm dò thức ăn.
B. Định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù.
c. Đào hang và di chuyển.
D. Thỏ giữ nhiệt tốt.
Câu 25: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai?
A. Con đực có hai cơ quan giao phối.
B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm.
C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù.
D. Là động vật hằng nhiệt.
Câu 26: Hiện tượng thai sinh là
A. Hiện tượng đẻ con có nhau thai.
B. Hiện tượng đẻ trứng có nhau thai.
C. Hiện tượng đẻ trứng có dây rốn.
D. Hiện tượng đẻ con có dây rốn.
Câu 27: Tại sao thỏ hoang chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của con vật săn mồi?
A. Vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau.
B. Vì thỏ có khả năng nhảy rất cao vượt qua chướng ngại vật.
C. Vì thỏ chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà.
D. Vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc.
Câu 28: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau:
Khi chạy, thoạt đầu chân trước và chân sau của thỏ đạp mạnh vào đất, đẩy cơ thể về phía trước, lúc đó lưng thỏ …(1)… và chân trước đánh mạnh về phía sau, chân sau về phía trước. Khi …(2)… đạp xuống đất đạp cơ thể tung mình về phía trước thì …(3)… lại đạp vào đất và cứ như vậy thỏ chạy rất nhanh với vận tốc đạt tới 74km/h.
A. (1): duỗi thẳng; (2): chân sau; (3): chân trước
B. (1): cong lại; (2): chân trước; (3): chân sau
C. (1): duỗi thẳng; (2): chân trước; (3): chân sau
D. (1): cong lại; (2): chân sau; (3): chân trước
Câu 29: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Trước khi đẻ, thỏ mẹ nhổ lông ở đuôi để lót ổ.
B. Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày.
C. Thỏ kiếm ăn chủ yếu vào ban ngày.
D. Thỏ đào hang bằng vuốt của chi sau.
Câu 30: Vai trò của chi trước ở thỏ là
A. Thăm dò môi trường.
B. Định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù.
C. Đào hang và di chuyển.
D. Bật nhảy xa.
Câu 31: Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng được gọi là
A. Lông vũ. B. Lông mao. C. Lông tơ. D. Lông ống.

- Sinh sản của thực vật là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
- Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật gồm:
+ Sinh sản bào tử.
+ Sinh sản sinh dưỡng: thân của, thân rễ.
- Phương pháp nhân giống vô tính (sinh sản sinh dưỡng nhân tạo) đang được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp: ghép chồi (mắt), ghép cành, chiết cành, giâm cành, nuôi cấy tế bào và mô thực vật, trồng hom, trồng chồi.
- Sinh sản vô tính có vai trò quan trọng đối với thực vật và con người.
1.
* Đối với đời sống thực vật
- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài
* Đối với con người
- Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp
1. Vai trò của chất dinh dưỡng với thực vật có vai trò chủ yếu là tham gia cấu tạo nên cơ thể thực vật. Trong đó, N góp phần quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng vì N là nguyên tố cần thiết để thực vật tổng hợp protein và diệp lục. + Nhóm có tỉ lệ nhỏ (Cu, Mo, B,…)
2. Vai trò của chất dinh dưỡng đối với động vật- Nguồn cung cấp: Chất dinh dưỡng cung cấp cho động vật chủ yếu qua thức ăn. - Phân loại và vai trò: Các chất dinh dưỡng được chia thành 4 nhóm dựa vào bản chất hóa học cơ thể gồm carbohydrate (chất đường bột), lipid (chất béo), protein (chất đạm), vitamin và chất khoáng.